18-9-2012
Cuốn phim The Innocence of
Muslims – Sự Ngây Thơ của Tín Đồ Hồi Giáo, với nội dung báng bổ Giáo Chủ Mohammed,
vị tiên tri của Hồi Giáo đã là nguyên nhân cuộc bạo loạn tại Benghazi, Libya,
ngày thứ Ba,11/09/2012, giết hại đại sứ Hoakỳ tại Libya, ông Christopher
Stevens và 3 người Mỹ khác.
Hôm thứ Sáu ngày 14/09, các cuộc biểu tình của người
Hồi Giáo tiếp tục diễn ra nhiều nơi trên thế giới, để phản đối bộ phim sản xuất
tại Mỹ, nhằm vào Mỹ và Do Thái. Cuốn phim rẻ tiền này đã được chiếu tại
Hollywood trong nhiều tháng trước, mà chẳng thu hút được ai chú ý, ngay đoạn giới
thiệu dài 14 phút trên YouTube vào tháng 07 cũng chưa được ai quan tâm.
Chỉ sau
khi đoạn giới thiệu được dịch ra tiếng Ảrập thì số người vào YouTube tăng vọt,
dẫn đến các cuộc bạo loạn nguy hiểm, nhằm vào toà đại sứ Mỹ và các nước Tây Phương
ở những nước Hồi Giáo.
Theo AP: “Bà Cindy Lee Garcia, cư dân California nói với
báo giới là bà ‘hoàn toàn bị lừa’ không hề biết cuốn phim mà bà thủ một vai, có
dính dáng gì đến Tiên tri Mohammed”. Bài báo của Reuters kể rằng: “Nữ tài tử
Cindy Lee Garcia nói, năm ngoái thấy công ty Backstage.com quảng cáo tuyển tài
tử, bà nộp đơn, được tuyển và nhận lời đóng trong bộ phim Desert Warrior - Chiến
Sĩ Sa Mạc…phim được quay trong thánh đường ở Los Angeles mùa hè năm 2011, trong
đó khoảng 50 người diễn xuất”. Nhiều tờ báo xác định tác giả bộ phim này là
Nakoula Basseley Nakoula, 55 tuổi là một tín đồ Kytô Coptic của Ai Cập, có địa
chỉ thường trú tại California, mới đây đã thọ án tù về tội gian trá ngân hàng.
Thực ra một số người bị chứng ‘cuồng
tín tôn giáo’ thường lạm dụng quyền ‘tự do phát biểu ý kiến’ để báng bổ các tôn
giáo khác với tôn giáo mình tin theo. Nhưng nạn nhân chính lại là các quốc gia,
mà những tác phẩm ‘ngu xuẩn’ đó xuất hiện.
Nước Mỹ hiện nay là nạn nhân của cuốn
phim nham nhở rẻ tiền The Innocence of Muslims, mà vì Tu Chính Án Số I, không
cho phép chính phủ Hoakỳ ngăn cấm. Dù rằng, nỗ lực của chính quyền Dân Chủ
Obama đã rút quân khỏi Iraq, và chuẩn bị rút ra khỏi Afghanistan. Tích cực tiếp
tay cho các cuộc “Cách Mạng Hoa Lài” tại Bắc Phi và Trung Đông với mục đích Dân
Chủ Hoá chế độ, trao chính quyền ở các nơi này vào tay người dân, mà đa số là
người Hồi Giáo, để Hoakỳ rảnh tay chuyển trục chiến lược quân sự về Châu Á – Thái
Bình Dương.
Tuy trong Thế Giới Hồi Giáo
vẫn còn tình trạng Giáo Phái xung đột nhau. Đó là mâu thuẫn nội bộ, mà Mỹ và các
nước ngoài không thể nhúng tay vào. Nhưng một khi người Hồi Giáo đã bầu ra được
chính quyền của mình, thì chính quyền đó phải lo tới đời sống quốc dân và phát
triển quốc gia, nên phải hội nhập với thế
giới, không quay lại với hình thái ‘khủng bố’ được nữa. Chính vì vậy mà kết quả
nhãn tiền là các chính quyền ở những nước Hồi Giáo hiện nay đều tích cực ngăn cản,
điều tra, bắt giam các thành phần quá khích bạo động trong các cuộc biểu tình
chống Mỹ.
Ở thời điểm mà Hoakỳ thực hiện
“Chuyển Trục Chiến Lược từ Tây qua Đông”, ngay trong cuối năm, có cuộc bầu cử Tổng
Thống, thì các thế lực quốc tế đều muốn trì kéo cuộc chuyển trục này lại.
Hiện
nay cả Nga lẫn Tầu đều đang hỗ trợ cho nhà độc tài Bashar al-Assad ở Syria để kéo
dài nội chiến. Họ cũng yểm trợ cho Iran, qua mặt Liên Hiệp Quốc, tiếp tục chương
trình phát triển nguyên tử, trực tiếp đe dọa Do Thái, khiến Do Thái phải bằng mọi
cách kéo Mỹ ở lại Trung Đông.
Nhưng tổng thống Barack Obama, phó tổng thống Joe
Biden, ngoại trưởng Hillary Clinton, bộ trưởng quốc phòng Leon Panetta hôm thứ
Sáu đã đến căn cứ Không Quân Andrews, bên ngoài thủ đô Washington để tiếp nhận
thi hài của đại sứ Christopher Stevens và 3 người Mỹ khác bị giết hôm thứ Ba tại
Libya.
Ở đây, Tổng thống Obama khẳng định: “Hoakỳ sẽ không rút lui khỏi thế giới.
Ngoại trưởng Clinton nói: “Mặc dù thời gian tới vẫn còn khó khăn, Hoakỳ sẽ tiếp
tục công trình ngoại giao dài ngày và gai góc. Dân chúng Libya, Yemen và
Tunisia không đánh đổi sự tàn bạo của một nhà độc tài bằng sự tàn bạo của đám đông”.
Kế tiếp tổng thống Obama gọi 4 người Mỹ vừa hy sinh là những người yêu nước. Ông
tuyên bố: “Dù những tiếng nói nghi ngờ và kém tin tưởng, tìm cách chia rẽ các
quốc gia và các nền văn hóa khác nhau. Hiệp Chúng Quốc Hoakỳ sẽ không bao giờ rút
lui khỏi thế giới, chúng tôi không bao giờ ngưng phục vụ cho phẩm giá và tự do,
mà mọi người đều xứng đáng được hưởng, cho dù họ thuộc tôn giáo nào, bất kỳ tín
ngưỡng nào”.
Nói là làm, bộ trưởng quốc phòng
Mỹ, Leon Panetta lên đường thăm Ba nước
Châu Á là Nhậtbản, Trungquốc và New Zealand. Đây là chuyến thăm Trungcộng đầu
tiên của ông Leon Panetta trong cương vị người đứng đầu Lầu Năm Góc, giữa bối cảnh
cuộc xung đột Nhật, Tầu vì vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo, Nhật
gọi là Senkaku, Tầu goị là Điếu Ngư Đài.
Chính vì thái độ hung hăng hiếu chiến
của Trungcộng, nên chuyến viếng thăm tại Nhật ngày 16/09/12, ông Panetta đã dễ
dàng đạt được thỏa hiệp với nước Nhật là thiết lập thêm một hệ thống radar thứ
nhì ở phía Nam, để phòng thủ phi đạn bắn
vào lãnh thổ Nhậtbản.
Ông nói: “Hoakỳ và Nhậtbản đã bắt đầu phối hợp về các bố
trí trong tương lai thêm dàn radar do thám ở Nhậtbản. Mục đích của hệ thống này
là tăng cường khả năng bảo vệ Nhậtbản. Nó cũng được thiết kế để dọn đường cho các
lực lượng Hoakỳ được điều tới, và cũng có
hiệu năng trong việc bảo vệ đất nước Hoakỳ chống lại mối đe dọa phi đạn của Bắc
Triều Tiên”. “Sự hợp tác chặt chẽ liên tục về phòng thủ phi đạn đạn đạo phản ánh
cam kết chung của chúng tôi đối với Liên Minh này và với việc thăng tiến hoà bình
và an ninh trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương”.
Rõ ràng là thái độ hung hăng hiếu chiến bành
trướng của Bắc Kinh ở Biển Hoa Đông và Đông Nam Á đã làm cho Hoakỳ phải gấp rút
thiết lập hệ thống lá chắn phi đạn, nhằm vô hiệu hóa dàn tên lửa đạn đạo của
Trungcộng đe dọa các nước lân bang và các chiến hạm của Mỹ.
Tại Bắckinh ngày 18/09/12, bộ trưởng
quốc phòng Leon Panetta kêu gọi: “Trungquốc nới rộng quan hệ quân sự với Hoakỳ,
để tránh những sự tính toán sai lầm, trong lúc Bắckinh phát triển lực lượng vũ
trang và gia tăng ảnh hưởng trong vùng Áchâu Thái Bình Dương”.
Sau cuộc họp với
bộ trưởng quốc phòng Trungcộng, Lương Quang Liệt, ông Panetta phát biểu: “Đối với
những mối căng thẳng hiện nay, chúng tôi hối thúc các bên bình tĩnh và tự chế,
và khuyến khích họ giữ cho kênh thông tin liên lạc được rộng mở để giải quyết các
mối tranh chấp bằng đường lối ngoại giao hoà bình. Không nước nào được lợi gì nếu
tình hình leo thang thành xung đột, gây phương hại cho hoà bình và ổn định của
khu vực quan trọng này”.
Tiếc rằng lời khuyên này đã muộn. Trungcộng đã để cho
phong trào dân chúng xuống đường chống Nhật tràn ra khắp nước. Mỹ nhất định khóa
cứng Trungcộng không được đụng độ với Nhật ở Biển Hoa Đông thì phong trào xuống đường của dân Trung Hoa sẽ
quay lại hỏi tội bọn cầm quyền độc tài cộng sản tham nhũng tại Trung Nam Hải.
Chính vì vậy mà Trungcộng đang cố làm cho các cuộc xuống đường của dân chúng nhỏ
dần đi, rồi teo lại. Khi công cuộc chuyển trục chiến lược phòng thủ toàn diện của
Mỹ kể cả về mặt Quân Sự, Kinh Tế, Chính Trị đã hoàn chỉnh, thì Trungcộng khó lòng
chống lại nổi.
LÝ ĐẠI NGUYÊN
Little Saigon ngày 18/09/2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét