CAMPUCHIA KHÔNG BIẾT
VỤ BẮT ÔNG DƯƠNG CHÍ DŨNG ??
Quốc Việt, RFA, Campuchia
7-9-2012
Ông Dương Chí Dũng, ảnh chụp trước đây |
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an Việt Nam vừa tuyên bố
bắt được ông Dương Chí Dũng tại một nước ở khu vực Đông Nam Á.
Trong lúc nhiều trang mạng trong và ngoài nước loan tin ông
này bị bắt tại Campuchia nhưng giới chức cao cấp xứ chùa Tháp lên tiếng từ chối.
Interpol ở Campuchia không được báo cáo?
Sau khi được Việt Nam yêu cầu, Ban Tổng thư ký tổ chức
Interpol đã ra quyết định truy nã quốc tế đối với ông Dương Chí Dũng, 55 tuổi,
nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng
hải Việt Nam (Vinalines), do ông này cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về
quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 165 Bộ luật hình sự.
Các trang mạng điện tử trong và ngoài nước loan tin ông này bị bắt vào ngày 1/9 tại Campuchia, rồi bị áp giải về Việt Nam vào ngày 4/9. Sau đó một ngày, ông Vũ Đức Đam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tuyên bố tại cuộc họp báo rằng ngay sau khi ông Dương Chí Dũng bỏ trốn, Thủ tướng đã trực tiếp nghiêm khắc nhắc nhở Bộ Công an và yêu cầu bộ tập trung chỉ đạo bắt bằng được ông Dương Chí Dũng.
Các trang mạng điện tử trong và ngoài nước loan tin ông này bị bắt vào ngày 1/9 tại Campuchia, rồi bị áp giải về Việt Nam vào ngày 4/9. Sau đó một ngày, ông Vũ Đức Đam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tuyên bố tại cuộc họp báo rằng ngay sau khi ông Dương Chí Dũng bỏ trốn, Thủ tướng đã trực tiếp nghiêm khắc nhắc nhở Bộ Công an và yêu cầu bộ tập trung chỉ đạo bắt bằng được ông Dương Chí Dũng.
Mặc dù thông tin chính thức Bộ Công an cho biết ông Dương
Chí Dũng đã bị bắt nhưng chi tiết về việc bắt giữ, cũng như nơi mà ông Dũng ẩn
trốn trong suốt thời gian qua không được đề cập. Tuy nhiên thông tin trên nhiều
trang báo điện tử và trang blog của Việt Nam cho rằng ông Dương Chí Dũng bị bắt
ở Campuchia.
Nhiều trang mạng còn nói Việt Nam – Campuchia trước sau là
một, hợp tác đôi bên có lợi. Có lẽ vì quá gấp gáp nên ông Dũng quên đi nước
láng giềng Campuchia không phải là nơi an toàn cho riêng ông và những người bất
đồng chính kiến đào thóat từ Việt Nam.
Mặc dù thông tin cả trong và ngoài Việt Nam đều nói ông Dũng
bị bắt tại Campuchia nhưng chính Phnom Penh lên tiếng với RFA rằng những thông
tin ông Dương Chí Dũng bị bắt tại Campuchia thiếu cơ sở và không chính xác.
Ông Keo Vanthan, Giám đốc Văn phòng Interpol Campuchia; ông
Sok Phal, Phó trưởng cơ quan Cảnh sát Hoàng gia Campuchia; ông Kirth
Chantharith, Phát ngôn viên của lực lượng Cảnh sát Hoàng gia Campuchia; ông
Khiev Sopheak, Phát ngôn viên Bộ Nội vụ Hoàng gia Campuchia và ông Touch
Narath, Cảnh sát trưởng Phnom Penh đều lên tiếng không xác nhận tin tức về việc
Campuchia bắt được ông Dũng đưa về Việt Nam.
Ông Kirth Chantharith, người phát ngôn của lực lượng Cảnh
sát Hoàng gia Campuchia nói bình thường vụ án xảy ra ở xứ này ông đều nhận được
báo cáo nhưng đối với thông tin ông Dương Chí Dũng bị bắt thì không biết.
Ông
nói: “Trường hợp bị truy nã quốc tế là phải có hồ sơ đề nghị truy
nã, phối hợp chặt chẽ với tổ chức Interpol. Trong đó phải chứng minh nghi phạm
có tội gì, thuộc loại hồ sơ nào. Sau khi bị bắt, Interpol sẽ thực thi đúng theo
Luật pháp của nước đề nghị và quốc tế. Riêng vấn đề ông Dương Chí Dũng bị bắt ở
đây, tôi không nhận được báo cáo, và cũng không biết.”
Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế Interpol là một tổ chức thi
hành luật quốc tế được thành lập vào năm 1923. Tổ chức này bao gồm 187 thành
viên, tất cả là lực lượng cảnh sát của các quốc gia thành viên, nhằm phối hợp
các nước lại với nhau để giải quyết những khó khăn, trở ngại trong công tác đấu
tranh phòng chống tội phạm người nước ngoài.
Công việc chính của Interpol là theo dõi, điều tra phát hiện
các tội phạm như rửa tiền, buôn bán người, buôn bán ma túy, vũ khí, chống tội
phạm công nghệ cao, chống tội phạm có tổ chức, chống khủng bố…
Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia chỉ biết tin qua internet?
Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Ngô Anh Dũng tại Hội nghị kết nối ASEAN xây dựng cộng đồng ASEAN ngày 07/09/2012. Photo: Quốc Việt/RFA |
Đến nay, giới trí thức và nhà quan sát Campuchia vẫn coi
Chính phủ xứ chùa Tháp chịu ảnh hưởng lớn từ Việt Nam. Có rất nhiều trường hợp
người tỵ nạn chính trị Việt Nam bị bắt đưa về nước.
Tháng 4 năm 2002, Thượng Tọa Thích Trí Lực trốn sang
Campuchia và được Cao Ủy tỵ nạn Liên Hiệp Quốc cấp giấy công nhận quyền tỵ nạn
chính trị. Tháng 7 năm 2002, Thượng Tọa Thích Trí Lực bị công an Việt Nam hợp
lực với cảnh sát Campuchia bắt cóc từ Phnom Penh đưa về nứơc xét xử và bị kêu
án 18 tháng tù trong một phiên tòa xử kín năm 2003.
Ông Nguyễn Nam nhận xét: “Chúng ta đều biết, ông Dũng
ăn hối lộ bao nhiêu nhưng cuối cùng ông ấy vẫn ra đi được. Luật pháp Việt Nam
rất gắt gao trước khi bắt một tội phạm nào, đối với trường hợp không phải như
ông Dương Chí Dũng ấy thì người ta giữ lại rồi. Còn ở đây, không biết lý do nào
mà có thể trốn đi. Theo tôi nghĩ chắc phải bị bắt ở Campuchia.”
Quay lại chuyện ông Dương Chí Dũng, có thông tin Cảnh sát
Hoàng gia Campuchia đã làm thủ tục bàn giao ông Dũng để di lý về Việt Nam vào
ngày 4/9/2012.
Tuy nhiên thông tin trên đã bị Đại sứ quán Việt Nam tại
Campuchia bác bỏ. Đại sứ Việt Nam Ngô Anh Dũng trả lời phóng viên RFA vào sáng
ngày 7/9 rằng Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia không nhận được thông tin liên
quan vụ án ông Dương Chí Dũng.
Bên cạnh có tin Campuchia và Việt Nam làm thủ tục bàn giao
ông Dũng về nước nhưng phía Sứ quán Việt Nam nói không biết chuyện này.
Còn người phát ngôn Lê Minh Ngọc cho biết: “Hiện nay,
thông tin thì tôi chỉ đọc trên mạng công khai nhưng không có thông tin gì từ Bộ
Nội vụ cả. Họ chỉ nói lực lượng chức năng đã bắt được ông Dương Chí Dũng nhưng
không nói cụ thể là bắt ở đâu và bắt được ông Dương Chí Dũng như thế nào. Đến
thời điểm này vẫn chưa nhận được thông tin liên quan…có thể thông tin này đến
chậm?”
Ông Dương Chí Dũng được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Hàng hải
vào tháng 2 năm 2002 nhưng cảnh sát điều cho rằng ông này có sai phạm lúc làm
Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
Trước khi cơ quan điều tra tiến hành lệnh bắt giam vào ngày
17/5/2012, ông Dũng đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú và người ta nghi ngờ rằng chính
cơ quan công quyền Việt Nam giúp cho Dũng trốn để tránh liên lụy tới nhiều
người khác trong bộ máy.
Sau khi bắt được ông Dương Chí Dũng, công an Việt Nam đã
khuyến khích những ai đã bao che cho ông Dũng chạy trốn hãy ra đầu thú để đựơc
nhà nước khoan hồng.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/camb-say-no-ar-dcdung-09072012080038.html
=======0000======
DƯƠNG CHÍ DŨNG ĐÃ BỊ BẮT ?
Minh Quang
5-9-2012
TTO TIN NÓNG - Ngày 5-9, lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm thuộc Bộ Công an cho biết đã bắt được bị can Dương Chí Dũng (55 tuổi, trú tại phường Thành Công, Hà Nội - nguyên cục trưởng Cục Hàng hải VN).
Được biết, ông Dương Chí Dũng bị bắt theo lệnh truy nã quốc tế của Ban tổng thư ký Tổ chức Interpol khi đang lẫn trốn tại một nước trong khối ASEAN.
Ngay sau khi bị bắt giữ, ông đã bị dẫn độ về Việt Nam theo quy định của luật pháp quốc tế và Việt Nam.
Ông Dương Chí Dũng bị cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố và ra lệnh bắt tạm giam về hành vi “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” trong vụ án tham nhũng xảy ra tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Tuy nhiên, trước khi cơ quan điều tra thực hiện các thủ tục tố tụng, ông Dũng đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú. Sau đó cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã đặc biệt đối với bị can này. Tiếp đó, cơ quan điều tra đã đề nghị Interpol Việt Nam thực hiện các thủ tục tiến hành truy nã quốc tế ông này.
Theo lệnh truy nã đỏ của Ban tổng thư ký Tổ chức Interpol, từ năm 2008 đến nay, ông Dương Chí Dũng với tư cách là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã có hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong việc đầu tư và lựa chọn nhà thầu cung cấp ụ nổi gây hậu quả nghiêm trọng.
Do đó, cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã khởi tố bị can về hành vi “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với tội danh này là mức án tù chung thân.
Interpol yêu cầu nếu bắt được ông Dũng, việc dẫn độ phải phù hợp với luật của nước được hiêu cầu, hiệp định song phương và hiệp định đa phương về tạm giữ để dẫn độ giữa nước ban hành lệnh truy nã và nước được yêu cầu dẫn độ.
Trong vụ án xảy ra tại Vinalines liên quan đến hành vi của ông Dương Chí Dũng, cơ quan điều tra xác định bị can này và các đồng phạm có sai phạm trong dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam của Công ty sửa chữa tàu biển Vinalines (thuộc Vinalines), làm trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Cụ thể, theo đề nghị của Vinalines, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc cho phép triển khai lập Dự án đầu tư xây dựng một nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam bằng nguồn vốn tự huy động theo đúng các quy định hiện hành.
Thủ tướng giao Bộ GTVT cập nhật dự án này vào quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, trình Thủ tướng xem xét, quyết định. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có văn bản nào quyết định bổ sung xây dựng nhà máy này vào quy hoạch phát triển tổng thể ngành công nghiệp tàu thủy.
Mặc dù vậy, sau khi có ý kiến Thủ tướng, ngày 27-6-2007, Chủ tịch HĐQT Vinalines đã ký quyết định số 687 phê duyệt chủ trương lập Nhà máy sửa chữa tàu biển tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng mức đầu tư 3.854 tỉ đồng. Sau đó, Vinalines tiếp tục điều chỉnh dự án lên đến hơn 6.488 tỉ đồng. Vinalines giao cho công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines làm chủ đầu tư.
Đến ngày 19-7-2011, Vinalines đã tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà máy nhưng chưa có tổ chức tài chính hoặc ngân hàng nào cam kết tài trợ cho nhà máy. Đến thời điểm khởi công nhà máy này, phần vốn đầu tư của các bên liên quan chỉ có hơn 616 tỉ đồng.
Phần lớn số tiền này được sử dụng để mua ụ nổi từ Liên bang Nga về phục vụ cho dự án và gây lãng phí gần 514 tỉ đồng. Các bị can trong vụ án đã tham ô trong quá trình sửa chữa ụ nổi No83M do ty TNHH sửa chữa tàu biển Việt Nam nhập về.
Cụ thể, các bị can tại công ty TNHH sửa chữa tàu biển Việt Nam đã gửi giá nguyên vật liệu sửa chữa nhằm chiếm đoạt tiền của nhà nước, chiếm đoạt nhiều tỉ đồng.
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/510074/Da-bat-duoc-Duong-Chi-Dung.html
====0000=====
THỦ TƯỚNG YÊU CẦU
BẮT BẰNG ĐƯỢC DƯƠNG CHÍ DŨNG
VNNet
23-8-2012
Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN vẫn
hoạt động bình thường cho đến khi Luật PCTN được sửa đổi và Ban Chỉ đạo mới được
thành lập.
Ngày 22/8, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) họp phiên thứ 18, đánh giá công tác PCTN trong hơn nửa năm qua. Đến dự họp có đủ các thành viên chủ chốt, từ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - Trưởng ban Chỉ đạo, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Phó Trưởng ban, cùng người đứng đầu Bộ Công an, TAND Tối cao, VKSND Tối cao...
Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo Trung ương đã thông qua phương án triển khai Kế hoạch
08 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Trung ương 4. Theo đó, từ nay đến
cuối năm, Ban Chỉ đạo sẽ chọn một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp và
một số địa phương có nhiều án tham nhũng, dư luận quan tâm để tập trung kiểm
tra, giám sát.
Về bảy vụ án mà Ban Chỉ đạo đang theo dõi, Thủ tướng kết luận cần sớm giải quyết
dứt điểm. Trong đó đáng chú ý có hàng loạt sai phạm tại Công ty Cho thuê tài
chính II (ALC II - Ngân hàng NN&PTNT). Sai phạm lớn, rõ nhất liên quan đến
việc mua bán tàu lặn Tinro 2, giá nhập khẩu đồ cũ chỉ 100 triệu đồng, thêm 400
triệu đồng sửa chữa nhưng ALC II mua lại với giá lên tới 130 tỉ đồng.
Tương tự, với vụ án Vinalines, Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ điều tra,
truy nã, bắt bằng được bị can Dương Chí Dũng. Đề cập đối tượng đặc biệt này, Thủ
tướng nói bản thân bị can từng nắm giữ nhiều chức vụ, được bầu làm đại biểu dự
Đại hội Đảng XI. Tất cả chức danh, vị trí công tác ấy đã được các cấp có thẩm
quyền về cán bộ thẩm tra với thủ tục dày đặc, thế mà vẫn lọt sai phạm.
Trong số các vụ án trọng điểm này, có vụ đưa và nhận hối lộ liên quan tới Nguyễn
Đình Thản, Tổng Giám đốc Vinaconex 10 - Đà Nẵng. Đầu năm 2007, ông Thản bị Công
an TP Đà Nẵng bắt quả tang nhận hối lộ 200 triệu đồng, lập biên bản, quay phim
thừa nhận phạm tội tại chỗ.
Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, ông Thản được
tại ngoại và sau đó xảy ra việc mất vật chứng quan trọng là phong bì đựng tiền.
Hậu quả, ông này thay đổi thái độ, từ khai nhận tội sang phản cung, nói đó là
tiền vay mượn... Vụ này cho đến nay bị trả hồ sơ nhiều lần, vẫn bế tắc. Thủ tướng
đề nghị chánh án TAND Tối cao sớm kiểm tra, đánh giá lại vụ án, có hướng xử lý
dứt điểm.
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/85671/thu-tuong-yeu-cau-bat-bang-duoc-duong-chi-dung.html
========000===========
ÔNG DƯƠNG CHÍ DŨNG ĐANG Ở ĐÂU ?
Mạnh Quân
22-5-2012
Theo thông tin được xác nhận lại từ Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao và cơ quan điều tra của bộ Công an, ông Dương Chí Dũng, cục trưởng cục Hàng hải Việt Nam – nguyên chủ tịch hội đồng thành viên tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) –người đã bị khởi tố và có lệnh bắt tạm giam 4 tháng từ Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hiện nay vẫn chưa bị cơ quan bảo vệ pháp luật bắt được do ông này đã trốn khỏi nơi làm việc và nơi cư trú và hiện không ai biết ông này đang ở đâu. Do đó, cơ quan điều tra đã phát lệnh truy nã ông Dũng.
Hiện nay, mới có 2 cán bộ khác đã bị cơ quan điều tra khởi tố, bắt giam là ông Mai Văn Phúc, vụ phó Vụ Vận tải (nguyên tổng giám đốc Vinalines); ông Trần Hữu Triều (phó tổng giám đốc Vinalines) cùng về một tội danh với ông Dương Chí Dũng là tội “ cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Theo thông tin được xác nhận lại từ Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao và cơ quan điều tra của bộ Công an, ông Dương Chí Dũng, cục trưởng cục Hàng hải Việt Nam – nguyên chủ tịch hội đồng thành viên tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) –người đã bị khởi tố và có lệnh bắt tạm giam 4 tháng từ Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hiện nay vẫn chưa bị cơ quan bảo vệ pháp luật bắt được do ông này đã trốn khỏi nơi làm việc và nơi cư trú và hiện không ai biết ông này đang ở đâu. Do đó, cơ quan điều tra đã phát lệnh truy nã ông Dũng.
Hiện nay, mới có 2 cán bộ khác đã bị cơ quan điều tra khởi tố, bắt giam là ông Mai Văn Phúc, vụ phó Vụ Vận tải (nguyên tổng giám đốc Vinalines); ông Trần Hữu Triều (phó tổng giám đốc Vinalines) cùng về một tội danh với ông Dương Chí Dũng là tội “ cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Ông
Dũng không phải là bị can duy nhất trốn thoát được lưới của pháp luật trong một
số vụ án kinh tế lớn tại các doanh nghiệp nhà nước. Cách đây chưa lâu, trong việc
khởi tố, điều tra vụ án cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh
tế, gây hậu quả nghiêm trọng tại tập đoàn Vinashin, đã có 2 nghi can quan trọng
của vụ án đã trốn thoát ra nước ngoài, hiện vẫn đang bị truy nã và đến
nay cơ quan điều tra vẫn chưa bắt được. Đó là ông Giang Kim Đạt, nguyên trưởng
phòng kinh doanh công ty Vận tải viễn dương tập đoàn VINASHIN và ông Hồ Ngọc
Tùng, nguyên tổng giám đốc tài chính tập đoàn VINASHIN. Cả hai người này
bị khởi tố về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm
trọng. Nhưng cả hai đối tượng nêu trên đã ra nước ngoài trước khi bị khởi tố.
Theo tài liệu điều tra thì ông Giang Kim Đạt đồng phạm với Trần Văn Liêm, nguyên tổng giám đốc công ty Vận tải viễn dương tập đoàn VINASHIN trong việc trực tiếp đàm phán mua tàu Cartour của Italia (tàu Hoa Sen) sai trình tự thủ tục, trái với chủ trương của Chính phủ... Ông Hồ Ngọc Tùng có liên quan đến việc phê duyệt, giải ngân, cho vay vốn từ nguồn trái phiếu quốc tế của Chính phủ trái quy định. Ngoài ra còn liên quan đến một số dự án và đầu tư khác tại một số công ty con thuộc Tập đoàn VINASHIN.
Theo tài liệu điều tra thì ông Giang Kim Đạt đồng phạm với Trần Văn Liêm, nguyên tổng giám đốc công ty Vận tải viễn dương tập đoàn VINASHIN trong việc trực tiếp đàm phán mua tàu Cartour của Italia (tàu Hoa Sen) sai trình tự thủ tục, trái với chủ trương của Chính phủ... Ông Hồ Ngọc Tùng có liên quan đến việc phê duyệt, giải ngân, cho vay vốn từ nguồn trái phiếu quốc tế của Chính phủ trái quy định. Ngoài ra còn liên quan đến một số dự án và đầu tư khác tại một số công ty con thuộc Tập đoàn VINASHIN.
Như
vậy, ở đây, đặt ra vấn đề là trong việc điều tra, liệu có việc thông tin khởi tố,
có lệnh bắt bị rò rỉ, tiết lộ khiến các bị can trên biết được và lẩn trốn hoặc
chính những người này do đã ý thức về các hành vi phạm tội của mình, đã có sự
nghe ngóng, chuẩn bị từ trước để khi thấy có động tĩnh từ cơ quan nhà nước đã
cao chạy xa bay ?
Khi
đã làm đến chức vị lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty lớn của NN thường thì
nguời ta đã có những mối quan hệ rất nhằng nhịt, phức tạp để có thể biết trước
chuyện xảy ra với mình. Như ông Trần Quang Vũ, cựu tổng giám đốc Vinashin trước
mấy ngày bị bắt giam dường như cũng biết kết cục đó nên có nói vui với phóng
viên “cùng lắm là tôi nhập kho”. Còn trước đó nữa, một nguời trong hội đồng
thành viên của Vinashin cũng đã nói với giới báo chí rằng: hầu như toàn bộ hội
đồng thành viên của Vinashin sẽ bị bắt hết. Sau quả nhiên như thế. Có điều, tuỳ
từng người, không thích trốn chạy hay không có khả năng trốn chạy nên đành “bó
tay chịu trói” thôi.
Có
người nói rằng, ông Dương Chí Dũng có khả năng đã trốn ra nước ngoài giống như
ông Hồ Ngọc Tùng và ông Giang Kim Đạt. Những người này bị bắt chắc sẽ bị thêm
vài năm tù do có tình tiết tăng nặng là cố ý trốn tránh sự trừng phạt của luật
pháp.
http://blog.yahoo.com/_JZXZAHPXGRMY4VFUTPJHDX24S4/articles/191237
Chắc là DƯƠNG CHÍ DŨNG đang "Phè Phỡn " Trong Bệnh Viện Tâm Thần , nơi dành riêng cho các cấp Lãnh Đạo , nơi được Thiết Kế - Canh Gác cẩn mật và "Bí Mật như "Lăng Ông Hồ " .
Trả lờiXóa