14-9-2012
Một con đường trung đạo được đưa
ra cho nước Mỹ, giữa đối đầu với Trung Quốc và tìm cách để cùng đi với họ.
“Thái Bình Dương đủ lớn cho tất cả
chúng ta”, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố ngày 31 tháng Tám. Có
đúng như vậy không?
Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn chính thức của Trung Quốc, phản
biện lại trong tuần này rằng đại dương cũng “đủ nhỏ để tạo ra các xung đột có
thể đe dọa hòa bình trong khu vực và trên thế giới”.
Chắc chắn, Mỹ và Trung Quốc gần đây đã chạm trán ở Tây Thái Bình Dương. Và chuyến thăm của bà Clinton đến Bắc Kinh trong tuần này chỉ muốn nhấn mạnh lại các khó khăn trong việc quản lý sự cạnh tranh của họ.
Hai bên dường như không
đồng tình về nguyên nhân của vấn đề. Đối với Mỹ, Trung Quốc là phía tỏ ra thái
độ ngày càng quyết đoán trước các tranh chấp lãnh thổ với các nước Đông Nam Á ở
Biển Đông, và xa hơn, với Nhật Bản về phía bắc. Còn đối với Trung Quốc thì Mỹ
can thiệp vào vấn đề, trong đó Tân Hoa Xã đã diễn tả rằng “rõ ràng [Mỹ] đã khuyến
khích một số nước liên quan thực hiện các hành động khiêu khích chống lại Trung
Quốc”. Tuy nhiên, về căn bản thì sự cạnh tranh này đi xa hơn những giải thích
thông thường. Đó là sự cạnh tranh không thể tránh khỏi giữa một siêu cường
đương nhiệm và một siêu cường đang trên đà trổi dậy.
“Sự lựa chọn của Trung Quốc”, cuốn
sách mới của tác giả Hugh White, một nhà văn người Úc chuyên về các vấn đề chiến
lược, nói rõ về sự đối đầu này mà không bị phủ mờ trong bối cảnh ngoại giao nhiều
bổi rối. Mỹ là nước ưu việt về sức mạnh quân sự trong khu vực Tây Thái Bình
Dương và họ luôn muốn như vậy. Đó là thông điệp của chính quyền Obama về “trục
châu Á” hay “tái cân bằng” ở châu Á, và cam kết của họ trong việc giữ lại các lực
lượng hải quân ở Thái Bình Dương. Trung Quốc, mặt khác, là nước mới nổi và tự
hào về sự giàu có cũng như sức mạnh quân sự nên muốn thử thách tính ưu việt của
Mỹ ngay bên cạnh sân nhà của họ.
Do đó “sự lựa chọn” của nước Mỹ:
cố gắng chống lại những thách thức của Trung Quốc (như Mỹ đang làm tại thời điểm
này) và duy trì tính ưu việt; hay chia lại sự thống ở trị khu vực cho phía
Trung Quốc và đây sẽ là cách làm phản cảm đối với nhiều người Mỹ và sẽ làm các
đồng minh châu Á của Hoa Kỳ lo sợ; hoặc như thiện ý của ông White thì đàm phán
“một trật tự mới, trong đó quyền lực và ảnh hưởng của Trung Quốc phát triển đủ
để đáp ứng người Trung Quốc, và vai trò của Mỹ vẫn còn đủ lớn để đảm bảo rằng sức
mạnh của Trung Quốc không bị lạm dụng”.
Đối với nhiều người Mỹ thì điều
này có vẻ như không cần thiết và được cho là chủ bại cũng như Mỹ tự rút lui.
Tính ưu việt của Mỹ đã thực hiện tốt không chỉ cho nước Mỹ mà còn cho toàn bộ
khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tạo ra khung cảnh yên bình về phép lạ kinh tế –
ngoạn mục nhất trong phép lạ này cũng có Trung Quốc. Và nền kinh tế Mỹ vẫn giữ
vai trò lớn nhất thế giới, với một ngân sách quốc phòng bỏ xa Trung Quốc và về
mặt công nghệ quân sự thì còn một thời gian rất lâu nữa Trung Quốc mới có thể
vượt qua.
Ông White lập luận những lợi thế
này nếu không phải là hoàn toàn ảo tưởng thì ít nhất cũng là một cách nhìn lừa
đảo. Sức mạnh của Mỹ bị hạn chế do các nguy cơ ngày càng leo thang. Khả năng bảo
vệ Đài Loan trước một cuộc xâm lược từ Trung Quốc, hoặc thậm chí che chở cho
Philippines và Việt Nam trong một cuộc đụng độ với Trung Quốc trong các tranh
chấp tại Biển Đông vẫn phần nhiều dựa vào sự sẵn lòng của Mỹ để xem những xung
đột này có trở thành cuộc chiến tranh liên quan đến các siêu cường hoặc đối đầu
hạt nhân hay không. Một đoạn hấp dẫn trong cuốn sách giải thích rõ ràng rằng chỉ
cần một sự bất hòa nhỏ xảy ra trên biển cũng có thể nhanh chóng vượt ra khỏi tầm
tay.
Một lập luận khác đối với Trung
Quốc rằng sự lớn mạnh của họ không thể cứ tiếp tục mãi với tốc độ như đã thấy
trong 33 năm qua, và một khi nền kinh tế bị dao động thì hệ thống chính trị
cũng có thể bị ảnh hưởng theo. Ông White gọi đây là hiện tượng “Micawberesque”,
hy vọng một cái gì đó sẽ nổi lên, hoặc Trung Quốc sẽ bị gạt ra một bên. Thậm
chí nếu không có gì xảy ra, hoặc loại ra được một cơn đại hồng thủy như kiểu sụp
đổ ở Liên Xô thì chỉ trong một vài năm họ vẫn có thể vươn lên thành một nền
kinh tế lớn hơn so với Mỹ. Và bất kỳ chế độ mới nào ở Trung Quốc hậu-sụp đổ có
lẽ sẽ yếu hơn so với chính phủ hiện tại và dễ bị hướng theo chủ nghĩa dân tộc
dân túy.
Một sức mạnh lớn khác của Mỹ
trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương chính là mạng lưới các liên minh và tình bạn
với các nước, trong đó hầu hết họ đều hoan nghênh sự hiện diện của Mỹ tại khu vực
này. Hơn nữa, tuyên bố của Mỹ trong vài năm qua về tầm quan trọng của Biển Đông
đã được thiết kế nhằm khiêu khích Trung Quốc và buộc Trung Quốc phải phản ứng
quyết liệt, làm cho các nước láng giềng báo động và đẩy họ đến gần hơn với Mỹ.
Nhưng nếu buộc các quốc gia châu Á phải đứng về một phía nào đó giữa Mỹ và
Trung Quốc thì hầu hết họ sẽ tìm cách leo lên ngồi trên khán đài mà thôi.
Lý do duy nhất vì Trung Quốc hiện
là đối tác thương mại lớn nhất trong hầu hết các nước Đông Nam Á. Thậm chí nền
kinh tế Mỹ cũng bị ràng buộc chặt chẽ với Trung Quốc. Một số người cho rằng vì
hội nhập kinh tế – trái ngược hẳn với thời chiến tranh lạnh giữa Mỹ với Liên Xô
– đã làm cho nguy cơ xung đột ngày càng tăng cao. Những người khác chỉ ra rằng
có một khoảng thời gian tương tự trong lịch sử cho thấy khi toàn cầu hóa tăng mạnh
thì vấn đề không thể kết thúc trong hòa bình mà có thể gây ra chiến tranh đầu
tiên trên thế giới.
Vẫn còn một số người khác cho rằng
Mỹ và Trung Quốc trong thực tế rất khá thành thạo trong việc xoa dịu các cuộc
tranh chấp. Sau cuộc hội đàm tại Bắc Kinh, bà Clinton ca ngợi “sức mạnh và khả
năng phục hồi” mối quan hệ hai nước, nơi có thể “bàn thảo về bất cứ điều gì”.
Chắc chắn, trận đấu cuối cùng hồi tháng Năm vừa qua về số phận của Chen
Guangcheng [Trần Quang Thành], một nhà bất đồng chính kiến khiếm thị người
Trung Quốc, cũng sẽ sớm trôi qua. Ông White cho rằng rất khó để một người có thể
đưa ra câu hỏi cơ bản về mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới
như Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Không có nhạc trưởng
Ông White cho rằng giải pháp cho
một “ban nhạc” sức mạnh châu Á nên bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản –
trong đó các nước đồng ý sẽ không tìm kiếm địa vị đứng đầu, và sẽ lên án bất kỳ
thành viên nào cố gắng thể hiện điều này. Việc này sẽ liên quan đến việc thừa
nhận Trung Quốc có “phạm vi ảnh hưởng” (ở Đông Dương). Đề xuất này có vẻ hơi xa
vời, chỉ vì những trở ngại chính trị ở tất cả bốn nước trên – đó là chưa đề cập
đến những nước từ chối tham gia hành động đồng loạt trong vấn đề này.
Quan điểm của ông White đang gây
nhiều tranh cãi nhưng ông không phải là người duy nhất đưa ra dự tính chia sẻ
quyền lực giữa Trung-Mỹ. Một thập kỷ trước, Bill Clinton đề nghị Mỹ có thể sử dụng
quyền lực chưa từng có của mình để tạo ra một thế giới mới trong đó Mỹ sẽ được
sống thoải mái hơn khi “không còn đứng đầu trong khối toàn cầu”. Nhưng việc này
sẽ đòi hỏi một tổng thống thật sự dũng cảm để ủng hộ các cam kết kết thúc sự
lãnh đạo của Mỹ ở Thái Bình Dương, đồng thời cũng đòi hỏi một nhà lãnh đạo
Trung Quốc dũng cảm đồng ý hạn chế sự gia tăng của đất nước họ.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
2012
http://phiatruoc.info/qua-nho-mot-dai-duong/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét