Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




ĐẢO NỢ HAY ĐỔ NỢ ?!

Nguyễn Ngọc Già
6-10-2012

Chúng ta hay nghe cụm từ "đảo nợ" và nhiều người cũng hiểu rõ khái niệm này. Tuy nhiên qua bài viết "Tiền đang chảy đi đâu" [1] của tác giả Hà Tâm, với cách diễn giải không nhắm vào quảng đại quần chúng, như câu văn sau đây:

"...Chính ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Ngân hàng Eximbank khẳng định, hiện nhiều doanh nghiệp vay vốn không phải để sản xuất, kinh doanh, mà là để đảo nợ."

thật khó hình dung cho bạn đọc bình dân, vì thế tôi mạn phép làm rõ thêm để phục vụ bạn đọc là những người dân bình thường về khái niệm 'ĐẢO NỢ" đầy ma mị, dù nghe có vẻ "học thuật", nhưng bọn "lừa đảo có giấy phép" đang mà mắt người dân đen.

Thiết nghĩ, nói về vấn đề kinh tế vi mô, việc đưa ví dụ minh họa cụ thể để làm rõ nghĩa hơn là điều cần thiết:

Một công ty XYZ có tài sản (văn phòng làm việc, kho tàng, máy móc, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang v.v...) với giá trị ban đầu đầu tư (nguyên giá) 200 tỉ đồng. Ngoài ra, họ có một số tiền ở ngân hàng và trong két tại công ty (để thanh toán lương, điện nước, chi phí lưu kho hải quan, thuế v.v...) và vốn đang luân chuyển (nghĩa là hàng đang trên đường giao cho khách mà tiền thì chưa nhận được v.v...), nhưng vì vốn tiền mặt không đủ trang trải chi phí, họ mang (giả sử) toàn bộ 200 tỉ nói trên đến thế chấp và đưa phương án đầu tư, trả nợ cho ngân hàng để đề nghị vay 50 tỉ.

Ngân hàng định giá tài sản cố định sao bảo đảm an toàn cho khoản vay 50 tỉ. Giả sử ngân hàng chỉ chấp nhận phần văn phòng làm việc, kho tàng, máy móc để thế chấp với việc kiểm soát được (ví dụ, có giấy hồng giao NH quản lý, máy móc được kiểm kê và chỉ được phép di chuyển khi có ý kiến của ngân hàng bằng văn bản), giá trị này giả sử NH cho là 70 tỉ. Sau đó, NH đồng ý cho vay 50 tỉ (tính tròn 70% giá trị cầm cố), với lãi suất là 14%/năm, thời gian là 12 tháng. Phương thức vay: nợ gốc và lãi vay được trả cùng lúc khi đáo hạn [*] Vậy số lãi công ty XYZ phải trả sau 12 tháng là 7 tỉ.

Tổng cộng vốn gốc + lãi phải trả sau 12 tháng là 57 tỉ.

Mười hai tháng trôi qua...

Công ty XYZ không có đủ cả vốn và lãi 57 tỉ để trả cho ngân hàng [**], lúc đó ngân hàng có quyền thực hiện mọi cách (chủ yếu là phát mãi tài sản để thu hồi vốn và lãi theo hợp đồng).
Tuy thế, sự đời không như thế!

Chủ Công ty XYZ không bao giờ muốn điều này xảy ra [***] mà cố tìm mọi cách xoay để làm sao có thể khất nợ thêm thời gian nữa. Đó là lẽ thường tình, chúng ta cũng vậy.

Một cuộc thương lượng bắt đầu dưới... gầm bàn.

Một con số hối lộ nào đó, chủ Cty XYZ hứa với Ngân hàng sao cho khá hấp dẫn. Ngược lại ngân hàng cũng sẽ cân nhắc để "trả giá". NH một mặt tin tưởng chủ XYZ làm ăn bấy lâu nay khá uy tín và đúng hạn, môt mặt số hối lộ khá hấp dẫn, tiền cho vay lại là "tiền chùa", có gì mà ngại ngần (!)
Số chung chi này sẽ được rải cho các bộ phận có liên quan, kẻ nhiều người ít tùy theo "vai trò" của mỗi người.

Thông thường số thỏa thuận là 3% - 5% số nợ đối với những ngân hàng còn có "lương tâm" :(. Ngoài ra, tùy mức độ khốn khó của chủ XYZ nhiều hay ít nữa cùng một số điều kiện khác (ví như tài sản thế chấp dễ hay khó phát mãi).

Vậy tính ra: 57 tỉ x 3% (lấy thấp nhất) = 1,71 tỉ.
Suy ra, tổng số nợ mới của chủ XYZ là: 57 tỉ + 1,71 tỉ = 58,71 tỉ.
Chủ XYZ, như nói trên, làm gì có 58,71 tỉ!

Thế là một hợp đồng mới được đưa ra, sau khi hợp đồng cũ được thanh lý sạch sẽ. Chủ XYZ coi như đã trả xong nợ cũ (57 tỉ) và vay mới là 58,71 tỉ. Trên thực tế, tiền thì chẳng có môt xu nào quay về ngân hàng mà còn phải chi ra thêm (1,71 tỉ để hối lộ cho bọn "đại gia" NH). Đó gọi là... "ĐẢO NỢ"!!!

Nếu chúng ta tạm đồng ý minh họa như con số trên, ngoài 50 tỉ ban đầu, thì 8,71 tỉ lấy từ đâu ra? Xin thưa, đi... huy động vốn! Đó lý giải tại sao hiện nay NH khát vốn trầm trọng.

Cứ hình dung, số 58,71 tỉ lại không trả được thì nó lại xoay vòng như thế! Nợ chồng nợ, lãi chồng lãi, vốn và lãi cứ cụt đuôi dần như thế và tiền hối lộ cứ tiếp tục rơi vào túi bọn đại gia ngân hàng! Xin nhắc lại: tiền NH quốc doanh là "tiền chùa"!

Đó lý giải tình hình hiện nay, tại sao vốn cho vay mới thật khó khăn, kinh tế suy sụp, sản xuất, kinh doanh èo uột, đình lạm, trong khi các NH vẫn khát tiền và bằng mọi cách phá rào 9% để dân gửi tiền vào. Đó cũng lý giải tại sao cán bộ NH gần đây bị khởi tố, tạm giam nhiều đến thế! Mới nhất là 2 ông ở Agribank chi nhánh 6 [2] vừa bị khởi tố ngày 4/10/2012.

Không như bài báo "Tiền đang chảy đi đâu" chỉ ra:
Cuộc đua lãi suất của các ngân hàng đang lan rộng, khi đến nay, đã có ít nhất 6 - 7 ngân hàng đưa lãi suất huy động kỳ hạn dài lên mức 13%/năm như Eximbank, Sacombank, Bắc Á, Đại Á… Điều kỳ lạ là, từ đầu năm đến nay, lượng tiền huy động của các ngân hàng vẫn tăng trưởng rất tốt, trong khi tăng trưởng tín dụng chỉ bằng 1/10 vốn huy động. Vậy các ngân hàng vẫn cấp tập huy động vốn để làm gì?

mà phải nói thẳng, mức 13% không chỉ họ huy động vốn dài hạn, mà cho cả ngắn hạn!

Họ đang lấp liếm và che dấu tình trạng khát tiền thê thảm hiện nay.
Từ minh họa nhỏ nói trên, bạn cứ tưởng tượng con số này nhân thêm sơ sơ 1.000 lần như thế, thì mới thấy kinh hoàng cho cách ngân hàng làm ăn hiện nay.

Hậu quả kéo theo là nợ chồng chất nợ, lại mẹ đẻ lãi con. Ngân hàng vẫn không ngừng tăng huy động vốn trong khi cho vay mới rất ít. Thế đó, bọn "lừa đảo và ăn cướp" này gọi là "đảo nợ". Các chủ nợ nếu không xộ khám thì tìm mọi cách chạy trốn nợ.

"Đảo nợ" hay "đổ nợ"?

Hãy nhớ lại vụ nước hoa Thanh Hương, Lâm Cẩu Đại Thành, tại Sài Gòn cách đây trên 25 năm về trước. Họ đã lấy tiền người dân gửi sau trả lãi cho người dân gửi trước, với mức lời cao ngút và đánh lừa được khối người lúc đó.

Các NH hiện nay cũng tương tự như thế, mức độ cao hơn nhiều. Chỉ có khác là các NH đang trông chờ Nhà nước cứu.

Bà con nào đang có tiền hãy cẩn trọng.

Kiểu này mà Nguyễn Văn Bình - Thống đốc NHNNVN vẫn ung dung kỳ này mới lạ! Còn 3 Dũng đừng khua môi múa mỏ rằng không cần IMF cứu trợ! Sợ không còn cháo mà húp!

In tiền thêm có là phương cách cứu vãn? Câu hỏi còn để ngỏ...
với cái lạnh sống lưng...!

Nguyễn Ngọc Già
________________

[*] Đưa trường hợp này để dễ thống nhất.
[**] Giả sử là ngân hàng quốc doanh (nghĩa là vốn nhà nước) để làm rõ hơn vấn đề "đảo nợ". Thật ra, NH thương mại cũng tương tự vậy thôi, vì đa số đều có dính lẹo trong này và nhiều công ty sân sau cũng như sở hữu chéo. Từ minh họa nhỏ này, bạn đọc có thể hình dung về khái niệm "công ty sân sau", "sở hữu chéo" để càng thấy tập đoàn tư bản đỏ hiện nay bóp cổ người dân tàn tệ!!!
[***] Đây chỉ nói về người làm ăn lương thiện. Không tính những tên lừa đảo, lưu manh nhưng ăn cánh với bọn "đại gia" NH.

Dân Luận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét