27-10-2012
Tên tuổi của Tổng công ty Phát triển đô
thị Kinh Bắc (Mã chứng khoán KBC) luôn gắn liền với tên tuổi của ông Đặng Thành
Tâm. Tuy nhiên, khi ông Đặng Thành Tâm đang dính tới một loạt sai phạm trong hoạt
động đầu tư, uỷ thác đầu tư, môi giới chứng khoán,... trong lĩnh vực ngân hàng
và kết quả kinh doanh của các công ty ông đang giữ vai trò Chủ tịch HĐQT hoặc Tổng
giám đốc lại vô cùng bết bát khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại.
Thị trường tài
chính thời gian tới sẽ chứng kiến “quả bom tài chính” mang thương hiệu của ông
Đặng Thành Tâm sẽ phát nổ.
Và điều này cũng được khẳng định trong văn bản số
175/2012/KBC/CBTT ngày 7/9/2012, gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước giải trình về
kết quả kinh doanh công ty mẹ và hợp nhất sau xét toán 6 tháng đầu năm 2012, đại
diện của KBC có nêu: Lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ là âm 12,24 tỉ đồng, lợi
nhuận sau thuế của Tổng công ty khi hợp nhất là âm 124,63 tỉ đồng.
Mặc dù kết quả kinh doanh của các công ty mà ông Đặng Thành
Tâm làm Chủ tịch HĐQT hoặc Tổng giám đốc là rất bết bát nhưng theo thông tin từ
NHNN thì đó chưa phải là tất cả. Cụ thể, theo bà Nguyễn Thị Phụng – Phó Vụ trưởng
vụ I Thanh tra, giám sát NHNN, sau khi có kết luận thanh tra, NHNN đã báo cáo
Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý những vi phạm của ông Đặng Thành Tâm và những
người liên quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Và theo nguồn tin riêng của Petrotimes thì, sai phạm
của ông Đặng Thành Tâm và những người liên quan cũng được xác định trị giá có
thể lên tới 3.324,258 tỉ đồng. “Quả bom” này được ông Đặng Thành Tâm cũng những
người liên quan “chế tạo” thông qua việc mua bất động sản không công chứng,
không đầy đủ yếu tố pháp lý như Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở và
quyền sử dụng đất ở không qua công chứng; giá thỏa thuận không qua Hội đồng Thẩm
định giá;...
Như Petrotimes đã phản ánh trong bài “Trận đồ bát quái” thị trường tài chính – ngân hàng, “ẩn hoạ”
từ việc sở hữu chéo giữa các ngân hàng và mối quan hệ chặt chẽ hơn mức bình thường
giữa doanh nghiệp và ngân hàng dưới sự chi phối của một cá nhân hay một nhóm lợi
ích sẽ gây ra nhiều bất ổn cho nền kinh tế. Với những thông tin xoay quanh hoạt
động kinh doanh của ông Đặng Thành Tâm và các ngân hàng mà ông hoặc người thân
của ông nắm quyền chi phối thì khoản tiền hơn 3.300 tỉ đồng trên hoàn toàn có
thể bốc hơi bởi phần lớn khoản tiền này đã được thực hiện trái với quy định của
pháp luật hoặc được dùng sai mục đích.
Navibank không thể thu hồi số tiền trên cũng đồng nghĩa với
việc ông Đặng Thành Tâm sẽ trở thành “con nợ”. Khả năng này xem ra là rất cao
khi mà trong những ngày gần đây, giá trị cổ phiếu của các công ty do mà ông Đặng
Thành Tâm nắm giữ liên tục sụt giảm bởi cả nhà đầu tư trong và ngoài nước đều
thấy “ghê tay”. Trong khi đó, thị trường bất động sản liên tục tụt dốc, hoạt động
sản xuất kinh doanh trì trệ, ế ẩm khiến lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản hoặc
tạm ngừng sản xuất tăng cao sẽ khiến khả năng thu hồi khoản tiền trên là rất thấp.
Báo cáo của Ủy ban Kinh tế ghi chú: “Một ví dụ tiêu biểu
cho trường hợp này là trường hợp của ông Đặng Thành Tâm với Ngân hàng Nam Việt
(Navibank) và Ngân hàng Phương Tây (Western Bank)”.
Cụ thể, theo ghi chú tại báo cáo trên, tuy ông Đặng Thành
Tâm chỉ sở hữu 2,97% tại Navibank và không có cổ phần tại Western Bank, nhưng
ông lại sở hữu gián tiếp cả hai ngân hàng này.
Ông Đặng Thành Tâm nắm 23,69% cổ phần Công ty Cổ phần Viễn
thông Sài Gòn (SGT), nắm 34,94% cổ phần của Tổng công ty Phát triển nhà Kinh
Bắc (KBC). Mối quan hệ sở hữu gián tiếp là: SGT trực tiếp sở hữu 9,41% cổ phần
Western Bank; còn KBC đầu tư 483 tỷ đồng tại Công ty Cổ phần năng lượng Sài
Gòn - Bình Định, vốn chiếm 9,85% vốn sở hữu tại Western Bank và 11,93% tại
Navibank.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét