Andrew Chubb
12-9-2012
Hai ông Hồ Cẩm Đào và Trương Tấn Sang gặp nhau hôm 7/9 |
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã
gặp người tương nhiệm Việt Nam Trương Tấn Sang tại hội nghị APEC hôm 7/9 ở
Vladivostok, Nga. Tại đây, ông Hồ có bình luận chính thức hiếm hoi về tranh chấp
Biển Nam Trung Hoa (South China Sea).
Tờ China Daily tường thuật: “Chủ
tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nói Trung Quốc và Việt Nam cần bình tĩnh và chứng tỏ
kiềm chế về vấn đề Nam Hải.
Ông Hồ thúc giục hai nước trung
thành với đàm phán song phương và giải pháp chính trị, và tiếp tục con đường
cùng khai thác.”
Bình luận mềm mỏng của Chủ tịch
Trung Quốc, nhắc lại chính sách “gác lại tranh chấp cùng khai thác”, không
chỉ nhắm đến thế giới bên ngoài. Truyền thông chính thức ở Trung Quốc phát lại
liên tục câu chuyện trong ngày 7/9, từ bản tin trên China National Radio, tường
thuật của hãng tin China News Service và cả trên trang web Bộ Ngoại giao.
Truyền thông đại chúng trên mạng
mau chóng đi theo – cả năm trang mạng hàng đầu đưa câu chuyện này vào nhóm tin
đáng chú ý vào lúc 12.25 trưa giờ địa phương, và giữ nó cho đến tận buổi tối.
Bình luận trên mạng
“Hồ Cẩm Đào” là từ tìm kiếm nhạy
cảm trên mạng internet Trung Quốc, vì thế các bình luận trên mạng bị kiểm duyệt
nặng nề. Đến đầu giờ sáng ngày 8/9, thảo luận của mạng Phượng hoàng (Phoenix)
có hơn 25,000 người tham gia, nhưng chỉ có 92 bình luận – dấu hiệu chứng tỏ
đóng góp của đa số độc giả bị bỏ đi. Bản thân tôi liên tục cố đăng một bình phẩm
vô thưởng vô phạt, gửi qua mobile, cũng đều chỉ nhận dòng thông báo có lỗi.
Đến sáng hôm sau nữa, câu chuyện
vẫn còn ở vị trí quan trọng ở mặt tiền trang web này. Nhưng bình luận cuối cùng
được đăng lên lại vẫn từ ngày 7/9.
Bình luận này viết: “Hoàn toàn ủng
hộ viễn kiến khoáng đạt và dài hơi của Hồ Chủ tịch, quốc phòng cần củng cố, giải
pháp ngoại giao là chính sách chính thức, chiến tranh là giải pháp cuối cùng.”
Kể từ đó, chỉ có thêm sáu bình phẩm
nữa được đăng. Tính đến ngày 12/9, bình phẩm mới nhất là: “Một vị Chủ tịch
chính trực và đầy cá tính, tôi ủng hộ.”
Tuy vậy, đáng nói là các bình luận
hiện ra đầu tiên trên màn hình, trong thảo luận bị kiểm duyệt kỹ lưỡng này, lại
bày tỏ bất bình về chính sách gác lại tranh chấp cùng khai thác. Họ nói Việt
Nam là kẻ thù của Trung Quốc và thậm chí “rất mong chờ đến ngày diễn ra hội nghị
18”, ám chỉ ngày Hồ Cẩm Đào không còn là lãnh tụ đất nước.
Còn trên mạng Sina, đến bốn giờ
sáng thứ Bảy tuần trước, đây vẫn còn là câu chuyện thứ ba trên trang chính. Ở
đây sự can thiệp của ban kiểm duyệt còn rõ rệt hơn: 1700 người tham gia mà chỉ
có 8 bình phẩm. Vì thế, tôi có thể dịch lại toàn bộ cuộc “đối thoại”. Khác với
mạng Phượng hoàng, Sina mặc định để những bình phẩm mới nhất hiện ra trước:
1. Đầu tiên đánh Nhật, rồi Việt
Nam, sau đó là Philippines, đừng nói nữa, làm đi (3 người ủng hộ)
2. Lòng yêu nước và bảo vệ đất nước
dựa trên sức mạnh thực sự (56)
3. Việt Nam, đất nước vô ơn này,
không thể lý lẽ, phải đánh thôi (160)
4. Việt Nam còn không thể tự nuôi
mình nữa mà (117)
5. Việt Nam, đất nước vô ơn này,
không thể lý lẽ, phải đánh thôi (222)
6. Đánh chúng (129)
7. Lòng yêu nước chỉ mang một từ
thôi: đánh (246)
8. [Chúng ta] phải phân biệt rõ
ràng bạn và thù (446)
Hàm ý chung của tranh luận trên
trang mạng Tencent cũng giống như ở Phượng hoàng và Sina: kêu gọi chiến tranh,
phê phán chính sách của ông Hồ, và số lượng bình phẩm thấp đủ để chứng tỏ đa số
quan điểm bị xóa hoặc bị che đi.
Người Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc, còn không ít người Trung Quốc nói Việt Nam vô ơn |
Ai kiểm duyệt?
Có vẻ đi quá xa nếu nói Đảng hay
Chính phủ ra chỉ thị cho các trang web lớn, yêu cầu chỉ cho đăng bình phẩm kêu
gọi chiến tranh với Việt Nam hay chỉ trích chính sách của Chủ tịch nước, vào
đúng ngày khi Hồ Chủ tịch kêu gọi hợp tác với Việt Nam.
"Trong trường hợp này, phải
chẳng đây là một phần của chiến lược dùng lá bài “chủ nghĩa dân tộc”? Phải
chăng giới lãnh đạo muốn chứng tỏ với người tương nhiệm rằng họ bị ràng buộc bởi
dư luận trong nước, và vì thế không thể nhượng bộ?"
Nhưng đồng thời cũng khó tin rằng
các ban bệ kiểm duyệt của các công ty internet có các quyết định tương tự nhau
mà không có hướng dẫn chung. Có lẽ, nếu họ chỉ cho phép độc giả ca ngợi ông Hồ
Cẩm Đào và các chính sách khôn ngoan của ông, ta có thể nghĩ đến khả năng các
công ty đơn giản ngầm hiểu chính quyền muốn bình phẩm hiện ra như thế nào.
Nhưng trong trường hợp này, họ đã can thiệp để cuộc thảo luận theo hướng ngược
lại: phê phán lập trường của ông Hồ, và cả tình hữu nghị Việt – Trung.
Một giả thiết là một cá nhân hay
nhóm nào đó có quyền lực tác động đến kiểm duyệt muốn dùng dư luận để công kích
Hồ Cẩm Đào. Khả năng này không thể loại trừ. Nhưng do tầm quan trọng của quan hệ
Việt – Trung, có thể khả năng cao hơn là ban lãnh đạo Trung Quốc ra quyết định dựa
trên sự đồng thuận, chứ không phải là có chia rẽ.
Trong trường hợp này, phải chẳng
đây là một phần của chiến lược dùng lá bài “chủ nghĩa dân tộc”? Phải chăng giới
lãnh đạo muốn chứng tỏ với người tương nhiệm rằng họ bị ràng buộc bởi dư luận
trong nước, và vì thế không thể nhượng bộ?
Có thể. Nhưng dù nguyên nhân có
là gì, thì với sự kiểm duyệt rõ ràng như thế, đảng-nhà nước Trung Quốc sẽ luôn
khó mà thuyết phục thế giới rằng “dư luận” Trung Quốc mà họ nhắc đến là có thật.
Andrew Chubb, một nghiên cứu sinh
tiến sĩ về Quan hệ Quốc tế ở Đại học Western Australia, nghiên cứu về vai trò của
dư luận trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Anh duy trì một blog về
các bình luận của người Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2012/09/120912_sang_hu_chinesemedia.shtml
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét