Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




LIỆU VIỆT NAM SẼ TRỞ THÀNH HY LẠP CỦA ĐÔNG NAM Á ?

Luke Hunt
L.V. chuyển ngữ
12-9-2012

Những điềm báo về tài chính ở Việt Nam thì không được tốt. Những câu chuyện về ngân hàng bị hút tiền mặt, việc bắt giữ các quan chức tham nhũng và sự kết thúc của một thời kỳ kinh tế được đánh dấu bởi cơn bùng nổ tăng trưởng đã nói lên tất cả. Hơn nữa, còn có triển vọng là Hà Nội phải nhờ đến sự giúp đỡ từ bên ngoài.

Ý tưởng rằng Việt Nam có thể nhờ đến việc xoá nợ để giải quyết món nợ quốc gia từ những nhà cho vay lớn nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã được đưa ra tại Uỷ ban Quốc hội nhưng ý kiến này hầu như liền bị ngân hàng trung ương quốc gia bác bỏ lập tức.

Triển vọng này chỉ dừng tại đấy, nhưng nó cũng gây áp lực hơn đối với chính quyền trong việc đưa ra chi tiết rằng nó cần làm gì để sửa đổi sự mất cân bằng trong ngân sách và đưa nền kinh tế Việt Nam vào vị trí an toàn.

Các chính phủ cộng sản thì thường không có thói quen đưa ra những tuyên bố như thế, vốn là điều kiện bắt buộc nếu chính phủ muốn bên ngoài giúp đỡ, ví dụ như việc xoá nợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Bên cạnh đấy, tình hình tài chính của Trung Quốc xem ra cũng bấp bênh như đã được nói rõ trong một bài báo cần nên đọc của Minxin Pei vừa đăng trên tờ The Diplomat rằng chúng ta cần nên quan ngại về những hậu quả bắt nguồn từ những năm tháng với chính sách tín dụng dễ dãi ở Trung Quốc.

Những hệ quả từ một Trung Quốc bị cạn kiệt tài chính và một Việt Nam dễ bị khủng hoảng thì quá lớn đối với các quốc gia Đông nam Á với những nền kinh tế vốn đã rất khắc kỷ trong việc vượt qua những thách thức của con đường tài chính đầy nợ nần đang tấn công dồn dập nền kinh tế thế giới từ 2008.

Việc cởi bỏ luật lệ trong khối ASEAN đã tăng rất nhiều khả năng trao đổi thương mại giữa 10 quốc gia thành viên, trong khi những đầu tư và viện trợ của Trung Quốc vào các nước như Cambodia đã làm phát triển thêm tương lai kinh tế của khu vực.

Nhưng bản thân các quốc gia - tiêu biểu như Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia - thì có vẻ bấp bênh. Tỉ lệ tăng trưởng đang yếu đi, nợ nần tăng cao, những lợi nhuận ban đầu trong khu vực từ việc cắt bỏ luật lệ đã hết đi và các đối tác thương mại truyền thống từ Hoa Kỳ đến châu Âu, Nhật Bản và giờ đây là Trung Quốc không chắc sẽ mau chóng thấy lại được sự hồi sinh của quá trình bùng nổ.

Còn quá sớm để nói rằng liệu Việt Nam sẽ trở thành Hy Lạp của Đông Nam Á hay không. Tính chất giữa chính quyền và người dân thì quá cách biệt, nạn lạm phát đã được kềm chế và tỉ giá hối đoái cũng đã ổn định.

Tuy nhiên, giá thị trường nhà đất đã giảm còn phân nửa, đầu tư nước ngoài giảm một phần ba và dự báo tăng trưởng ở mức 5% trong hai năm tới thì quá yếu để một quốc gia đang phát triển phát huy vận mệnh của mình.

Viễn cảnh tương lai thì quá xấu và điều này cũng sẽ làm tổn thương đến những quốc gia láng giềng ngay bên cạnh như Cambodia và Lào, và sẽ lan toả lên khắp khu vực, nơi mà sự bất ổn kinh tế đang nhanh chóng trở thành một vấn đề cấp bách.

http://danluan.org/node/14254


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét