Căng thẳng giữa Trung Quốc
và Nhật Bản tiếp tục leo thang
Căng thẳng giữa Trung Quốc
và Nhật Bản tiếp tục leo thang
và Nhật Bản tiếp tục leo thang
Duy Ái - VOA
15-9-2012
Hình bên: Tàu tuần duyên Nhật chạy song song với tàu hải giám 51 của Trung Quốc gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ngày 14-9. Ảnh: AP
Các chiếc tàu hải giám của Trung Quốc đã rời khỏi vùng biển gần quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư Đài, sau khi tiến vào vùng biển do Nhật kiểm soát và đối đầu với các chiếc tàu của lực lượng tuần duyên Nhật trong nhiều giờ đồng hồ.
Các chiếc tàu hải giám của Trung Quốc đã rời khỏi vùng biển gần quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư Đài, sau khi tiến vào vùng biển do Nhật kiểm soát và đối đầu với các chiếc tàu của lực lượng tuần duyên Nhật trong nhiều giờ đồng hồ.
Sự việc mà Nhật Bản gọi là “trước đây chưa từng có” đã
diễn ra hôm thứ 6 (14-09-2012) trong lúc đảng đối lập chính ở Nhật Bản, Đảng
Dân chủ Tự do, đang định giành lại quyền chấp chính với một nhà lãnh đạo mới,
có chủ trương cứng rắn hơn trong vấn đề tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.
Hôm thứ 6 (14-09-2012), Lực lượng tuần duyên Nhật Bản cho biết 6 chiếc tàu hải
giám của Trung Quốc đã rời khỏi vùng biển gần quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi
là Điếu Ngư Đài, sau khi tiến vào vùng biển do Nhật kiểm soát và đối đầu với
các tàu tuần duyên Nhật, khiến chính phủ ở Tokyo phải thành lập một tổ công tác
khẩn cấp để ứng phó với tình hình.
Bộ trưởng Ngoại giao Koichiro Gemba và Bộ trưởng Quốc phòng Satoshi Morimoto đã cắt ngắn chuyến công du Australia để về nước. Bộ Ngoại giao ở Tokyo cũng triệu đại sứ của Trung Quốc đến để phản đối hành động của Trung Quốc mà họ gọi là “vô cùng đáng tiếc” và “trước đây chưa từng có.”
Bộ trưởng Ngoại giao Koichiro Gemba và Bộ trưởng Quốc phòng Satoshi Morimoto đã cắt ngắn chuyến công du Australia để về nước. Bộ Ngoại giao ở Tokyo cũng triệu đại sứ của Trung Quốc đến để phản đối hành động của Trung Quốc mà họ gọi là “vô cùng đáng tiếc” và “trước đây chưa từng có.”
Lực lượng tuần duyên Nhật cho biết đây là lần đầu tiên tàu hải giám Trung Quốc
xâm phạm lãnh hải Nhật với số lượng đông như vậy. Họ cũng nói rằng trước khi
rút đi các tàu Trung Quốc nói với phía Nhật Bản rằng “Những hòn đảo này là lãnh
thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa.”
Trước đó trong ngày thứ 6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi
tuyên bố tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh rằng “hành động của Trung Quốc để bảo vệ chủ
quyền và biểu dương chính nghĩa là một hành động hoàn toàn chính đáng và hợp
lý.”
Hồi đầu tuần này, chính phủ ở Bắc Kinh đã quyết định phái tàu vũ trang của Tổng
Đội Hải Giám tiến vào vùng biển do Nhật kiểm soát để thực hiện điều mà họ gọi
là "chấp hành luật pháp", sau khi Tokyo loan báo việc ký kết một hợp
đồng để mua 3 hòn đảo trong quần đảo Senkaku từ tay sở hữu chủ là một gia đình
người Nhật với giá 26 triệu đô la.
Tiến sĩ Dương Trung Mỹ, Giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Quốc Đương đại ở Tokyo,
cho rằng phản ứng kích liệt của Trung Quốc phát xuất một phần từ tình hình
chính trị nội bộ. Ông nói rằng Đại hội 18 của Đảng Cộng Sản sắp diễn ra nên các
nhà lãnh đạo ở Trung Nam Hải muốn tỏ thái độ cứng rắn với Nhật để lấy lòng dân
chúng.
Ông nói tiếp như sau: "Dựa trên các tuyên bố của chính phủ của Thủ tướng
Noda, việc chính phủ làm chủ những đảo này giúp cho việc quản lý được hữu hiệu
và duy trì được sự ổn định. Trên cơ bản thì hiện trạng của quần đảo này vẫn ngữ
nguyên. Nếu quả thật là như vậy và nếu phía Trung Quốc hiểu được điều này thì
đôi bên có thể thỏa hiệp với nhau. Cho nên tôi nghĩ rằng tình thế hiện nay chưa
tới chỗ xảy ra những sự việc ngoài ý muốn hoặc những vụ xung đột quân sự."
Vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo này đã khiến nhiều người Trung Quốc kêu gọi
phát động một chiến dịch tẩy chay hàng hóa của Nhật Bản. Thậm chí còn có người
hô hào sử dụng vũ lực để "dạy cho bọn Nhật lùn một bài học." Nhưng
cũng có một số người ở Trung Quốc tán đồng nhận định của các nhà phân tích là
phản ứng kịch liệt của Bắc Kinh nằm trong âm mưu của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng
Sản nhằm đánh lạc hướng dư luận trong lúc họ phải đối mặt với vô số vấn đề nan
giải về chính trị, kinh tế và xã hội.
Một thính giả họ Hồ ở tỉnh Liêu Ninh nói với đài VOA về cảm nghĩ của ông: "Tôi
nghĩ rằng đây là một mưu toan đánh lạc hướng dư luận. Hiện nay, điều mà Trung
Quốc cần phải giải quyết ngay là vấn đề dân sinh vì cuộc sống của người dân vô
cùng khốn đốn. Vấn đề đảo Điếu Ngư là vấn đề đã có từ mấy mươi năm nay. Tạo sao
lại chọn thời điểm này để làm ầm ĩ lên như vậy? Tôi hoàn toàn không quan tâm gì
tới vấn đề này."
Trong khi đó, ông Yoichiro Sato, Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế của
Đại học Á châu Thái bình dương Ritsumeikan ở Nhật, cho rằng phản ứng dữ dội của
Trung Quốc đã làm cho tình hình trở nên nguy hiểm hơn nhiều:
"Nhật Bản đang nắm quyền kiểm soát và Trung Quốc dùng phương tiện vật chất,
chứ không phải phương tiện ngoại giao, để thách thức quyền kiểm soát này. Cho
nên so với những vụ tranh chấp khác, vụ tranh chấp này căng thẳng hơn và đang
tiến gần hơn tới chỗ nguy hiểm vì cả hai nước đã gia tăng hoạt động tuần tiễu
trong vùng biển Senkaku. Khả năng xảy ra những vụ việc ngoài ý muốn đang gia
tăng với sự gia tăng của các hoạt động hồi gần đây của hai nước."
Ông Jamie Metzi, một nhà nghiên cứu cấp cao của Hội Á châu (Asia Society) ở New
York, cũng cho rằng tình hình hiện nay rất nguy hiểm và đây là một phần của cuộc
diện Đông Á trong thời đại mới.
Ông giải thích như sau: "Trong lúc bắt đầu trỗi dậy và tăng cường sự
hiện diện trên biển, Trung Quốc đã phô trương cơ bắp của họ và họ dùng việc đòi
hỏi chủ quyền những hòn đảo này như một cách chẳng những để gây áp lực với các
nước khác và thể hiện chủ nghĩa dân tộc mà còn để thách thức những mối quan hệ
hiện có giữa các nước ở Á châu Thái bình dương, nhất là giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Vì vậy đây là một thời kỳ có nhiều biến động ở cả Biển Đông Trung Hoa lẫn Biển
Nam Trung Hoa, và có dính líu tới rất nhiều quốc gia ở Đông Bắc Á và Đông Nam
Á. Cho nên tình hình hiện nay rất nguy hiểm."
Ông Metzi nói rằng các nhà lãnh đạo ở Á châu, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản,
nên tự chế và tránh không để cho tình cảm dân tộc định đoạt sự bang giao giữa
các nước:
"Có tiềm năng xảy ra xung đột. Bởi vì trong lúc chủ nghĩa dân tộc đang lên
ở Trung Quốc và Nhật Bản, người ta bắt đầu hành động không theo lý trí. Đó là
những gì mà chúng ta đang chứng kiến. Trong thập niên 1970 Nhật Bản đề nghị với
Trung Quốc là chia đôi lãnh hải ở Biển Đông Trung Hoa ở đường trung tuyến. Đề
nghị đó đã bị Trung Quốc bác bỏ. Giờ đây với áp lực và phản áp lực của chủ
nghĩa dân tộc ở cả hai nước, chính phủ rất khó lòng lùi bước. Vì vậy chúng ta cần
có một thời gian làm nguội và tiến hành thương thuyết trong thời gian đó."
Ông Metzi nói thêm rằng việc thương thuyết không thể xúc tiến nếu Trung Quốc tiếp
tục bác bỏ những nguyên tắc của Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển, và nếu luật
pháp quốc tế không được áp dụng thì chỉ còn cách là áp dụng luật rừng, mạnh được
yếu thua.
Ông nói: "Nhật Bản có lực lượng quân sự rất hùng mạnh với sự hậu thuẫn
của Mỹ và Trung Quốc thì không ngừng tăng cường sức mạnh hải quân. Tuy tôi
không nghĩ rằng đôi bên sẽ xảy ra một vụ xung đột lớn trên biển, nhưng điều mà
tôi gọi là ‘cuộc đấu tranh tiêu hao’ có phần chắc sẽ tiếp tục leo thang trong
thời gian sắp tới."
Giáo sư Sato của Đại học Á châu Thái bình dương cho rằng một trong những phương
cách để tránh xảy ra xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Nhật Bản là Hoa Kỳ
tăng cường sự cam kết bảo vệ Nhật Bản.
Ông giải thích như sau: "Nếu Hoa Kỳ không thể răn đe Trung Quốc đừng
dùng sức mạnh để thay đổi hiện trạng, Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với vấn đề là có
dùng vũ lực để lấy lại những hòn đảo này hay không. Nhưng khi đó Hoa Kỳ sẽ
không có chọn lựa nào khác vì nó sẽ định đoạt sự khả tín của mối quan hệ đồng minh
của Mỹ, chẳng phải chỉ riêng với Nhật Bản mà với nhiều nước khác. Tôi nghĩ rằng
Hoa Kỳ không muốn để cho mình rơi vào một tình cảnh như vậy. Vì vậy vào lúc này
Hoa Kỳ cần phải gia tăng sự răn đe bằng cách đưa ra những sự cam kết mạnh mẽ
hơn với Nhật Bản."
Trong lúc các tàu tuần của Trung Quốc và Nhật Bản đối đầu với nhau trên biển,
những cuộc biểu tình chống Nhật tiếp tục diễn ra tại nhiều nơi ở Trung Quốc. Một
số vận động viên Nhật đã bị hành hung ở Thượng Hải hôm thứ 6, hai ngày sau khi
Đảng Cộng sản Trung Quốc hủy bỏ lời mời một phái đoàn quốc hội Nhật đến thăm Bắc
Kinh vào hạ tuần tháng này. Truyền thông Nhật Bản cho biết giới hữu trách Trung
Quốc cũng có thể sẽ hoãn lại buổi lễ định tổ chức ở Đại Sảnh Đường Nhân Dân ở Bắc
Kinh vào ngày 27 tháng 9 để mừng kỷ niệm 40 năm ngày hai nước chính thức thiết
lập quan hệ ngoại giao.
Trong khi đó, tường thuật của các hãng thông tấn AP và Bloomberg hôm thứ 6 cho
biết đảng đối lập chính ở Nhật, Đảng Dân chủ Tự do, đang định giành lại quyền
chấp chính với một nhà lãnh đạo mới, có chủ trương cứng rắn hơn với Trung Quốc.
Họ cho biết 4 trong số 5 nhà lập pháp đang tranh nhau chức chủ tịch của đảng
này tán đồng đề nghị xây dựng bến cảng hoặc đồn trú nhân viên trên những hòn đảo
đang có tranh chấp. Các nhà phân tích nói rằng xích mích Trung-Nhật có phần chắc
sẽ leo thang thêm nữa nếu Đảng Dân chủ Tự do, có lập trường bảo thủ, giành được
phần thắng trong cuộc bầu cử mà truyền thông Nhật cho là sẽ diễn ra trong khoảng
thời gian từ tháng 10 đến tháng giêng tới đây.
http://www.voatiengviet.com/content/cang-than-giua-trung-quoc-va-nhat-ban-tiep-tuc-leo-thang/1508717.html
---------------------------------------------
Trí Nhân Media
15-9-2012
Ngày 14-9, cảnh sát biển Nhật Bản phát hiện
ra sáu tàu hải giám TQ tại vùng biển gần Senkaku từ 6g20 đến 7g sáng (giờ địa phương). Sau khi nhận được cảnh báo từ cảnh
sát biển Nhật Bản, ba tàu đã rời khỏi vùng biển trên sau 90 phút và sau 7 tiếng đồng hồ xâm nhập, ba tàu còn lại cũng đã được xác nhận rút khỏi vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư khoảng 13g30.
Được biết vào ngày 10-9 chính phủ Nhật đã thỏa thuận mua 3 trong 5 đảo thuộc quần đảo Senkaku / Điếu Ngư là nơi đang xảy ra tranh chấp chủ quyền giữa Nhật và Trung Quốc. Cùng ngày Bắc Kinh đã lên tiếng phản công hành động "bất hợp pháp" của Nhật và TQ đe dọa "về vấn đề quần đảo Điếu Ngư, Nhật đã châm ngòi. Nếu Tokyo cứ tiếp tục gây hấn thì xung đột sẽ xảy ra”.
Chính phủ Nhật đã lên tiếng phản ứng mạnh mẽ khi phát hiện sự xuất hiện của sáu tàu hải giám TQ tại vùng biển đảo tranh chấp Senkaku trong khi tờ Tân Hoa Xã đưa tin: “Hai tàu tuần tra Trung Quốc đã vào vùng biển đảo Điếu Ngư và các đảo lân cận ngày thứ sáu và bắt đầu các hoạt động tuần tra và thực thi pháp luật ở đây”.
Được biết vào ngày 10-9 chính phủ Nhật đã thỏa thuận mua 3 trong 5 đảo thuộc quần đảo Senkaku / Điếu Ngư là nơi đang xảy ra tranh chấp chủ quyền giữa Nhật và Trung Quốc. Cùng ngày Bắc Kinh đã lên tiếng phản công hành động "bất hợp pháp" của Nhật và TQ đe dọa "về vấn đề quần đảo Điếu Ngư, Nhật đã châm ngòi. Nếu Tokyo cứ tiếp tục gây hấn thì xung đột sẽ xảy ra”.
Chính phủ Nhật đã lên tiếng phản ứng mạnh mẽ khi phát hiện sự xuất hiện của sáu tàu hải giám TQ tại vùng biển đảo tranh chấp Senkaku trong khi tờ Tân Hoa Xã đưa tin: “Hai tàu tuần tra Trung Quốc đã vào vùng biển đảo Điếu Ngư và các đảo lân cận ngày thứ sáu và bắt đầu các hoạt động tuần tra và thực thi pháp luật ở đây”.
-------------------------
Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda:
Bảo
vệ Senkaku bằng mọi biện pháp
Thiên Ân & Lê Linh
Pháp Luật Thành Phố
15-9-2012
Nhật và Úc nhất trí hợp tác tập trận hải, lục, không quân.
Ngày 14-9, cơ quan tuần duyên Nhật thông báo lúc 7 giờ sáng (giờ địa phương), sáu tàu hải giám Trung Quốc (TQ) đã xuất hiện ở vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).
Theo hãng tin AP, cơ quan tuần
duyên Nhật đã phát cảnh báo vô tuyến xua đuổi tàu TQ. Sau đó, ba tàu di chuyển
ra xa hơn trong khi ba tàu vẫn ở lại. Chiều cùng ngày, sáu tàu TQ đã rút ra khỏi
vùng tiếp giáp lãnh hải của Nhật. Cơ quan tuần duyên Nhật thông báo không
sử dụng vũ lực để xua đuổi tàu TQ.
Về phía TQ, Bộ Ngoại giao khẳng định
hai đội tàu hải giám TQ đã đến vùng biển Điếu Ngư và các quần đảo gần kề vào
ngày 14-9 để tuần tra. Đài truyền hình CCTV cùng ngày liên tục phát hình ảnh sĩ
quan trên tàu hải giám TQ điện đàm yêu cầu tàu tuần duyên Nhật rời đi.
Tại Nhật, sáng 14-9, Thủ tướng
Yoshihiko Noda đã thành lập một bộ phận đặc biệt để giải quyết tình hình nêu
trên. Ông tuyên bố sẽ áp dụng mọi biện pháp bảo đảm an ninh cho quần đảo
Senkaku.
Bộ Ngoại giao Nhật đã triệu tập đại
sứ TQ tại Nhật Thành Vĩnh Hoa đến để phản đối tàu TQ xâm nhập lãnh hải Nhật.
Ngoại trưởng Koichiro Gemba tuyên
bố Nhật phản đối mạnh mẽ hành động của TQ và yêu cầu các tàu TQ rời khỏi vùng
biển Nhật. Ông tuyên bố TQ nên ứng xử bình tĩnh, phù hợp và không nên để tình
hình căng thẳng leo thang thêm.
Thị trưởng TP Tokyo Shintaro Ishihara đã chỉ trích hành động của TQ là điên rồ.
Thị trưởng TP Tokyo Shintaro Ishihara đã chỉ trích hành động của TQ là điên rồ.
Chánh Văn phòng nội các Osamu
Fujimura thông báo đây là động thái chưa có tiền lệ của TQ. Ông yêu cầu TQ phải
bảo đảm an toàn cho công dân Nhật tại TQ.
Lãnh sự Nhật tại Thượng Hải báo
cáo vài tuần gần đây, công dân Nhật ở TQ đã bị dân TQ ném vỏ chai và lăng nhục
trên phố. Trong ngày 14-9, tại Thâm Quyến, công an đã bắt giữ bốn người đập phá
xe công an mang thương hiệu Nhật.
Trong khi đó tại Úc, ngày 14-9,
Ngoại trưởng Úc Bob Carr, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Stephen Smith cùng với Ngoại
trưởng Nhật Koichiro Gemba và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Satoshi Morimoto đã
tham dự Đối thoại liên bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Úc-Nhật lần thứ tư tại
Sydney.
Theo trang web của Bộ Ngoại giao
Úc, hai bên đã ra tuyên bố chung gồm một số điểm quan trọng như sau:
Hợp tác tiến hành tập trận hải, lục,
không quân song phương thường xuyên để nâng cao khả năng phối hợp và năng lực
quốc phòng.
Ủng hộ các mối quan hệ đồng minh của mỗi bên đối với Mỹ để tiếp tục bảo đảm hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở châu Á-Thái Bình Dương.
Ủng hộ các mối quan hệ đồng minh của mỗi bên đối với Mỹ để tiếp tục bảo đảm hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở châu Á-Thái Bình Dương.
Xây dựng quan hệ toàn diện, tích
cực với TQ, hỗ trợ sự tham dự có tính chất xây dựng và trách nhiệm của TQ trong
trật tự quốc tế dựa trên pháp lý; khuyến khích TQ minh mạch và cởi mở trong hoạt
động quân sự và hiện đại hóa quân sự.
Thúc đẩy thái độ tuân thủ các quy
chuẩn an ninh và an toàn hàng hải trong khu vực, bao gồm tự do hàng hải và giao
thương không bị cản trở và tuân thủ giải pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế,
trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển trong các tranh chấp ở biển Đông và ngoài
khu vực này.
http://phapluattp.vn/20120914113448270p0c1017/thu-tuong-nhat-yoshihiko-noda-bao-ve-senkaku-bang-moi-bien-phap.htm
=======0000=======
Sáu tàu hải giám Trung Quốc rời
khỏi Senkaku
Tấn Khoa - TTO
14-9-2012
TTO - Theo trang tin của Đài truyền hình NHK, toàn bộ sáu tàu hải giám Trung Quốc xâm nhập vùng biển gần quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) vào sáng 14-9 đã rời khỏi khu vực này.
Những tàu này thuộc về Cơ quan quản lý đại dương quốc gia Trung Quốc.
Cảnh sát biển Nhật Bản phát hiện
ra sáu tàu này tại vùng biển gần Senkaku từ 6g20 đến 7g sáng (giờ địa phương).
Sau khi nhận được cảnh báo từ cảnh
sát biển Nhật Bản, ba tàu đã rời khỏi vùng biển trên sau 90 phút. Ba tàu còn lại
được xác nhận cũng rời khỏi đây sau 13g30.
Trước khi rút đi, các tàu Trung
Quốc đã khẳng định với cảnh sát biển Nhật Bản rằng quần đảo Senkaku thuộc về
lãnh thổ của Trung Quốc, và sáu tàu trên đang thực hiện một nhiệm vụ hợp pháp,
chính các tàu của Nhật Bản mới phải rời đi.
Sáu tàu Trung Quốc vào vùng biển
Senkaku
Hải Minh - TTO
14-9-2012
TTO - Sáu tàu của chính quyền Trung Quốc đã vào vùng biển xung quanh hòn đảo tranh chấp với Nhật Bản sáng sớm 14-9, theo lực lượng tuần duyên Nhật Bản.
Nhà chức trách Nhật đã ra cảnh báo yêu cầu các tàu này rời đi, theo Hãng tin AFP. Vụ việc xảy ra vài ngày sau khi chính quyền Nhật Bản hoàn tất việc quốc hữu hóa những hòn đảo nói trên, mà Nhật Bản gọi là Senkaku, còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
“Những tàu tuần tra của chúng tôi hiện đang yêu cầu họ rời khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Nhật Bản” - lực lượng tuần duyên nói trong một tuyên bố.
Theo luật quốc tế, vùng biển chủ
quyền được trong phạm vi 12 hải lý kể từ bờ biển một quốc gia. Thủ tướng Nhật
Yoshihiko Noda khẳng định các lực lượng Nhật Bản sẽ đề cao cảnh giác sau khi lực
lượng tuần duyên nói hai tàu tuần tra hàng hải của Trung Quốc đã tiến vào vùng
biển Nhật Bản vào lúc 6g18 sáng 14-9.
Theo sau hai tàu này là một nhóm
bốn tàu khác, có mặt ở vùng biển trên lúc khoảng 7g, theo lực lượng tuần duyên
Nhật Bản. Hai tàu đầu tiên rời đi lúc 7g48. Tại Trung Quốc, Tân Hoa xã đưa tin:
“Hai tàu tuần tra Trung Quốc đã vào vùng biển đảo Điếu Ngư và các đảo lân cận ngày thứ sáu và bắt đầu các hoạt động tuần tra và thực thi pháp luật ở đây”.
“Hai tàu tuần tra Trung Quốc đã vào vùng biển đảo Điếu Ngư và các đảo lân cận ngày thứ sáu và bắt đầu các hoạt động tuần tra và thực thi pháp luật ở đây”.
Quần đảo gây tranh cãi này nằm ở
biển Hoa Đông, cách Naha (thành phố chính ở Okinawa) 400km và cách Đài Loan
200km.
http://tuoitre.vn/The-gioi/511433/Sau-tau-Trung-Quoc-vao-vung-bien-Senkaku.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét