Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




PETROVIETNAM "PHẢI NGƯNG LÀM TÀI CHÍNH"

BBC
13-9-2012

Các tập đoàn lớn nhất nhà nước đều
 do Thủ tướng Dũng trực tiếp chỉ đạo.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt nam (PVN) “không duy trì” Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC), nhưng chưa rõ PVN sẽ bán hay giải thể công ty này.

Truyền thông Việt Nam cho hay PVN được yêu cầu “cần có phương án xử lý cụ thể, chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật, trình Thủ tướng xem xét, quyết định”.

PVN hiện nắm 78% cổ phần trong PVFC và tập đoàn tài chính Hoa Kỳ Morgan Stanley đang nắm 10% cổ phần, theo Reuters.

PVN cũng nắm 20% cổ phần trong Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại dương (Ocean Bank), theo hãng thông tấn Anh.

Báo chí trong nước đưa tin ông Nguyễn Tấn Dũng “chỉ đạo Petrovietnam khẩn trương chấn chỉnh, thu gọn hoạt động của tập đoàn và các công ty con trực thuộc”.

Vào tháng Bảy chính phủ Việt nam yêu cầu rất cả các công ty nhà nước, với nhiều đơn vị đang lún sâu vào nợ nần, ngưng tham gia vào các lĩnh vực không phải ngành kinh doanh cốt lõi vào năm 2015, và cấm họ đầu tư vào chứng khoán, ngân hàng, bất động sản và bảo hiểm.

Được biết Thủ tướng Dũng đã đồng ý cho Petrovietnam nắm giữ vốn tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm dầu khí (PVI) tối đa là 35%.

Trang web của PVN cho hay tại Quyết định số 190//QĐ-TTg ngày 29/01/2011, Thủ tướng Dũng phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của PVN trong đó một trong những nhiệm vụ cơ bản của PVN là “đầu tư vào công ty con, công ty liên kết; chi phối công ty con theo quy định của pháp luật và điều lệ tập đoàn”.

Chủ tịch Hội đồng Thành viên PVN Phùng Đình Thực mới đây nói với các phóng viên trong nước rằng tổng vốn đầu tư "ngoài ngành" của tập đoàn này hiện nay “chỉ khoảng 5.000 tỷ đồng” (250 triệu đôla).

Bộ Tài chính Việt Nam vào tháng Tư năm nay công bố hơn một nửa số nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp nhà nước tập trung vào 12 tập đoàn lớn nhà nước.

Trong bốn tập đoàn nợ lớn nhất thì PVN dẫn đầu với hơn 72.300 tỷ (3.45 tỷ đôla).

Giữ năm nay PVN bác bỏ tin nói rằng họ quên nộp ngân sách khoảng 1 tỷ đôla và nói đã báo cáo Thủ tướng Dũng và đang chờ ý kiến chỉ đạo.

Tranh cãi này liên quan tới thời ông Đinh La Thăng còn là lãnh đạo của tập đoàn nhà nước lớn nhất tại Việt Nam.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/09/120913_pvn_pvfc.shtml


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét