15-9-2012
Hình bên: Hai Đoàn đàmphán VN và TQ chụp ảnh chung tại Thành Đô năm1990
Cuộc tranh chấp chủ quyền tại biển Đông đến nay đã bước sang giai đoạn cao trào
đòi hỏi phải có một giải pháp hòa bình nếu muốn ngăn chặn chiến tranh nóng .
Phía Trung Quốc, sau thời kỳ ráo riết lấn chiếm trên thực địa, đã hoàn thành thủ
đoạn "biến không thành có" và lập được cái gọi là "Thành phố Tam
Sa" với đầy đủ bộ máy hành chính và quân sự để kiểm soát toàn bộ khu vực rộng
lớn án ngữ giữa Biển Đông bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN
cùng đảo Hòang Nham và bãi cạn Scarborough của Philipine.
Trên mặt trận ngoại
giao, Bắc Kinh một mặt tự tiện tiến hành khai thác tài nguyên biển Đông, một mặt
tung ra chiêu bài "gác tranh chấp cùng khai thác" nhằm đặt các bên
liên quan vào thế khó xử; một mặt chủ trương đàm phán song phương, coi đây chỉ
là vấn đề nội bộ khu vực mà Mỹ và bên ngoài không được can thiệp vào, một mặt
ráo riết thực hiện các thủ đoạn chia để trị đối với nội bộ ASEAN. Riêng đối với
Việt Nam, Bắc Kinh vẫn áp dụng thủ pháp hai mặt "vừa đấm vừa xoa" nhằm
lừa gạt “người đồng chí anh em” một lần nữa.
Trước thái độ cố chấp của Bắc Kinh, dư luận quốc tế ngày càng nhận rõ hơn ý đồ
độc chiếm biển Đông của TQ; Mỹ phải lên tiếng mạnh hơn đồng thời thúc dục ASEAN
và TQ sớm đàm phán về COC. Biết không thể kéo dài tình trạng căng thẳng quá lâu
mất uy tín quốc tế, Bắc Kinh cũng phải chuẩn bị cho một giải pháp đàm phán với
thế mạnh của kẻ đang chiếm đóng trên thực địa tại biển Đông.
Diễn biến tình hình gần đây nhắc nhớ lại thời kỳ các bên tìm kiếm giải pháp cho
vấn đề Campuchia trong những năm 1980. Sẽ là khiếm khuyết khi bàn về giải pháp
biển Đông mà không nhắc lại bài học liên quan đến giải pháp Cămpuchia cách nay
hơn 20 năm . Điểm mấu chốt của bài học đó là sai lầm của Việt Nam khi chọn ”gải
pháp đỏ" với phía Trung Quốc - một sai lầm vẫn còn tác động sâu sắc đến
ngày nay.
Đáng lẽ Việt Nam đã có thể sử dụng việc kết thúc vấn đề Cămphuchia như một cơ hội
để nâng cao uy tín quốc tế phục vụ công cuộc mở cửa và phát triển đất nước nếu
biết lựa chọn giải pháp thông qua Hội đồng bảo an LHQ, kể cả Mỹ và ASEAN.
Nhưng
người Việt Nam đã chọn cách ”đi đêm” với kẻ thù truyền kiếp vì ảo tưởng rằng đồng
chí với nhau tốt hơn là với phương Tây (!?). Điều đáng lưu ý là, sai lầm đó không
phải do đường lối chính thống của VN thời bấy giờ mà là do người đứng đầu của Đảng
mới nhậm chức gây ra.
"Giải pháp đỏ" suy cho cùng là một sản phẩm của
sự đầu hàng vô nguyên tắc bất chấp phương hướng chỉ đạo của Bộ Chính trị và
cũng trái với nguyện vọng của hai nước bạn Campuchia và Lào. Bằng thỏa thuậnThành Đô, Việt Nam đã tự xóa bỏ toàn bộ công lao, xương máu của mình để giúp
nhân dân Cămpuchia thoát khỏi nạn diệt chủng Pol Pot, kể cả trong cuộc chiến
tranh biên giới phía Bắc năm1979.
Đó là chưa kể cái giá quá đắt do nền kinh tế
đất nước bị Mỹ và quốc tế cấm vận hơn 10 năm đó. Tính chính danh, chính nghĩa của
hai cuộc cuộc chiến đó cũng đã bị lu mờ . Đó là hậu quả thảm bại của nếp tư duy
mơ hồ về “ý thức hệ” mà đáng ra đã có thể rũ bỏ hoàn toàn sau sự kiện chiến
tranh biên giới phía Bắc. Mọi sự hy sinh của quân và dân Việt Nam đã trở thành
vô nghĩa vì không đạt kết quả cuối cùng, thậm chí có thể nói đã “mất trắng”do lựa
chọn sai lầm trong giải pháp về vấn đề Căpmpuchia. Sau nhiều năm vết thương vẫn
chưa lành thì sự trở mặt của chính quyền Pnompênh câu kết với Bắc Kinh trong vấn
đề biển Đông mới đây đã khẳng định bài học nói trên. Nếu không có "giải
pháp đỏ" chắc đã không có kết cục trớ trêu này.
Đó là một bài học cay đắng. Nhưng liệu nó sẽ được học đến nơi đến chốn hay lại học trước quên sau? Câu hỏi này không thừa nếu theo dõi những diễn biến tình hình quan hệ Việt-Trung trong bối cảnh vấn đề biển Đông hiện nay.
Có thể nói trước âm mưu độc chiếm biển Đông của chủ nghĩa bành trướng bá quyền
Trung Quốc, nội bộ Việt Nam luôn bị dằng xé bởi các luồng tư tưởng trái ngược
nhau, không chỉ trong giới lãnh đạo đất nước mà ngày càng tăng lên giữa nhân
dân và lãnh đạo.
Điều này được thể hiện không chỉ trên nội dung các văn kiện
chính trị mà còn thể hiện trong những hành động cụ thể. Đó là sự lúng túng và
không minh bạch trong cách thể hiện quan điểm về bạn/thù, sự thiếu nhất quán
trong các chủ trương chính sách đầu tư, xuất-nhập khẩu, an ninh-quốc phòng và
văn hóa, truyền thông, v.v...
Do ngày càng xa rời với phương châm đã đề ra từ Đại
hội VI, nền kinh tế Việt Nam đang bị lệ thuộc vào Trung Quốc sau nhiều đợt sai
lầm trong lựa chọn đối tác hoặc sự nhượng bộ vô nguyên tắc, thậm chí sự thông đồng
mang tính chất phản quốc của các nhóm lới ích . Dự án khai thác bauxit trên
vùng chiến lược Tây Nguyên và hàng loạt trường hợp "tô nhượng" đất
đai, rừng, biển tại những địa bàn nhậy cảm về an ninh quốc phòng là những ví dụ.
Nhiều sai lầm tương tự vẫn tiếp diễn ngay cả khi Trung Quốc ráo riết xâm lấn biển
đảo đồng thời dùng nhiều thủ đoạn phá hoại an ninh kinh tế-xã hôi trên đất liền.
Do vị trí địa lý và tương quan lực lượng,Việt Nam, dù muốn hay không, vẫn giữ
vai trò quyết định trong giải pháp cho vấn đề tranh chấp biển Đông hiện nay. Do
đó, Việt Nam một lần nữa phải đối mặt với thách thức và cơ hội tương tự như
trong trong vấn đề Campuchia trước đây. Việc lựa chọn giải pháp cho vấn đề biển
Đông sẽ một lần nữa ảnh hưởng đến lợi ích của Việt Nam, ASEAN và quốc tế.
Diễn
biến tình hình từ sau HN AMM 45 cho thấy một giai đoạn mới đã bắt đầu đối với
giải pháp biển Đông . Những tín hiệu mới đang phát ra từ quá trình Hội nghị cấp
cao APEC. Đó là thái độ cứng rắn và khẩn trương hơn của Mỹ trong việc hối thúc
ASEAN cùng TQ sớm thông qua COC tại Hội nghị CC ASEAN tháng 11 tới . Mỹ cũng
chính thức đề nghị Nga tham gia nhiều hơn vào vấn đề biển Đông. Thủ tướng
Singapore trong chuyến thăm TQ mới đây cũng cho thấy muốn đóng một vai trò nào
đó. Bắc Kinh một mặt tỏ ra rất bất bình trước thái độ "cứng lên" của
phía Mỹ, nhưng có vẽ "lắng nghe" ý kiến của Singapore, Indonesia và
Thái Lan (?) Nhật Bản, Nga ,Úc, Ấn Độ... cũng đều sẵn sàng đóng vai trò trong một
giải pháp biển Đông.
Trong bối cảnh hiện nay , nôi dung cuộc gặp giữa hai Chủ tịch Trương Tấn Sang
và Hồ Cẩm Đào bên lề Hội nghị APEC tại Vladivostok mới đây không khỏi khiến dư
luận băn khoăn.
Sự khác nhau trong cách đưa tin giữa VNTTX và THX về sự kiện
này khiến dư luận nghi ngờ độ trung thực của hai bên. Trong khi THX nói chung
chung, thì VNTTX nói đậm hơn, nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ song phương
Việt-Trung bất chấp thực tế đang diễn ra.
Báo Tuổi trẻ ngày 8/9 với tiêu đề
"Không để vấn đề biển Đông ảnh hưởng đến quan hệ Việt-Trung" đã đưa
tin: "Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng trong tình hình hiện nay, việc không
ngừng tăng cường sự tin cậy về chính trị , làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác
hợp tác chiến lược toàn diện ...có ý nghĩa hết sức quan trọng"; "về
biển Đông, hai bên cần kiên trì...không để vấn đề biển Đông ảnh hưởng đến sự
phát triển ổn định quan hệ hai nước".
Tờ China Daily đưa tin đậm về những
lời chỉ huấn muôn thuở của lãnh đạo TQ rằng “Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nói
Trung Quốc và Việt Nam cần bình tĩnh và chứng tỏ kiềm chế về vấn đề Nam Hải"
đồng thời "thúc giục hai nước trung thành với đàm phán song phương và giải
pháp chính trị, và tiếp tục con đường cùng khai thác.”
Những câu chữ và ý tứ kiểu trên đây cho thấy hiện tượng không bình thường, nếu
không nói là báo hiệu một sự chuyển dịch lập trường nào đó (?).
Liệu cái đích của
sự chuyển dịch này là gì?
Nhân đây xin nhắc lại một chi tiết. Đó là sự tâm đắc
của Tống Bí thư đảng ta sau chuyến thăm Trung Quốc cuối năm ngoái và đã được
chính ông nhắc lại tại Hội nghị quán triệt nghị quyết Trung ương 4 hồi tháng
5/2012: “Ðảng Cộng sản Trung Quốc trong cải cách, mở cửa cũng luôn luôn khẳng định
dứt khoát phải kiên trì vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản, và trong những lần
trao đổi với chúng ta, bạn thường nhấn mạnh không để bị “Tây hóa”.
Liệu ý kiến
chỉ đạo này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình tìm kiếm giải pháp biển
Đông?
Phụ lục: Trích đoạn Hồi ký Trần Quang Cơ
" Mặt khác, thái độ của Mỹ có đổi khác: ngày 18.7.90 ngoại trưởng James
Baker tuyên bố Mỹ thôi không công nhận Campuchia Dân chủ (tức chính quyền 3
phái do Sihanouk đứng đầu), lên án Khmer Đỏ, nhận đối thoại với Việt Nam qua
phái đoàn ở Nữu-ước. Ngày 6.8.90, ta với Mỹ tiếp xúc ở Nữu-ước, Mỹ chủ yếu thăm
dò thái độ ta về văn kiện khung của LHQ về giải pháp Campuchia.Ngày 8.8.90 Bộ
Ngoại Giao trình BCT đề án về vấn đề Campuchia theo hướng phân rõ mặt quốc tế
và mặt nội bộ của giải pháp. Về mặt quốc tế, góp ý với bạn nên đồng ý phương án
của P5, còn mặt nội bộ phải do bạn Campuchia quyết định, ta tôn trọng.Chiều
8.8.90, tôi đến gặp Cố vấn Phạm Văn Đồng xin ý kiến về đề án này. Anh nói: Tình
hình hiện nay tạo cơ hội thuận lợi cho giải pháp Campuchia. Cần tận dụng cơ hội
mới này trong khi ta còn sử dụng được. Phải dám chơi với LHQ, với Hội Đồng Bảo
An, với Mỹ và phương Tây. Cần tranh thủ nhân tố Mỹ trong tình hình mới... Đề án
về lý thuyết thì tốt nhưng làm sao thực hiện được... Không nên đặt yêu cầu quá
cao “giữ vững thành quả cách mạng (Campuchia)”... Đi vào tổng tuyển cử bạn
giành được 50% là lý tưởng...”Ngày 12.8.90, BCT họp về đề án Campuchia do Bộ
Ngoại Giao thảo. Sau khi thảo luận, anh Linh kết luận: Với Mỹ, ta tiếp tục đối
thoại như BCT đã cho ý kiến với Trung Quốc trong cuộc gặp 13/8 giữa tôi và
Trương Đức Duy, ta nên nói là 2 nước XHCN Việt Nam và Trung Quốc nên hợp tác giải
quyết vấn đề Campuchia để có một nước Campuchia hữu nghị với các nước láng giềng,
trước hết là Việt Nam, Trung Quốc, Lào. Ta không nói Việt Nam và Trung Quốc là
hai nước XHCN cần đoàn kết chống đế quốc chống đế quốc, bảo vệ chủ nghĩa xã hội.Nhưng
rồi cuộc gặp Thành Đô đã làm lãnh đạo Việt Nam xa rời quan điểm thực tế này mà
ngã hẳn theo Trung Quốc, thậm chí còn định ép PhnomPenh chấp nhận đòi hỏi quá
đáng của Bắc Kinh về vấn đề SNC Campuchia.42 bản 01 thêm: [Campuchia cũng
như]43 bản 01 thêm: [lớn]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét