Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




HỐI LỘ: BÍ MẬT MỞ TRONG NGÀNH GIÁO DỤC VIỆT NAM

Phạm Bắc, The Oman Daily Observer
Miên Thy chuyển ngữ, CTV Phía Trước
6-10-2012

Sinh viên đại học năm cuối Nguyễn Đức Hùng cho biết rằng anh cảm thấy xấu hổ khi các bạn học nhỏ hơn yêu cầu anh giúp đỡ nhưng anh không thể trả lời được các câu hỏi của họ, dù anh đã may mắn đậu hầu hết các lớp học của mình.

“Tôi không hiểu bất cứ một điều gì về chủ đề đó”, sinh viên kỹ thuật dân dụng nói.

“Tôi đã làm sai rất nhiều trong các kỳ thi đối với môn học đó, vì vậy tôi đã đưa cho giáo viên 1 triệu đồng (50 USD) để yêu cầu giúp đỡ. Thầy giáo đã trả lại cho tôi bài kiểm tra ban đầu và cho phép tôi sửa nó tại nhà của thầy”.

Hùng cho biết rằng khi anh bắt đầu tại trường đại học ở Hà Nội, trong bài này anh yêu cầu được giữ kín tên trường, anh nói rằng anh học rất nhiều nhưng trong một số kỳ thi thì anh lại được điểm thấp hơn so với các sinh viên khác. Trong khi đó, anh nghĩ rằng những sinh viên khác lười học hơn anh nhưng vẫn đạt điểm cao. Sau này anh mới phát hiện ra rằng những học sinh đó đã hối lộ các giáo viên của họ để nhận được điểm cao.

“Đây thực sự là điều đáng buồn vì hiện nay hối lộ trong các kỳ thi rất phổ biến”, anh nói.
“Nếu tôi không hối lộ thầy cô giáo thì tôi sẽ bị cô lập mặc dù tôi không muốn làm điều đó”. Hối lộ giáo viên là một bí mật mở tại Việt Nam.

Báo chí tuần trước cho biết hồi một giáo viên đã bị sa thải khỏi vị trí trưởng nhóm vì đã sửa điểm của học sinh, trong khi đó 22 giáo viên và nhân viên khác đã bị chỉ trích hoặc cảnh cáo bằng văn bản tại Đại học Nông nghiệp Hà Nội vì lý do sửa điểm cho 180 học viên để họ có thể vượt qua kỳ thi.

Các trường hợp này đã được phát hiện sau khi một số sinh viên cho biết họ đã phải trả tiền cho giáo viên cho được điểm cao hơn.

Việc này không những không khuyến khích những người trẻ cố gắng học mà còn có tác động rộng lớn hơn đối với xã hội, ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường Trung học Việt-Đức tại Hà Nội nói.

“Hối lộ trong các kỳ thi làm cho sinh viên lười biếng hơn”, ông nói. “Họ không có kiến thức thực sự, vì vậy sau khi tốt nghiệp, họ cần phải đào tạo lại hoặc thay đổi công việc”. Vấn đề này đang phổ biến rộng rãi tại Việt Nam, nhà hoạt động chống tham nhũng Lê Hiền Đức nói.

“Ngay cả các quan chức cấp cao của chính phủ được cử sang học tập tại các trường đại học hàng đầu cũng làm như vậy”, bà nói. “Tôi biết một số quan chức mua học vị tiến sĩ thông qua các kỳ thi gian lận”. Bà Đức cho biết một số người nói với bà về  những trường hợp học sinh thường xuyên vắng mặt trong lớp nhưng vẫn vượt qua được các kỳ thi vì họ hối lộ các giáo viên của họ.

Những lời chỉ trích về vấn vạn này được đưa ra trong lúc Đảng Cộng sản cầm quyền tại Việt Nam lên kế hoạch cải cách giáo dục. Các chuyên gia giáo dục phát biểu tại một cuộc họp vào tuần trước tại Hà Nội rằng hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay đang đứng dưới mức tiêu chuẩn và kêu gọi chính phủ thực hiện các cải tiến trên phạm vi rộng.

© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHIÁ TRƯỚC 2012


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét