23-9-2012
Một điều có thể gây kịch tính cho phiên toà là sự có mặt của Nguyễn Tiến Trung, người đã bị kết án 7 năm tù và 3 năm quản chế trong phiên tòa tại TP HCM ngày 20/1/2010 về tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền".
Lo lắng, bồn chồn và hy vọng...
Đó là tâm trạng của tôi trước phiên toà xét xử ba nhà báo tự do, những thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do (CLBNBTD): anh Nguyễn Văn Hải (Blogger Điếu Cày), anh Phan Thanh Hải (Blogger Anh Ba Sài Gòn) và chị Tạ Phong Tần (Blogger Công Lý - Sự Thật), vào thứ Hai ngày 24/9/2012.
Cũng như bản thân tôi, có lẽ hàng
triệu người Việt khác yêu chuộng tự do và dân chủ trên khắp thế giới sẽ hướng
tình cảm, lòng cảm phục và quý mến từ con tim của mình tới những người yêu nước
trong phiên toà xét xử "tội yêu nước" này.
Mặc dù trong quyết định số
340/QĐ-HSST của toà án TPHCM ngày 13/9/2011 công bố "phiên toà xét xử công
khai" nhưng trước phiên toà đã xuất hiện động thái cho thấy công an CSVN
đang tìm cách ngăn cản mọi người tới theo dõi phiên toà, thậm chí đối với cả với
chị Dương Thị Tân, vợ cũ của anh Điều Cày, người có đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ
tham gia phiên toà trong vai trò thân nhân và nhân chứng. Công an đã dùng mánh
lới hèn hạ, phi lý, gửi giấy mời chị Dương Thị Tân tới trụ sở "làm việc"
đúng vào sáng ngày 24/9, ngày bắt đầu phiên toà, nhằm giữ chân chị, với lý do
“để hỏi về vụ việc gây rối trật tự tại TP. Bạc Liêu, vào ngày 16/09/2012″.
Thực chất "vụ gây rối trật tự
tại thành phố Bạc Liêu vào ngày 16/9/2012" như thế nào?
Vào ngày 16/9/2012 nhân giỗ 49
ngày của bà Đinh Thị Kim Liêng, thân mẫu của chị Tạ Phong Tần, nhiều anh chị em
ở Sài Gòn đã xuống thăm gia đình, cúng viếng bà Đinh Thị Kim Liêng.
Chính lực lượng công an đã chà đạp
lên các tiêu chuẩn đạo đức, phong tục "nghĩa tử là nghĩ tận" của người
Việt đối với người đã chết, chưa nói chính nhà cầm quyền CSVN đã gây ra
cái chết bi thảm bằng tự thiêu vì oan ức của bà Đinh Thị Kim Liêng. Chính công
an TP. Bạc Liêu chứ không ai khác là mới là những kẻ gây rối trật tự, đã đánh đập
dã man những người đến dự lễ cúng và bắt giữ vô cớ nhiều người tại trụ sở Công
an Phường 1, TP. Bạc Liêu, trong đó có Linh mục Lê Ngọc Thanh, chị Dương Thị
Tân, chị Tạ Khởi Phụng (em gái chị Tạ Phong Tần), chị Lư Thị Thu Trang, anh
Nguyễn Thanh Hùng và anh Đinh Chí Thiện.
Từ sự việc của chị Dương Thị Tân
cho thấy công an sẽ không từ một thủ đoạn dơ bẩn nào để ngăn cản người dân tới
dự phiên toà trong ngày 24/9. Đây là điều mà những ai có tấm lòng tới tham dự
phiên toà để tỏ tình đoàn kết với những người yêu nước, cần phải ý thức trước rằng
sẽ không dễ dàng và suôn sẻ như mong đợi.
Những người đã từng tham gia biểu
tình chống Trung Quốc hoặc các hoạt động xã hội hay báo chí tự do, nằm trong
danh sách theo dõi của an ninh, chắc chắn bằng cách này cách khác sẽ bị an ninh
phong toả, gây khó cho việc đi lại, hoặc lưu trú ở Sài Gòn nếu từ các địa
phương khác tới, trong các ngày thứ 7, Chủ nhật và hai ngày tiếp theo.
Như vậy, nếu mọi nguời khôn ngoan
chặt được "đuôi", thoát ra khỏi vòng kiềm toả của an ninh, tiếp cận tới
được toà án, thì lúc ấy an ninh sẽ không còn dám mạnh tay thái quá trước sự hiện
diện của ngoại giao đoàn và phóng viên quốc tế đã đăng ký chính thức tham dự
phiên toà.
Tuy nhiên, vốn quen nhổ ra rồi lại
liếm vào, theo tôi, công an CSVN sẽ sẵn sàng phủ nhận quyền của công dân được
tham dự phiên toà xét xử công khai. Tình huống dễ xảy ra là, họ sẽ dựng hàng
rào chặn từ xa trên các con đường đi vào toà án như họ đã từng thực hiện rất
chướng mắt, thô thiển trong các phiên toà xét xử Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ tại Hà Nội
vào các ngày 4/4 và 2/8/2011 tại Hà Nội.
Phiên toà xử các nhà báo tự do lần
này diễn ra dưới áp lực của mạnh mẽ của dư luận, chưa từng thấy trước đó.
Thông điệp của Tổng thống Hoa Kỳ
Barack Obama nêu đích danh, "đừng quên Blogger Điếu Cày" trong ngày
Báo chí Tự do hôm 4/5/2012 là sự kiện hi hữu. Các tổ chức nhân quyền quốc tế và
chính phủ nhiều nước đồng loạt lên tiếng đề nghị trả tự do cho các bloggers và
khuyến cáo sẽ có hành động mạnh nếu phiên toà diễn ra thiếu công bằng và dân chủ.
Trong năm nay, Thụy Điển, Đan Mạch
đã ngưng cấp viện trợ nhân đạo và phát triển DOA cho Việt Nam vì lý do nhân quyền,
là tín hiệu thực tế nhãn tiền.
Ngoài ra, hôm 10/9, quốc hội Mỹ
(Hạ Viện) đã thông qua hai "Dự luật nhân quyền cho Việt Nam" số H.R.
1410 và H.Res. 484 kêu gọi nhà nước VN hủy bỏ điều 88 (tuyên truyền chống phá nhà
nước) và điều 79 (âm mưu lật đổ chính quyền) của Bộ Luật Hình sự mà họ thường
xuyên áp dụng để kết tội những nhà đấu tranh dân chủ, và yêu cầu chính phủ Mỹ hạn
chế viện trợ phi nhân đạo nếu tình hình nhân quyền của VN không cải thiện, là
những hậu quả tiêu cực tiếp theo mà nhà cầm quyền CSVN không thể không cân nhắc.
Đặc biệt sự ủng hộ và tình đoàn kết
của đông đảo quần chúng với ba bloggers cũng là yếu tố rất đáng quan tâm. Trong
tháng 11/2011, thư gửi chủ tịch nước Trương Tấn Sang, do blogger Mẹ Nấm khởi xướng,
kiến nghị trả tự do cho Điếu Cày đã được hàng trăm người Việt công khai ký tên,
trong đó có 120 người sống trong nước. Thỉnh nguyện thư gửi Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang yêu cầu trả tự do cho chị Tạ Phong Tần và các bloggers khác
trên trang
Care2 đến ngày 22/9 đã có trên 24.500 chữ ký của công dân các nước
khác nhau.
Số lượng các hãng tin lớn đăng ký
tham dự phiên toà cũng nhiều hơn trước, bao gồm AP, AFP, ABC News, Bangkok
Post, v.v...
Tất cả những dữ kiện trên chắc chắn
sẽ có một sức nặng nào đó đặt lên đĩa cân công lý của nhà cầm quyền CSVN.
Dù trong thực tế công lý của
ngành Tư pháp VN hiện nay rất xa vời, nhưng, duy trì chế độ độc tài toàn trị,
nhà cầm quyền VN vẫn phải hội nhập vào sân chơi quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực
kinh tế, công nghệ. Do đó họ không thể quá coi thường dư luận quốc tế, ngạo mạn
chà đạp lên các tiêu chẩn và giá trị đạo đức, nhân quyền mà trên sân chơi các đối
tác vẫn lấy làm cơ sở xác quyết lòng tin và mức độ hợp tác.
Thế nhưng, tôi vẫn ít hy vọng ba
blogges sẽ nhận các bản án thấp, nhất là với hai trường hợp của anh Điếu Cày và
chị Tạ Phong Tần, những người suốt từ ngày bị bắt giữ đến nay nhất quyết không
nhận tội bị cáo buộc. Theo tôi, các mức án sẽ không thấp nhưng không thể cao
hơn 7 năm tù và 3 năm quản chế, như mức dành cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ với cùng
tội danh bị cáo buộc và cũng là một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng và can
trường, đã làm nhà cầm quyền nhiều phen khó chịu.
Một điều có thể gây kịch tính cho
phiên toà là sự có mặt của Nguyễn Tiến Trung, người đã bị kết án 7 năm tù và 3
năm quản chế trong phiên tòa tại TP HCM ngày 20/1/2010 về tội "hoạt động
nhằm lật đổ chính quyền".
Nguyễn Tiến Trung đã từng nhận tội
và tỏ ra ăn năn về những việc làm của mình. Dư luận cho rằng, nếu trước
toà, Nguyễn TIến Trung vẫn giữ thái độ này, sẽ gây tác động bất lợi lên tâm lý
của những người đang bị xét xử. Nếu Nguyễn TIến Trung phủ nhận những điều mình
đã nói, thừa nhận các thành viên của CLBNBTD là không có tội, anh sẽ lấy lại được
danh dự đã mất và niềm tin của mọi người, đồng thời đẩy phần bất lợi về phía Hội
đồng xét xử. Tôi nghiêng về phần sau của các giả thiết với nhiều hy vọng.
Blogger Phan Thanh Hải cũng đã từng
nhận tội và xin được khoan hồng. Nếu ra toà anh phản cung, cũng sẽ là một đòn
giáng vào sự tuyên truyền của chế độ, lấy nó để bôi nhọ, mỉa mai ý chí, bản
lĩnh của những người tranh đấu cho dân chủ nhân quyền.
Tôi hy vọng rằng, blogger Phan
Thanh Hải sẽ nhìn nhận Nguyễn Tiến Trung, Lê Cộng Định và Trần Kim Anh, như là
những điển hình, đã được nhà nuớc "khoan hồng" như thế nào với các bản
án nặng nề, để xác định rằng, không bao giờ nên ảo tưởng về tình người của chế
độ CS mà đánh mất khí tiết của mình.
Phiên toà được dự kiến xử trong
hai ngày, khác với các phiên toà tương tự trước đây thuờng được xử chớp nhoáng,
kết thúc ngay trong ngày, cũng là một điểm nên chú ý. Tiến trình xét xử có thể
nằm ngoài tầm dự đoán của nhà cầm quyền, họ cần có thời gian bàn bạc trước khi
phán quyết.
Trong bối cảnh luật pháp và công
lý bị nhạo báng, án quyết thường đuợc bàn bạc, chỉ đạo trước và trên góc độ của
những yếu tố thuận lợi cho những người yêu nươc, vô tội, tôi vẫn nghĩ chúng ta
sẽ lại chứng kiến một "phiên toà ô nhục" (lời nhà giáo Phạm Toàn) tiếp
theo của ngành Tư pháp CHXHCNVN như phiên toà xét xử Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ.
Kẻ ác dù nắm trong tay mọi phương
tiện trấn áp, trên thế mạnh áp đảo, sẽ lại "lấy sự sợ hãi làm phương pháp
bảo vệ chế độ" (lời Ngô Bảo Châu). Bởi vì kẻ xấu và ác luôn sống bất an,
lúc nào cũng lo sợ có kẻ thù rình rập, kể cả là kẻ thù tưởng tượng, vô hình.
Ngày 22/9/2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét