20-9-2012
Việt Nam thu hẹp tự do báo chí mặc dù mở cửa nền kinh tế
Hình bên: Một cảnh sát đang ngăn các nhiếp ảnh tại một cuôc biểu tình chống Trung quốc trước Nhà hát Hà Nội hôm 22 / 7 (Reuter / Nguyen Lan Thang)
Với ít nhất 14 nhà báo phía sau song sắt, Việt Nam là cai ngục tồi tệ thứ hai ở châu Á đối với báo giới, chỉ sau Trung Quốc, theo CPJ nghiên cứu.
Ngày 19/9/2012, Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) –
Các quan chức Việt Nam đang đẩy mạnh đàn áp các phương tiện truyền thông cũ và
mới ngay cả khi họ quảng bá một hình ảnh của một nền kinh tế mở trong thời toàn
cầu hóa. Chặc chẻ giám sát và bỏ tù các nhà báo chỉ trích, cùng với pháp luật
ngày càng hạn chế, làm bóp nghẹt dòng chảy thông tin. Báo cáo đặc biệt của
Shawn W. Crispin.
“Họ nói rằng nếu họ không bắt cha tôi đúng lúc thì sẽ
làm phật lòng Trung Quốc và sẽ bắt đầu một cuộc chiến tranh và sau đó chúng ta
sẽ mất lãnh thổ nhiều hơn”, Nguyễn Trí Dũng, con trai của ông Hải cho biết trong
một cuộc phỏng vấn gần đây với CPJ “Điều này rõ ràng là không đúng sự thật”.
Bốn năm sau, mặc dù đã hoàn thành bản án 30 tháng tù vu cáo
tội trốn thuế, ông Hải tiếp tục sống mòn mỏi trong tù khi chính quyền truy tố một
tội mới về chống nhà nước cùng với hai blogger khác, họ cùng nhau sáng lập Câu
lạc bộ Nhà Báo Tự Do, một trang web chuyển tải những bài báo chỉ trích mối quan
hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc. Ông Hải và các đồng bị cáo là Tạ Phong Tần và
ông Phan Thanh Hải đang chờ ra tòa trong khả năng bị kết án lên đến
20 năm tù giam mỗi người. Người mẹ của cô Tân, bà Đặng Thị Kim Liêng, tự thiêu
vào tháng Bảy trong một cuộc phản kháng mạnh mẽ và qua đời để phản đối các hành
động của chính quyền trong sự vụ.
Về phần mình, Dũng đã phải đối mặt với quấy rối dữ dội và
dai dẳng của chính quyền khi anh vận động đòi thả cha mình. Dũng cho biết, các nhân
viên an ninh đã hỏi láng giềng và các bạn cùng lớp đại học liệu họ có nghe anh
nói bất cứ điều gì chống lại nhà nước. Khi không có nhân chứng nào có thể tìm
ra, anh cho biết, các an ninh đã ngăn chặn anh ta tham dự cuộc thi cuối cùng của
anh trong kỳ thi nhận bằng cấp.
Đi lại và thông tin liên lạc của Dũng cũng bị giám sát chặt
chẽ. Trong một cuộc họp ngày 26 tháng 6 với CPJ, một an ninh mặc thường phục bước
vào phòng riêng tách biệt trong một quán cà phê ở hẻm sau nơi mà cuộc phỏng vấn
đang diễn ra và nghe trộm các cuộc thảo luận. “Đây là những gì xảy ra với chúng
tôi, chúng tôi không bao giờ biết người ngẫu nhiên đó có thực sự là một nhân
viên chính phủ hay không”, Dũng cho biết trong một email tiếp theo sau khi cắt
ngắn cuộc gặp mặt đó. “Chúng tôi là những tù nhân của chính phủ chúng tôi. … Họ
cố gắng phá tan tất cả những người đấu tranh cho quyền của mình hoặc nói lên ý
kiến của mình”.
Đưa tin các cuộc biểu tình chống TQ như vầy ở Hà Nội 1/7 là không được phép trong làng báo nhà nước (Reuter / Nguyen Lan Thang). |
Chính phủ Việt Nam do đảng Cộng sản thống trị duy trì một số
biện pháp kiểm soát truyền thông chặt chẽ và khắc nghiệt nhất trong tất cả các
nước của châu Á, ngay cả khi nó biểu trưng cho một quốc gia có nền kinh tế mở.
Thông qua các chính sách tự do hóa kinh tế, bắt đầu với các cải cách theo hướng
thị trường trong giữa thập niên 80 và lên đến đỉnh điểm khi gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới năm 2007, các nhà lãnh đạo đất nước đã đưa nước họ hòa vào
cộng đồng toàn cầu.
Chính quyền Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cố gắng tận dụng
môi trường tự do hóa thương mại để có một vai trò toàn cầu nổi bật hơn,
trong đó bao gồm nhắm tới một chỗ trong Hội đồng Nhân quyền LHQ vào năm 2014.
Chính phủ của ông cũng đã tìm cách làm sâu sắc thêm quan hệ quân sự và lãnh vực
khác với Hoa Kỳ như là một cách để đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại và đối trọng
với hình ảnh khu vực ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc.
Trong khi Việt Nam phải duy trì một mức độ nhất định của sự
cởi mở, bao gồm cả cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, khi hội nhập vào nền kinh
tế toàn cầu, chính quyền đồng thời tấn công chống lại các nhà báo độc lập và những
nhà bất đồng chính kiến, những người sử dụng phương tiện kỹ thuật số.
Oán hận từ
dân chúng ngày càng tăng vì nhà nước hỗ trợ chiếm đoạt đất đai, nhận thức rằng
chính phủ đã nhượng lãnh thổ và đã nhượng bộ bất lợi so với Trung Quốc, và bây
giờ, dấu hiệu của suy thoái kinh tế đều được loan tải phê phán rất nhiều trong
các blog độc lập. Các bài viết này, bị cấm trong các phương tiện truyền thông
nhà nước kiểm soát, đã thách thức vai diễn của Đảng Cộng sản như là người bảo vệ
duy nhất vì lợi ích quốc gia, một loại văn tường thuật đã tồn tại kể từ khi giữ
quyền lực và thống nhất đất nước vào năm 1975.
Đối lại mối đe dọa nhận thức, chính quyền Thủ tướng Dũng của
đã tung ra một chiến dịch đàn áp khắc nghiệt người bất đồng chính kiến, một chiến
dịch sách nhiễu và hăm dọa kể từ năm 2009 đã dẫn đến cầm tù những người bất đồng
chính kiến, hoạt động tôn giáo, và các blogger độc lập, nhiều người ủng hộ tích
cực dân chủ đa nguyên, nhân quyền, và trách nhiệm của chính phủ lớn hơn.
Với ít
nhất 14 nhà báo phía sau song sắt, Việt Nam là cai ngục tồi tệ thứ hai ở châu Á
đối với báo giới, chỉ sau Trung Quốc, theo CPJ nghiên cứu. Nhiều người trong số
những người bị giam giữ đã bị buộc tội hoặc bị kết án về tội chống nhà nước
liên quan đến bài viết trên blog của họ. Các nhà chức trách cũng đã tăng cường
giám sát Internet và lọc lựa và áp đắt áp lực nhiều hơn trên các phương tiện
truyền thông chính thống vốn bị kìm nén từ lâu. Các cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả
Rập lật đổ chế độ chuyên quyền ở Trung Đông và Bắc Phi đã tạo ra sự mở rộng gần
đây về các chủ đề tin tức bị kiểm duyệt, theo nhà báo và biên tập viên của địa
phương.
Các nhà báo trực tuyến là đặc biệt dễ bị tổn thương. Đỉnh
cao của các đạo luật mơ hồ chống nhà nước mà chính phủ sử dụng để đè bẹp người
bất đồng chính kiến, đó là Điều 79 và Điều 88 của bộ luật hình sự, các luật mới
đã được ban hành đặc biệt nhằm kiềm chế các blogger, theo nhà báo địa phương và
nghiên cứu CPJ.
Một nghị định chính phủ đã có hiệu lực vào tháng 2 năm 2011 khiến
các blogger chịu nhiều hạn chế pháp lý được sử dụng để kiểm soát, kiểm duyệt,
và xử phạt các phương tiện truyền thông chính thống. Một dự thảo Nghị định
chính phủ về các dịch vụ Internet, bây giờ đang rà soát lần thứ ba, nhằm mục
đích gia cố những hạn chế bằng cách làm thành bất hợp pháp nếu trong tình trạng
ẩn danh online và buộc các công ty Internet hợp tác với chính quyền trong việc
thực thi nhiều điều hạn chế trong các quyền tự do ngôn luận.
CPJ tiến hành phỏng vấn 32 blogger, phóng viên và biên tập
viên – cả bên trong và bên ngoài nước – phát hiện ra rằng chính phủ của ông
Dũng đã đàn áp quy mô hơn ở cả hai phương tiện truyền thông cũ và mới. Nhiều
người đã nói chuyện với CPJ với điều kiện giấu tên vì sợ bị trả thù nếu tên của
họ xuất hiện trong một bài báo chỉ trích chính phủ. Một số blogger độc lập từ
chối gặp trực tiếp do lo ngại cho an ninh cá nhân. Văn phòng của Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng đã không trả lời theo văn bản yêu cầu của CPJ để lấy ý kiến cho báo
cáo này.
Khóa tay phương tiện truyền thông chính thống
Tất cả các ấn phẩm thông tin ở Việt Nam được sở hữu và kiểm
soát bởi chính phủ. Có khoảng 80 tờ báo lưu hành trên khắp nước, trong đó có một
chục hay như vậy phát hành toàn quốc. Ấn phẩm thường được liên kết với các tổ
chức, cơ quan do Đảng Cộng sản lập ra, trong khi tin tức và bài bình luận thường
thiên lệch để thúc đẩy chương trình nghị sự phe nhóm tương ứng hoặc
lấy điểm đề chống lại các đối thủ trong nội bộ đảng, đặc biệt là trong thời
gian sắp Đại hội Đảng Cộng sản tổ chức 5 năm một lần.
TT Nguyễn Tấn Dũng đã đẩy mạnh tự do hóa nền kinh tế VN để giữ một vai trò nổi bậc hơn trên toàn cầu (AFP / Hoang Dinh Nam). |
Tất cả các biên tập viên hàng đầu được bổ nhiệm bởi chính phủ
và phải là thành viên mang thẻ đảng. Các biên tập viên được triệu tập họp thường
xuyên, thường được tổ chức vào các buổi sáng thứ ba, với cán bộ Ban Tuyên giáo
Trung ương (BTGTƯ) người thiết lập chương trình nghị sự tin tức hàng tuần cho họ,
thường là một lịch trình chán ngắt với các cuộc họp và các sự kiện nghi thức.
Theo các nhà báo địa phương, tại cùng cuộc họp kín này, chính quyền xem xét tin
báo của tuần trước, khiển trách biên tập viên cho phép công bố tin tức hay bài
bình luận được xem như là đi lạc đường lối của đảng.
Chính phủ không công nhận duy trì một danh sách đen chính thức
về các nhà báo địa phương đã coi thường chỉ thị của BTGTƯ hoặc những người được
cho là có quan hệ với những người bất đồng chính kiến. Tuy nhiên, các nhà báo
nói với CPJ nhấn mạnh rằng một danh sách như vậy có tồn tại. Một phóng viên cho
biết cô tin rằng cô bị liệt vào danh sách đen trong năm 2009 sau khi bị công an
giam giữ và thẩm vấn về các bài viết về tranh chấp lãnh thổ của Việt Nam với
Trung Quốc trên blog của mình, một vấn đề mà chính phủ xem là nhạy cảm. Kể từ
đó, cô nói, chính phủ đã liên tục từ chối yêu cầu phỏng vấn và ngăn cấm cô tham
dự các hội nghị quốc tế và hội nghị thượng đỉnh.
Theo biên tập viên và phóng viên quen thuộc với đường lối của
BTGTƯ, chủ đề bị cấm bao gồm hoạt động của các nhà bất đồng chính kiến và hoạt
động chính trị, quan chức cấp cao tham nhũng, chia rẽ phe phái bên trong Đảng Cộng
sản, vấn đề nhân quyền, phản đối hay cảm tính chống Trung Quốc, và đề cập đến bất
kỳ sự khác biệt dân tộc khi đất nước chia thành vùng miền Nam Bắc, trong số những
cái khác. Khi tăng trưởng kinh tế gần đây đã bắt đầu chậm lại, danh sách các chủ
đề cấm kỵ đã được mở rộng, bao gồm những lời chỉ trích về quản lý kinh tế của
chính phủ, tranh chấp đất đai giữa chính phủ và các cộng đồng địa phương, và
các giao dịch kinh doanh của cô con gái của thủ tướng, họ nói.
Một trường hợp trọng điểm: Một phóng viên của tờ báo Tuổi Trẻ
tại Hồ Chí Minh cho biết BTGTƯ gần đây đã gọi đến văn phòng của họ yêu cầu ngừng
đăng tải một loạt phóng sự và bài xã luận đặt nghi vấn tại sao tỷ lệ thuế thu
nhập ở Việt Nam cao hơn so với những nước láng giềng giàu có hơn. Mặc dù Tuổi
Trẻ đã chuẩn bị sẵn sàng để đăng tải một số phóng sự bổ sung về vấn đề này,
nhưng loạt phóng sự cũng đã bị dừng đột ngột, phóng viên nói. “Vào buổi sáng, bạn
khởi sự cho một bài , buổi chiều, bạn được bảo dừng lại” phóng viên yêu cầu giấu
tên cho biết, “Nó đôi khi khiến cho bạn vung tay lên và nói “Tôi không muốn làm
công việc này nữa”.
Ngay cả với những nguyên tắc nghiêm ngặt tại chỗ, các phóng
viên nói với CPJ rằng sự đi lại, các cuộc nói chuyện điện thoại, và các hoạt động
trực tuyến đều bị giám sát chặt chẽ. Một phóng viên cung cấp tin cho báo đài địa
phương cho biết ông vẫn có bốn điện thoại di động riêng biệt, ba cái đăng ký
trong tên của người khác, để trốn tránh nghe trộm của chính phủ, đặc biệt là
thông tin liên lạc với các đại sứ quán nước ngoài và các nhà bất đồng chính kiến
địa phương. Ông nói ông thường gọi đến các nguồn nhạy cảm từ nơi cách xa văn
phòng tin tức của mình để tránh GPS có thể xác định vị trí của ông.
Một số phóng viên báo chí chính thống nói với CPJ rằng họ
trước đó có duy trì blog độc lập bên ngoài trụ sở báo của họ, nơi mà họ đăng tải
các tài liệu mà các tờ báo của họ duyệt bỏ hoặc đăng ý kiến chỉ trích về việc
tờ báo đưa tin sai lệch các sự kiện. Tuy nhiên, khi chính phủ cải tiến và tăng
cường giám trên thế giới blog, nhiều người cho biết họ đã đóng cửa blog của họ,
hoặc là dưới áp lực trực tiếp của chính phủ hoặc vì lo ngại họ có thể bị sa thải
nếu phát hiện làm đêm ngoài giờ như một blogger ẩn danh.
Tất cả ấn phẩm tin tức ở VN đều do chính phu sở hữu và kiểm soát (AP / Chitose Suzuki) |
Huỳnh Ngọc Chênh, biên tập viên thâm niên đã nghỉ hưu tại
báo Thanh Niên, cho biết ông đã buộc phải đóng cửa blog cá nhân của mình dưới
áp lực nặng nề của chính phủ sau khi ông đăng tải một số vấn đề nhạy cảm, bao gồm
cả những gì ông phân loại như là “thất bại của hệ thống chính trị”. Chênh cho
biết kể từ khi nghỉ hưu từ tờ báo, ông đã khởi động lại blog của mình và bây giờ
thường xuyên có các bài viết về các chủ đề còn lại mà các phương tiện truyền
thông chính thống không khai thác.
“Tại Việt Nam, có rất nhiều vấn đề không đúng như tham
nhũng, các vấn đề xã hội, vấn đề chính trị mà các nhà báo không được phép viết
về nó” Chênh, người viết blog dưới tên thật của mình nói “Là một nhà báo, đã có
những điều tôi muốn viết và xuất bản nhưng không thể. Như một blogger tôi viết
về những điều tôi thấy và đưa ra ý kiến của tôi”. Ông nói rằng ông đã không
phải đối mặt với bất kỳ hậu quả nào cho blog của mình và kiên quyết rằng tên ông
được nêu ra trong báo cáo này.
Mặc dù không phải chịu các cuộc họp kiểm duyệt hàng tuần của
BTGTƯ, các phóng viên quốc tế có trụ sở tại Việt Nam phải đối mặt với một loạt
các hạn chế khác nhau. Công an theo dõi các hoạt động báo chí của họ thông qua
yêu cầu các “cuộc họp cà phê” thân mật với các trợ lý tin tức địa phương của họ.
Tất cả các văn phòng tin tức của nước ngoài đã được cấp phép được yêu cầu
phải thuê trợ lý địa phương, mặc dù các trợ lý không được phép làm thông
tin báo chí.
Trong một cuộc họp gần đây, cảnh sát truy vấn các trợ lý tin
tức của một tờ báo lớn của phương Tây về lý do tại sao phóng viên của họ gặp gỡ
một nhà báo địa phương có tên trong “danh sách đen”, cô nói, các an ninh mặc
thường phục đã giám sát chặt chẽ đi đứng của các phóng viên quốc tế. Một trợ lý
tin tức khác của một cơ quan thông tấn quốc tế cho biết ông thường có thể biết
được cuộc điện thoại nào của văn phòng ông đã bị nghe trộm bởi những vấn đề mà
nhân viên an ninh hỏi trong “cuộc họp cà phê” hàng tuần với họ.
Các phóng viên quốc tế làm việc tại Việt Nam buộc phải tái
gia hạn visa mỗi 6 tháng, một hệ thống khuyến khích tự mình kiểm duyệt mình
dành cho những ai muốn duy trì vị trí của họ ở trong quốc gia này, theo chánh
văn phòng của một cơ quan thông tấn quốc tế nói với điều kiện giấu tên. Sau khi
một phóng viên báo cáo về nhà nước đàn áp những người bất đồng chính kiến và
các blogger độc lập, chính quyền rút ngắn thời gian gia hạn visa đến ba tháng và
yêu cầu chính phủ xem xét bài báo gần đây nhất của ông, trưởng văn phòng nói với
CPJ.
Nhà báo nước ngoài cũng phải nhận được sự cho phép của Bộ
Ngoại giao nếu đưa tin ở bên ngoài thủ đô Hà Nội. Các phóng viên nói với CPJ về
yêu cầu kêu ca rằng các đơn xin thường mất vài tuần, thậm chí hàng tháng để
được xử lý và các tin nóng mà họ muốn đưa đã qua đời vào thời điểm mà họ nhận
được giấy phép đi lại. Trong khi đó những phóng viên đi dù [thời gian tác nghiệp
bó hẹp, không rành địa bàn - ND] bắt buộc phải thuê một người hướng dẫn do
chính phủ chỉ định với chi phí tiền đồng tương đương 200 USD mỗi ngày, một sự sắp
đặt giám sát để hạn chế khả năng các phóng viên vô tư phỏng vấn các nguồn độc lập.
Một không gian mở mà đóng
Blogger Việt Nam phát triển mạnh vào đầu và giữa của thập
niên những năm 2000, phần lớn là không bị quấy rối pháp lý hoặc giám sát.
Yahoo 360 ° đã nổi lên như là sân chơi blog ưa thích của đất nước, và đỉnh cao
của nó ước tính có khoảng 2 triệu blog. Trong khi hầu hết những blog này đều
thiên về phản ảnh lối sống hơn là tin tức, thì cũng có một lượng tối thiểu
chủ chốt tập trung vào các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội, bao gồm cả các
bài bình luận phê bình các chính sách của chính phủ, dự án, và nhân cách mà có
thể đã bị kiểm duyệt trên các tờ báo chính thống.
Các nông dân tỉnh Hưng Yên, miền bắc VN, phản đối thu hồi đất để xây dựng một khu nghỉ cao cấp (Reuter / Mua Xuan) |
Cuối năm 2007, các blogger đã tìm thấy lý do chung trong phản
ứng khập khiễng của chính phủ đối với việc Trung quốc lập ra một tỉnh mới trên
quần đảo Hoàng Sa, một vùng biển đảo mà VN đã tuyên bố chủ quyền về mặt lịch sử.
Các blogger yêu nước online tổ chức một loạt các cuộc phản đối chống Trung Quốc
trong năm 2007 và 2008, các cuộc biểu tình này nhanh chóng bị chính phủ dập tắt
để tránh phật lòng người láng giềng phương bắc. Nhiều người đã bị giam giữ, thẩm
vấn, và nếu bị coi là cầm đầu các cuộc biểu tình thì bị tống giam vì chống nhà
nước hay các cáo buộc tùy tiện khác, theo kể lại từ các blogger, nhà báo, và
các nhà hoạt động bị bắt trong các vụ đàn áp này.
Một phong trào tương tự đã khuấy động trên mạng trong năm
2009 phản đối Trung quốc khai thác bauxite. Trong khi truyền thông chính thống
theo chỉ thị phải tán dương mặt kinh tế của dự án, theo nhà báo địa phương, các
blogger chỉ trích nó trên nhiều trận tuyến, bao gồm khả năng tác động xấu đến
môi trường, kế hoạch của Bắc Kinh du nhập hàng ngàn công dân của họ hơn là thuê
công nhân địa phương VN, và cổ phần cá nhân trị giá hàng triệu đô la bị cho là
của Thủ tướng Dũng.
“Sau những cuộc phản đối, chính phủ đã đo được tầm ảnh hưởng
của các blog lên đời sống chính trị tại Việt Nam”, một trong những blogger bị tạm
giữ trong cuộc đàn áp năm 2009 cho biết,”Bây giờ họ xem các blog như là một cái
gì đó rất nguy hiểm, một cái gì đó họ cần phải kiểm soát. … Họ xem các blogger
như các thế lực thù địch. “
Đến giữa năm 2009, Yahoo đóng cửa sân chơi 360 °, làm phân mảnh
những gì đã được một cộng đồng trực tuyến gắn kết và biệt lập. Một số blogger,
những người đã nói chuyện với CPJ cho biết họ tin rằng chính phủ gây sức ép
Yahoo để đình chỉ dịch vụ bởi vì các máy chủ của nó được lưu trữ bên ngoài của
đất nước, việc này đã cung cấp thêm một lớp bảo mật cho các blogger ẩn danh. Đại
diện Yahoo đã liên tục từ chối suy đoán như vậy, và lưu ý rằng công ty
không tiếp tục dịch vụ toàn cầu, không chỉ ở Việt Nam, do người dùng suy giảm.
Các nhà chức trách đã nắm chặt họ trong thế giới blog, mặc
dù kiểm soát Internet của Việt Nam vẫn còn thiếu tính tinh vi như Great
Firewall của Trung Quốc. Các blogger đã nói với CPJ cho biết họ thường xuyên
phá vòng ngăn chặn do chính phủ chủ quản đối các trang web và các mạng truyền
thông xã hội bằng cách sử dụng máy chủ proxy và công nghệ đảo vòng khác. Nhiều
người nói họ sử dụng Facebook như là sân chơi blog ưa thích, một phần vì công
ty có trụ sở tại Hoa Kỳ không duy trì một văn phòng trong nước và do đó có lẽ
không phải chịu áp lực của chính phủ để tiết lộ địa chỉ IP của người sử dụng.
Các nhà chức trách đang làm việc để lấp những khoảng trống
này. Các biện pháp gần đây nhằm mục đích kiềm chế quyền tự do Internet bao gồm
tăng cường giám sát các blog, luật mới cấm đăng các thông tin được xem như mối
đe dọa cho an ninh hay thống nhất quốc gia, và việc triển khai cái gọi là “Hồng
vệ binh” – loại quan chức an ninh khi lên mạng như là người dùng Internet bình
thường nhưng gay gắt chỉ trích và sách nhiễu các blogger đã nhắm trước, theo
các cuộc phỏng vấn của CPJ.
Một dự thảo nghị định chính phủ mới nhằm buộc các
công ty Internet nước ngoài như Facebook và Google hợp tác với chính quyền và
yêu cầu họ đặt trụ sở hoặc chỉ định đại diện tại Việt Nam (Chỉ Yahoo hiện đang
duy trì một văn phòng trong nước).
Nếu nghị định được ban hành, nó sẽ làm cho một loạt các
trung gian, bao gồm cả các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), các mạng truyền
thông xã hội, diễn đàn trao đổi thảo luận, và blog cá nhân chịu trách nhiệm
pháp lý đối với hành vi vi phạm. Nó cũng sẽ yêu cầu tất cả các công ty liên
quan đến Internet có trụ sở tại Việt Nam đặt máy chủ của họ ở trong nước, một
yêu cầu mà các blogger ẩn danh và dùng nickname sợ hãi sẽ gây nguy hiểm cho sự
an toàn địa chỉ IP của họ.
Blogger cố gắng lấp đầy khoảng cách
Trịnh Kim Tiến, một blogger 22 tuổi, là một trong những mục
tiêu bị quấy rối. Trong năm qua, cô đã duy trì một blog trên Facebook công khai
các trường hợp cảnh sát lạm dụng quyền lực. Cô ấy nói với CPJ cô đã viết
blog đăng tin về các vấn đề công lý và sự lạm dụng của quan chức sau khi
cha cô đã bị liệt và chết lúc bị cảnh sát giam giữ và đánh đập vì vi phạm giao
thông nhỏ.
Blogger Trịnh Kim Tiến đang đưa ra một tấm ảnh cha cô sau khi ông bị công an đánh (AFP / Ian Timberlake) |
Tiến cho biết bài viết của mình phơi bày chuyện phía sau hậu
trường nơi mà công an đã thoát khỏi vòng công lý trong việc lạm dụng ở phạm
vi cả nước. “Trong những năm gần đây, đã có nhiều cái chết bí ẩn trong đồn cảnh
sát,” cô nói với CPJ trong một cuộc gặp tại một quán cà phê bí mật ở Hà Nội, “Họ
cho rằng nhiều người tự tử.”
Phán quyết của tòa án sơ thẩm trong trường hợp của cha cô chỉ
ra rằng ông đã chết vô tình trong khi bị giam giữ. Phiên tòa phúc thẩm đã trì
hoãn đưa ra một phán quyết tiếp theo cả ba lần, nó chứng tỏ, cô tin rằng, sự
công khai viết blog của mình đã tạo ra. Cảnh sát đã phủ nhận việc làm sai trái
trong vụ án.
Tuy nhiên những mục chỉ trích đã đi kèm với trả giá cá nhân
cao. Kể từ khi cô bắt đầu viết blog, Tiến cho biết cô đã nhận được các cuộc gọi
điện thoại và tin nhắn đe dọa từ những điện thoại sử dụng SIM không thể truy được.
Cô cho biết những vị khách vô danh cũng thường xuyên để lại tin nhắn thô lỗ
trên trang Facebook của cô và rằng địa chỉ, số điện thoại, và email liên lạc của
cô gần đây đã được đăng trên một trang web địa phương được biết đến bởi các dịch
vụ mại dâm.
“Họ làm bất cứ điều gì họ có thể để làm nhục và bôi nhọ
tôi”, cô Tiến ví sự sách nhiễu như “tra tấn linh hồn và tinh thần” và quy kết
cho các quan chức cảnh sát xấu xa. “Tôi sẽ tiếp tục viết và tiếp tục đấu tranh
cho dù không biết họ sẽ làm gì với tôi”.
Đối với các blogger khác, sự áp bức được công khai hơn. Năm
ngoái, chính quyền giam giữ theo tội chống nhà nước đối với 4 blogger làm việc
cho Dòng Chúa Cứu Thế, một trang tin tức trực tuyến Công giáo đưa tin các vấn đề
tôn giáo và xã hội, có trụ sở là một Nhà thờ ở Tp HCM. Là một tổ chức tôn giáo,
Dòng Chúa Cứu Thế bắt đầu xuất bản những cuốn sách nhỏ vào năm 1935, một
thời gian lâu trước khi Đảng Cộng sản VN cầm quyền, bản tin Dòng Chúa Cứu Thế
hoạt động bên ngoài các chỉ đạo kiểm duyệt của BTGTƯ và dựa trên một mạng lưới
các công dân làm báo cung cấp hầu hết các nội dung tin tức của nó.
“Chúng tôi có các phóng viên của chúng tôi, nhưng chúng tôi
cũng công bố thông tin từ người dân nếu chúng tôi cảm thấy chúng tôi có thể nói
một cái gì đó thay mặt cho họ”, ông Đinh Hữu Thoại, một linh mục giúp biên
tập các tin tức và trang blog, “Chúng tôi đại diện cho những người không có tiếng
nói”.
Các blogger bị giam giữ, bao gồm cả biên tập viên Paulus
Lê Văn Sơn, cho đăng tất cả các mục chỉ trích những chủ trương của chính phủ nhằm
tịch thu đất đai của Giáo Hội Công Giáo. Gần một năm sau khi họ bị bắt, cả bốn
vẫn đang bị giam giữ mà không xét xử. Theo một biên tập viên trang tin Dòng Chúa
Cứu Thế yêu cầu giấu tên, nói rằng những nguồn đóng góp khác đã chịu áp lực bởi
cảnh sát yêu cầu ngừng cung cấp tin cho trang web, bao gồm cả những người đã
báo cáo về tranh chấp đất đai giữa giáo hội và nhà nước.
“Chúng tôi được tự do cầu nguyện, rao giảng, và viết blog
trong khu vực nhà thờ, nhưng một khi chúng tôi mạo hiểm ra khỏi căn cứ này
chúng tôi có thể bị quấy rối và bắt giữ”, một nữ biên tập viên cho biết,“Tin tức
trang web Dòng Chúa Cứu Thế bị chặn ở Việt Nam và các trang web mirror [phiên bản
copy từ trang web gốc, có nội dung tương tự nhưng hosting khác - ND] của nó đều bị
các “cuộc tấn công từ chối dịch vụ”.
Các tín hiệu hỗn độn cho giới truyền thông
Trong khi đàn áp công khai biểu hiện cho thấy một mối nguy
hiểm rõ ràng đối với tất cả các nhà báo, một số nhà quan sát độc lập có cảm
giác về tính bất nhất trong chính sách truyền thông của chính phủ.
Các đại diện Nhà thờ đang biểu tình phản đối điều họ nói là tịch thu đất Nhà thờ tại một tòa nhà của UBND ở Hà Nội 18/11 (Reuter / Peter Nguyen) |
Geoffrey Cain, một nhà nghiên cứu, người đã tìm kiếm để xác định
mô hình kiểm duyệt báo chí của Việt Nam, nói với CPJ rằng các cuộc phỏng vấn
ông tiến hành với các phóng viên địa phương đã gợi ý rằng quyền tự do báo chí
đã nằm trong dòng “xoắn đi xuống” từ năm 2006, cái năm mà 2 phóng viên địa phương
đã làm bùng nổ vụ bê bối cấp cao tại Bộ Giao thông vận tải, được gọi là
PMU-18, và sau đó đã bị kết án tù vì “lợi dụng các quyền tự do dân chủ.”
Tuy nhiên, Cain tin rằng lãnh đạo Đảng Cộng gần đây đã cho
phép thêm nguồn báo cáo về tham nhũng ở cấp địa phương – một thực tế được ông
mô tả như “sự kiểm duyệt không đầy đủ có chủ ý” – như là cách để kỷ luật và làm
nhục công bộc cấp tỉnh và quan chức cảnh sát ngoài tầm với của TƯ đảng. Các nhà
báo địa phương cho biết họ tin rằng việc gia tăng cạnh tranh giữa các phe phái
bên trong Đảng Cộng sản cũng tạo ra tính khó lường trong quyết định về phương
tiện truyền thông.
“Ranh giới kiểm duyệt đã trở nên quá mù mịch, và những an
ninh luôn luôn canh chừng các phóng viên, một loại hiệu ứng vọng gác” [loại nhà
giam tròn, có vọng gác ở giữa để giám sát mọi tù nhân chung quanh, nhưng tù
nhân không biết - ND]. Cain nói trong thư trao đổi với CPJ, “Có vẻ như
càng ngày càng ít đi mối tương quan giữa các chủ đề thông tin, mức độ biên tập
chỉnh sửa, và liệu có hay không họ sẽ gặp rắc rối. Đảng sử dụng tính khó lường
để giữ họ luôn luôn cảnh giác”.
Điều đó hợp với biểu hiện kiểm duyệt online của chính phủ có
vẽ như thất thường. Giống như báo chí chính thống, ba công ty cung cấp dịch vụ
Internet chính của Việt Nam được kiểm soát bởi các phe phái khác nhau trong nội
bộ Đảng Cộng sản. Các blogger địa phương lưu ý rằng trong khi một số trang web
và các phương tiện truyền thông xã hội bị chặn ở một công ty cung cấp này, nó
thường lại mở được ở một công ty khác, một sự phản ánh có thể do đấu đá nội bộ.
Một trợ lý tin tức địa phương cho một tờ báo phương Tây lưu ý rằng khi chính phủ
công bố chủ quyền của mình trong vùng biển Đông vào tháng sáu – loại công bố nhạy
cảm, xem xét việc Trung Quốc tuyên bố tranh giành chủ quyền các đảo – thì trang
web cuả quốc hội cho đăng tải các quy định của pháp luật về chủ quyền đã bị chặn
ở một công ty cung cấp này nhưng đã mở được ở hai công ty khác.
Các blogger địa phương cũng tin rằng chính phủ đặt tường lửa
rải rác trên các phương tiện truyền thông xã hội, các trang web, bao gồm
Facebook, để ngăn chặn các nhóm có xu hướng chính trị hợp nhất online.
Một mặt chính phủ áp đặt các hạn chế mới về các blogger, thì
mặt khác một số quan chức cá nhân đang bắt đầu đi theo người khác trong thế giới
blog sôi động của đất nước. Dan Lam Bao một blog tiếng Việt của tập
thể có tiếng đăng tải những bài phê phán và xã luận từ khoảng 20 cộng tác viên ẩn
danh trong nước, trang blog có 150,000 trang xem mỗi ngày chỉ sau hai năm phổ
biến, theo một trong những biên tập viên của trang web với yêu cầu giấu tên.
Biên tập viên này nói rằng blog đã cho công bố một loạt các
báo cáo không do yêu cầu từ một nguồn tin giấu tên trong Tổng cục Tình báo quân
đội của chính phủ, nó trưng ra tài liệu nội bộ bị rò rỉ phê bình đánh giá các
hoạt động của Đại sứ quán và Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại nước này.
Các báo cáo
khác cùng một nguồn đã cung cấp chi tiết bí mật giữa Bộ ngoại giao Trung
Quốc và đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh. Mặc dù vậy, cộng tác viên bí mật vẫn phải
đối mặt với sự quấy rối, chẳng hạn như lệnh cấm xuất cảnh gần đây áp dụng đối với
một blogger người đã cố gắng rời khỏi đất nước cho buổi hội thảo đào tạo an
toàn mạng.
Những tín hiệu hỗn độn làm kéo dài bầu không khí sợ hãi đã
khiến cánh báo giới đứng ngồi không yên. “Thật khó để biết đâu là lằn mức, bởi
ngay cả Đảng Cộng sản dường như cũng không biết những gì họ đang làm”, một
phóng viên báo Pháp Luật viết blog dưới một bút danh và gặp gỡ CPJ tại một quán
cà phê bí mật tại Hà Nội. “Chúng tôi không biết làm thế nào để bảo vệ mình. Đó
là một nỗi sợ hãi lớn đã ngăn cản chúng tôi nêu lên tiếng nói của chúng tôi …
Ngay cả tại thời điểm này, tôi không chắc chắn nếu chúng ta đang bị nghe trộm. Ở
Việt Nam, bạn không bao giờ biết”.
Shawn W. Crispin là Đại diện cấp cao của CPJ, khu vực Đông
Nam Châu Á, có trụ sở tại Bangkok, nơi ông là một phóng viên và biên tập viên
cho Asia Times Online. Ông dẫn đầu các phái bộ CPJ trong khu vực, bao gồm cả Miến
Điện, Philippines và Indonesia.
Khuyến cáo của CPJ gửi Chính phủ Việt Nam:
Phóng thích tất cả các nhà báo bị cầm tù ngay lập tức và vô
điều kiện. CPJ nghiên cứu ngày 01 Tháng Chín 2012 cho thấy rằng ít nhất 14 nhà
báo đã bị giam cầm trong nước.
Thực hiện cải cách để đưa luật pháp và thực tiễn của Việt
Nam phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về tự do báo chí và tự do ngôn luận. Chấm
dứt ngay lập tức tất cả các kiểm duyệt nhà nước về báo chí và các ấn phẩm khác.
Dừng ngay giam giữ tùy tiện, giám sát, và sách nhiễu các nhà
báo.
Bỏ Nghị định chính phủ đang thảo về các dịch vụ Internet,
theo đó nó sẽ làm cho ai online ẩn danh trở nên bất hợp pháp và yêu
cầu các công ty Internet nước ngoài đặt máy chủ tại Việt Nam. Bãi bỏ luật hiện
hành và các chính sách hạn chế tự do Internet.
Bãi bỏ hoặc sửa đổi tất cả các luật chống nhà nước, bao gồm các
Điều 79 và Điều 88 của bộ luật hình sự, hình sự hóa “tuyên truyền” chống lại
nhà nước. Những điều luật này được sử dụng thường xuyên để đe dọa, bỏ tù các
nhà báo.
Mở của cho phép các phóng viên quốc tế vào tất cả các khu vực
của đất nước. Chấm dứt gây sức ép với các trợ lý tin tức địa phương cho các
hãng tinnước ngoài trong việc yêu cầu họ cung cấp thông tin về kế hoạch báo
cáo, các cuộc hẹn của cơ quan mình, và các nguồn.
Ngưng lại chính phủ độc quyền các phương tiện truyền
thông in ấn và phát sóng, và cho phép thành lập báo chí tư nhân độc lập, đài
phát thanh, và các kênh tin tức truyền hình.
Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ:
Nhấn mạnh rằng mối quan hệ chính trị và kinh tế trong tương
lai phụ thuộc vào Việt Nam thể hiển cam kết lớn hơn để cởi mở chính trị và chứng
minh có tiến bộ về tự do báo chí và tự do Internet.
Yêu cầu thả các nhà báo bị cầm tù như một điều kiện ưu tiên
cho việc tăng cường quan hệ ngoại giao, chiến lược, và thương mại với Việt Nam,
kể cả thông qua các hiệp định thương mại mới và đầu tư.
Trong trường hợp của Hoa Kỳ, nhấn mạnh vào những điều kiện
như vậy trước khi cho phép Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược
xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tương tự như vậy, Hoa Kỳ cần phải từ chối yêu cầu
của Việt Nam để trở thành người hưởng lợi theo chương trình miễn thuế của Hệ thống
ưu đãi phổ cập (GSP) cho đến khi chứng minh được tình trạng tự do báo chí đã được
cải thiện đáng kể.
Các nước thành viên Liên Hiệp Quốc:
Nhấn mạnh rằng Việt Nam phóng thích tất cả các nhà báo bị bắt
giam và đòi hỏi sự tiến bộ rõ ràng về tự do báo chí như là một điều kiện để chấp
thuận nổ lực của họ đạt một ghế trong Hội đồng Nhân quyền LHQ vào năm 2014.
Các thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ:
Hãy xem xét thông qua một nghị quyết kêu gọi Việt Nam cải
thiện hồ sơ tự do báo chí và tự do Internet nghèo nàn của họ và dừng lại việc bỏ
tù liên tục các nhà báo.
Các công ty công nghệ và Internet quốc tế:
Từ chối thực hiện theo các quy định hạn chế trong dự thảo
Nghị định chính phủ về các dịch vụ Internet. Quy định này sẽ yêu cầu các
công ty liên quan đến Internet đặt các máy chủ và cử người đại diện công ty tại
Việt Nam. Các công ty có thể tiếp tục lưu trữ các dịch vụ bên ngoài Việt Nam,
các chính phủ của các quốc gia có giao dịch với VN có thể thách thức sự kiểm
duyệt các trang web nước ngoài theo các điều khoản tự do thương mại.
Khẳng định tất cả các khoản đầu tư trong tương lai và chuyển
giao công nghệ vào Việt Nam tùy thuộc vào sự tiến bộ về tình hình tự do báo chí
và Internet. Hãy xem xét thu hẹp lại hoặc đóng cửa văn phòng đại diện hiện tại
và các cơ sở sản xuất có mặt tại Việt Nam cho đến khi tiến bộ như vậy được
thực hiện.
Đối thoại với các nhà báo địa phương và các blogger để đảm bảo
quốc tế chấp nhận bảo vệ sự ẩn danh và an ninh cho người sử dụng.
@VNHRDs
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét