Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




LÃNH SỰ QUÁN TRUNG QUỐC TẠI NHẬT BẢN BỊ TẤN CÔNG

H. Phan
18/09/2012

(Petrotimes) - Trong lúc căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản liên quan tới quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang leo thang, kéo theo các cuộc biểu tình rậm rộ và đạp phá các cửa hàng và doanh nghiệp của Nhật tại Trung Quốc thì tại Nhật, một vụ tấn công vào lãnh sự quán của

Làn sóng biểu tình chống Nhật diễn ra tại nhiều thành phố ở Trung Quốc trong mấy ngày qua

Cảnh sát Nhật Bản đã bắt giữ một thanh niên Nhật ném lựu đạn khói vào tòa lãnh sự Trung Quốc ở thành phố Fukuoka của Nhật Bản. Vụ việc xảy ra tối ngày 17/9. 

Theo cơ quan thông tấn Kyodo của Nhật, thanh niên tên Yu Fujita, 21 tuổi, đã ném hai quả lựu đạn khói vào lãnh sự quán Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa. Người thanh niên biến mất nhưng sau đó một giờ tự ra trình diện cảnh sát. Anh ta giải thích mình hành động như vậy vì cảm thấy bị xúc phạm bởi những cuộc tàn phá doanh nghiệp Nhật Bản ở Trung Quốc. Không có ai bị thương trong vụ việc.

Như tin đã đưa, các cuộc biểu tình phản đối Nhật Bản được tổ chức liên tiếp ở Trung Quốc một tuần nay. Trong một số trường hợp, hoạt động đã dẫn đến bạo loạn và đập phá. Ở Trung Quốc, nhiều công ty và tổ chức Nhật Bản buộc phải ngừng làm việc. Chính quyền Trung Quốc đã nhiều lần kêu gọi người dân thể hiện tình cảm yêu nước một cách kiềm chế và trong khuôn khổ pháp luật. Biểu tình và tuần hành ở Trung Quốc bắt đầu sau khi Nhật Bản quốc hữu hóa ba trong số năm đảo Senkaku vào hồi đầu tuần trước bằng cách mua lại từ chủ sở hữu tư nhân. Các đảo này trên biển Hoa Đông được Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và coi như một phần không tách rời của đất nước.

Tin liên quan, hôm qua, một đội tàu tàu đánh cá Trung Quốc gồm 1.000 chiếc tiến đến quần đảo Senkaku nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Bằng hành động này, ngư dân Trung Quốc muốn xác nhận chủ quyền đối với vùng lãnh thổ này. Chuyến đi của ngư dân đến quần đảo, lại một lần nữa gây ra sự leo thang căng thẳng giữa hai nước dự kiến diễn ra trong ngày hôm nay. Cảnh sát biển Nhật Bản tập trung gần khu vực đảo, số lượng bao nhiêu không được báo cáo. Tokyo dự kiến rằng không loại trừ khả năng đội tàu Trung Quốc có thể đổ bộ lên các hòn đảo không có người ở. Sự phát triển của tâm lý chống Nhật ở Trung Quốc buộc chính phủ Nhật Bản phải thành lập một trung tâm chống khủng hoảng đặc biệt. Thủ tướng Yoshihiko Noda đã phải hủy bỏ chuyến đi dự kiến từ trước và đích thân theo dõi tình hình xung quanh quần đảo Senkaku.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta (phải) và đồng nhiệm Nhật Bản  Satoshi Morimoto, trong cuộc họp báo ở Tokyo, 17/9/2012
Trong khi đó, trong cuộc họp báo với đồng nhiệm Nhật Bản tại Tokyo ngày 17/9, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thông báo là trong khuôn khổ kế hoạch mở rộng hệ thống phòng thủ chống tên lửa, Washington và Tokyo đã đạt được đồng thuận về việc đặt thêm một trạm radar X-Band tại Nhật Bản, nhằm ngăn chặn những đe dọa đến từ phía Triều Tiên.

Theo lời lãnh đạo bộ Quốc phòng Mỹ, mục đích của động thái này nhằm tăng cường khả năng bảo vệ Nhật Bản, đồng thời hỗ trợ lực lượng Mỹ đang đồn trú tại nước này.

Mỹ có khoảng 47.000 binh sĩ hiện diện ở Nhật Bản, đa số đóng quân trên quần đảo Okinawa, ở phía nam.

Trong kế hoạch phòng thủ chống tên lửa tại châu Á, Mỹ đã có một trạm radar X-Band đặt tại căn cứ Shariki, ở thành phố Tsugaru, phía bắc đảo Honshu.

Trước đó, một quan chức của Lầu Năm Góc cho biết là một nhóm chuyên gia quân sự Mỹ đang có mặt trên hiện trường để tìm kiếm địa điểm đặt trạm radar.

Cho đến nay, các tàu chiến của hải quân Mỹ, được trang bị hệ thống Aegis, vẫn hoạt động gần Nhật Bản nhằm phát hiện các vụ phóng tên lửa.

Washington đã nhiều lần tuyên bố là việc triển khai hệ thống lá chắn chống tên lửa tại châu Á không nhằm chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh luôn hiểu điều ngược lại.

http://www.petrotimes.vn/news/vn/quoc-te/lanh-su-quan-trung-quoc-tai-nhat-ban-bi-tan-cong.html


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét