15-9-2012
Securency bị cáo buộc hối lộ quan chức Việt Nam để được in tiền Polymer |
Hôm nay câu chuyện scandal tại công ty Securency của Ngân
hàng Dự trữ Úc (RBA) có thêm một số chi tiết mới: Cựu thủ tướng Paul Keating đã
từng được Phòng Thương Mại Úc giới thiệu gặp gỡ, làm việc với Đại tá công an
Lương Ngọc Anh vào năm 2008.
Theo bài báo điều tra đăng tải trên báo The
Age hôm nay cho biết, cựu thủ tướng Úc Paul Keating từng được Phòng
Thương Mại Úc giới thiệu với Lương Ngọc Anh để được cậy nhờ trung gian, làm
quen với các quan chức cao cấp Việt Nam trong một số giao dịch làm ăn buôn bán.
Ông Paul Keating là một chính trị gia kỳ cựu và là cựu thủ
tướng Úc của chính phủ Lao động nhiệm kỳ 1991-1996. Bộ luật nổi tiếng về
việc bắt buộc giới chủ nhân đóng góp vào quỹ hưu trí cho công nhân
(Superanuation Guarantee) đã ra đời dưới trào của ông Paul Keating cách nay 20
năm về trước.
Cũng như hầu hết các chính trị gia Úc, sau khi mãn nhiệm hay về
hưu đều có một số công việc riêng cho mình. Ông cũng đi du thuyết, giảng dạy
theo một số lời mời và có chân trong hội đồng quản trị cho một vài công ty tư
nhân, hoặc trong vai trò cố vấn cho một vài tổ chức.
Tại cuộc tiếp xúc tháng 8/2008, TT Nguyễn Tấn Dũng cậy nhờ ông Paul Keating vận động chính phủ Úc giúp xây cầu Cao Lãnh |
Mối bang giao giữa Úc và ViệtNamdưới thời ông làm thủ tướng
cũng bắt đầu phát triển mạnh hơn và cũng đánh dấu bằng việc Úc lần đầu tiên trợ
ViệtNamxây cầu Mỹ Thuận. Cầu Mỹ Thuận được xây vào năm 1997 và hoàn tất năm
2000.
Sau khi hết làm thủ tướng và rút lui khỏi sân khấu chính trị,
ông cũng thỉnh thoảng đi công du đến Việt Nam, trong số đó hai chuyến đi vào
năm 2008 và 2010 được xem là chuyến đi có nhiều dấu ấn.
2 năm sau tại cuộc tiếp xúc tháng 7/2010, ông Paul Keating thông báo tin vui: Úc đồng ý hứa giúp Việt Nam xây cầu Cao Lãnh |
Theo báo The Age, trong chuyến công du đến Việt Nam vào
tháng 8/2008, ông được Phòng Thương Mại Úc giới thiệu với Lương Ngọc Anh để nhờ
trung gian tiếp xúc với một số quan chức cao cấp trong chính phủ và ngân hàng
trung ương Việt Nam. Mặc dầu hơn một năm trước đó Phòng Thương Mại Úc đã biết
rõ lý lịch của Lương Ngọc Anh, không chỉ là Tổng Giám đốc công ty CFTD mà còn
mang quân hàm đại tá công an, nhưng vẫn giới thiệu đến ông Paul Keating để tạo
quan hệ làm ăn. Trong chuyến đi đến ViệtNamnăm 2008, ông Paul Keating còn đóng
vai trò cố vấn cho Công ty Bảo an ArmaGuard.
Được biết Armaguard là một công ty bảo an nổi tiếng ở Úc,
chuyên trị… giữ tiền mặt. Người Việt Nam tỵ nạn đến Úc từ những năm của thập
niên 70, 80 đã biết đến tên tuổi của công ty này qua hàng chữ “ArmaGuard” trên
những chiếc xe thùng kín bít bùng, chở tiền cho các ngân hàng, thâu ngân, gom
tiền cho các cửa hàng, siêu thị,… hoặc thậm chí nhận và giao tiền lương cho nhiều
hãng xưởng, vì khi ấy vẫn còn phát lương bằng tiền mặt.
Kế đến sang thời kỳ
lãnh lương bằng ngân phiếu hay trả trực tiếp vào ngân khoản, Armaguard vẫn làm
ăn phát tài vì nhu cầu thu gom và quản lý lưu lượng tiền mặt cho khách hàng vẫn
tăng đều. Hình ảnh các chiếc xe Armaguard đậu trước của tiệm, ngân hàng chờ
giao hoặc nhận tiền mặt, hoặc nạp tiền tại các máy ATM (máy rút tiền tự động),…
là những hình ảnh vẫn thường bắt gặp hằng ngày.
Năm 2003, Đại phú Lindsay Fox, ông trùm ngành vận tải ở Úc,
là chủ nhân của đại công ty LinFox đã mua lại Armaguard. Kể từ đó Armaguard
càng phát triển mạnh hơn. Công việc chính của công ty là cung cấp tất cả các dịch
vụ liên quan đến quản lý lưu lượng tiền mặt (Currency Management). Công ty hiện
có mặt tại 11 quốc gia trên thế giới.
|
|
Logo của Armaguard và những chiếc xe Van đi thâu gom và
giao phát tiền mặt
|
Từ năm 2007 trở về truớc, phía ViệtNamliên tục ta thán với
Úc về độ an toàn, chất lượng yếu kém của tiền polymer, cũng như những khó khăn
trong việc quản lý, lưu giữ, điều phối tiền polymer. Để giúp hạ hỏa những lời
ta thán từ phía ViệtNam, Phòng Thương mại Úc đã phải cậy nhờ đến tài quản trị
tiền mặt của Armaguard.
Với trình độ quản lý và kỹ thuật cao siêu, Armaguard
không những đã giúp Phòng Thương mại Úc giải quyết được các rắc rối, mà còn khiến
các quan chức Việt Nam ngưỡng mộ và mong muốn tiếp cận. Từ đây Armaguar bắt đầu
có ý định muốn đặt cơ sở làm ăn tại ViệtNamvà muốn nhờ Phòng Thương mại giúp đỡ.
Do đó, trong chuyến công du đến ViệtNamtháng 8/2008, Armaguard đã nhờ ông Paul
Keating, trong vai cố vấn, giúp tìm gặp và xây dựng mối quan hệ làm ăn tại ViệtNam.
Điều đáng trách ở đây là, mặc dầu đã biết rõ lai lịch của Lương Ngọc Anh nhưng
Phòng Thương mại Úc vẫn giới thiệu ông Paul Keating với Lương Ngọc Anh, vì biết
rằng Anh có nhiều mối quan hệ sâu rộng, đặc biệt trong ngành tài chính, ngân
hàng.
Các cuộc thương thảo giữa Armaguard và các quan chức ViệtNamcũng
khởi sự kể từ chuyến đi đó. Trong khi phía Armaguard bắt đầu nhận ra có quá nhiều
rủi ro trong các giao dịch với các quan chức ViệtNamthì đùng một cái nổ ra vụ
Securency Scandal do báo The Age khui ra vào giữa năm 2009. Như giọt nước tràn
ly, công ty Armaguard quyết định hủy bỏ hẳn kế hoạch làm ăn tại ViệtNam.
Lương Ngọc Anh (Nguồn: Fairfax Media) |
Tháp tùng phái đoàn của ông Paul Keating qua ViệtNamtháng
8/2008 còn có một số doanh gia người Úc tìm kiếm cơ hội làm ăn tại ViệtNam.
Một
trong số những người này đã kể lại với báo The Age rằng ông ta đã trông thấy
Lương Ngọc Anh bệ vệ trong bộ sắc phục công an trong lần gặp đầu tiên, thì
trong cuộc gặp gỡ ngày hôm sau do Phòng Thương mại Úc sắp đặt anh ta lại trang
nghiêm trong bộ vest complet.
Trong cuộc gặp gỡ này, các đại diện Phòng Thương
mại Úc cũng đã luôn nhấn mạnh rằng mọi giao dịch do Đại tá Lương Ngọc Anh giúp
sắp đặt đều phải đi kèm với huê hồng. Để minh chứng cho điều này, Phòng Thương
mại Úc liên tục nhắc đến sự thành công của Securency trong việc giành giật hợp
đồng in tiền thông qua sự môi giới của Lương Ngọc Anh. Nhận thức đây là cách
làm ăn mờ ám, đầy mánh khóe nên vị doanh gia này sau đó đã bỏ hẳn ý định làm ăn
đầy rủi ro tại ViệtNam.
Sự nhúng chàm của Phòng Thương mại Úc không chỉ dừng lại ở
việc nhắm mắt làm liều, dù biết rõ lai lịch mà vẫn giới thiệu Lương Ngọc Anh
cho các doanh gia Úc, đặc biệt là cựu thủ tướng Paul Keating. Không chỉ có thế,
bà Elizabeth Masamune, vị thủ trưởng của Phòng Thương mại Úc trong thời gian đó
cũng đã “nhắm mắt làm liều” cặp kè với Lương Ngọc Anh. Trong cương vị đó, bà có
cơ hội tiếp cận nhiều tài liệu thông tin mật của Úc. Và ai có thể đoan chắc rằng
bà đã không bị đại tá chuyên ngành tình báo công an Lương Ngọc Anh lợi dụng chứ?
Vì không hề khai báo với cấp trên về mối quan hệ này, mới đây bà đã bị cơ quan
tình báo Úc ASIO và Cảnh sát Liên bang Úc thẩm vấn.
Lương Ngọc Anh và người đẹp Elizabeth Masamune |
Đối mặt với quá nhiều khó khăn trong việc tái cấu trúc cũng
như những rắc rối từ vụ scandal liên can đến Securency, ông Peter Grey, vị tân
thủ trưởng của Phòng Thương mại Úc đã xin từ chức sau hơn một năm rưỡi tại nhiệm.
Việc từ chức của ông xảy ra trong lúc những xáo trộn này vẫn còn tiếp diễn và
có vẻ thêm phần căng thẳng trong những ngày tháng sắp tới.
Chỉ riêng tội “môi giới hối lộ” cũng đã nặng rồi, nay lại
lòi thêm chuyện Phòng Thương mại Úc làm bừa, giới thiệu một tay đại tá tình báo
cộng sản để làm việc với một vị cựu thủ tướng Úc. Chuyện này chắc chắn làm bẽ mặt
chính phủ Lao động hiện nay mà qua đó người ta đồn đoán rằng chính phủ Lao động
của bà Gillard không muốn làm lớn chuyện cũng có thể là vì lý do này.
Úc Châu ngày 13/09/2012
L.M.
http://www.boxitvn.net/bai/41299
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét