"Thỏa Hiệp", " Hòa Giải" là những từ ngữ nhức nhối gây nhiều tranh cãi mỗi lần bàn đến vấn đề đất nước. Nhưng nếu chúng ta cứ tránh né không mổ xẻ cho thật sâu thật sát để xác định lập trường, xác định quan điểm, thì những chữ này mãi mãi là ám ảnh, là những trở ngại trong con đường đấu tranh của chúng ta cho một nước Việt nam độc lâp tự do dân chủ.
Hầu hết mọi người trong chúng ta đều đồng ý "Sẽ không có chuyện ĐCSVN tự nhượng bộ!"(Hoàng Linh Vương), có nghĩa là ĐCSVN sẽ không bao giờ đưa tay ra cho ai bắt cả, thế thì những người có quan điểm "bắt tay" với CSVN thì bắt ở chỗ nào ? Bắt tay theo kiểu lãnh đạo CSVN bắt tay lãnh đạo Bắc Kinh ?
Số phận của thành phần thuộc Mặt Trận Giải Phóng miền Nam như thế nào sau khi đất nước thống nhất ? Và chúng ta không cần phải đợi đến lúc những người dân chủ "chạm trán" với ĐCSVN mới xảy ra cảnh "nồi da xáo thịt".
Cảnh "nồi da xáo thịt" đã xảy ra từ lúc đảng CS thống trị quê hương và do chính ĐCSVN gây ra: Cải Cách Ruộng Đất là một bằng chứng hùng hồn của lịch sử. Gần đây nhất là dân oan bị đánh đập, bị cưỡng chiếm ruộng đất nhà cửa, những bản án khắc nghiệt tiếp tục giam hãm tự do cùa những người yêu nước, gia đình thân nhân những tù nhân lương tâm bị trả thù một cách hèn hạ... Tất cả mọi người bị ĐCSVN tước đoạt quyền sống, quyền làm người một cách trắng trợn. Ai đã tạo nên cảnh điêu linh cho đồng bào đất nước ? Đó không phải là một hình thức của "nồi da xáo thịt" ư ?
Vì vậy, thỏa hiệp với ĐCSVN vào thời điểm này là tiếp tay cho bạo quyền tiếp tục thống trị đồng bào, tiếp tục cắt xén đất nước cho ngoại bang.
Cuôc đấu tranh này là một cuộc đấu tranh trường kỳ lâu dài mưu tìm tự do độc lập thật sự cho đất nước cho các thế hệ con cháu chúng ta về sau nữa, chứ không phải xổi thì cho riêng thế hệ chúng ta mà vội vã bắt tay để có một địa vị nở mặt nợ mày khi còn sống.
"Hòa hợp" để tránh " nồi da xáo thịt" là một lối nói của cả hai bên - bạo quyền và nhóm chủ bại -như một rà soát, che đậy dã tâm của cả hai phía, thử hỏi cả hai bên có bên nào thành tâm tin tưởng ?
Lúc này là lúc lợi thế cho phong trào đấu tranh, chúng ta đang cưỡi trên làn sóng dân chủ, cho dù chưa đủ mạnh, chưa tổ chức hóa, nhưng theo thời gian với kỹ thuật thông tin cộng với tinh thần yêu nước, với sức mạnh từ đồng bào, chúng ta tin tưởng rằng chúng ta sẽ đảo ngược được thế cờ.
Nghĩa là chính nhân dân làm chủ đất nước, chính nhân dân chọn người tài đức lãnh đạo đất nước phục vụ phúc lợi đồng bào. Đất nước không thể tiếp tục bị thống trị bởi nhóm quyền lực đỏ (và) những nhóm hoạt đầu chính trị.
Thà rằng chậm nhưng chắc, để con cháu đời sau còn được thở hít không khí tự do, còn hơn "thỏa hiệp" để mau chóng nhận lãnh dân chủ cuội, dân chủ giả hiệu, dân chủ của ĐCSVN.
Bài viết "Thỏa Hiệp, Hòa Giải Để Hòa Hợp Hay Hóa Giải ?" của tác giả Hoàng Linh Vương được đăng tải trên Đàn Chim Việt phân tích khá tường tận, đồng thời các phản hồi ý kiến của độc giả Đàn Chim Việt cũng sâu sắc chính xác không kém, mời bạn đọc theo dõi
************
Thỏa hiệp, hòa giải để hòa hợp
hay hóa giải?
Hoàng Linh Vương
25-9-2012
Vừa qua, trong loạt bài “Lại nói về sự thoả hiệp chính
trị“ và “…tiếp theo“
của Huỳnh Thục Vy đề cập đến việc có nên thoả hiệp với Chính quyền Cộng Sản hiện
nay hay không. Trước đó, sự ra đời của „Phong trào Con đường Việt Nam“ mà nghi
vấn là sự thoả hiệp bằng “con đường thứ ba“ đã được nhà văn Phạm Thị Hoài công
khai đề cập đến gây nhiều tranh cãi mà chưa tìm thấy lối ra. Tưởng cũng nên nhắc
lại là trong thời gian khởi soạn “Con đường Việt Nam“, lúc ấy nhà văn Phạm Thị
Hoài là chủ bút của trang web xã luận nổi tiếng talawas đang hoạt động mạnh.
Trang này đã đăng rất nhiều tham luận khách quan của nhiều tác giả về tình tiết
của những vấn đề đã được nêu trên cùng với tên tuổi của những người chủ xướng.
Thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta
(xã hội dân sự) cần chuẩn bị tư duy và tinh thần cho những tình huống trong buổi
giao thời, khi cục diện chính trị của đất nước giao động mà khả năng xảy ra
càng ngày càng gần và rõ nét. Vì vậy, một số khái niệm như: thỏa hiệp, đồng thuận,
hòa hợp, hòa giải, độc lập, đối lập, hợp tác… cần phải được làm sáng tỏ ý nghĩa
chính trị c ủa nó một cách cụ thể và hiểu nó một cách rõ ràng, ngay từ bây giờ.
Trong bài “Trao đổi
với Huỳnh Thục Vy“, anh Nguyễn Ngọc Già đã nêu rõ:
- Thỏa hiệp (compromise): Là một
sự dàn xếp mà ở đó, mỗi bên từ bỏ một số yêu cầu của mình trong một cuộc tranh
chấp để có thể đạt được một sự thỏa thuận, làm cả hai phía hài lòng trong một
chừng mực nhất định nào đó.
- Đồng thuận: Là sản phẩm tự thân
của quá trình chọn lọc, sửa đổi, đào thải và đi đến thống nhất hành động với
nhau trong một lĩnh vực nào đó.
Ngoài ra:
- Hòa hợp: Là kết hợp lại với
nhau và tự điều chỉnh những bất đồng.
- Hòa giải: được coi là sự tiếp nối
của quá trình thương lượng, trong đó các bên cố gắng điều hoà những ý kiến bất
đồng (Wikipedia).
- Đồng thuận: Cùng đồng ý.
- Độc lập: Sự không lệ thuộc vào
những đối tượng khác.
- Đối lập: Đối nghịch lập trường.
Tồ chức đối lập là tổ chức đối nghịch về lập trường.
- Hợp tác: cùng nhau thực hiện mục
tiêu chung.
Xét từ thời điểm từ năm 1975, khi
đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) nắm trọn đất nước, trong nội điạ chưa ai từng có
cơ hội nói đến thoả hiệp, hòa hợp hay hòa giải…, bởi trong lĩnh vực chính trị,
khi đề cập đến những trường hợp ấy thì phải hiện hữu ít nhất hai thế lực đối lập
hoàn toàn khác nhau, trong khi xã hội ngoài ĐCSVN (nhà cầm quyền đương thời)
cùng với những tổ chức ngoại vi của nó chẳng hề có một tổ chức hay đảng phái
nào khác mang tính đối lập công khai. Mọi tổ chức độc lập đều bị ĐCSVN truy bức
từ trong trứng nước, điển hình là Cao trào Nhân Bản của BS Nguyễn Đan Quế; Khối
8406 của cha Lý, Luật Sư Nguyễn Văn Đài, LS Lê Thị Công Nhân; Đảng Xã hội Việt
Nam của Trần Hùynh Duy Thức, Lê Công Định, Lê Thăng Long…)
Ở hải ngoại thì khác, trên „mảnh
đất lưu vong“ nơi Cộng đồng tỵ nạn cộng sản sinh sống có nhóm Thông Luận ở Pháp
của ông Nguyễn Gia Kiểng, ra đời khoảng từ năm 1987, chủ trương hòa hợp hòa giải
với nhà nước Việt Nam. Nhóm này đã bị đa số trong Cộng đồng Hải ngoại đa lên án
gay gắt, nhất là vào thời điểm ban đầu. Họ hoạt động không mấy hiệu quả và chìm
dần bởi không có đất, và nhất là không có dân, tức là không có hậu thuẫn và thực
lực, đã không gây được áp lực nào để thương lượng, để tác động lên sự điều chỉnh
từ phía nhà cầm quyền.
Hiện nay, tình huống đã khác đi rất
nhiều, tiếng nói của những người đối lập ở trong nước (được gọi là những nhà
dân chủ) theo xu hướng của thời đại càng ngày càng đông, họ còn có trong tay vũ
khí rất lợi hại mà ở thập kỷ trước không có được, đó là các trang mạng thông
tin độc lập (được gọi là lề trái) làm công tác truyền bá và kết hợp. Sự trưởng
thành này của xã hội đồng nghĩa với sự đang hình thành từ phía người dân một thế
lực có khả năng đối lập với nhà cầm quyền. Triển vọng sắp đến là sự kết hợp của
họ thành những khối có sức mạnh (tổ chức) ép phía nhà cầm quyền trước hết phải
đối thoại, sau đó phải nhượng bộ.
Chính vì thế, để dọn đường cho xã
hội trong giai đoạn sắp tới, việc đề cập đến vấn đề có nên „thỏa hiệp chính trị“
hay không của Hùynh Thục Vy là chính đáng và đúng thời điểm, nếu không muốn
nói là đã bắt đầu trễ. Về cách lựa chọn xung quanh việc này đang gây nên tranh
cãi là điều tất nhiên.
Chung qui có hai quan điểm chính:
Quan điểm thứ nhất: Luồng này cho
rằng theo kinh nghiệm ở trong quá khứ, không thể thoả hiệp được với nhà cầm quyền
hiện tại là ĐCSVN vì lý do họ không bao giờ nhượng bộ, không những thế họ luôn
luôn đàn áp những tổ chức đối lập. Tất cả những mầm mống hình thành tổ chức đều
bị ĐCSVN tìm cách bóp chết từ trong trứng nước. Mọi thỏa hiệp (nếu có) đều là bẫy
sập, hoặc là sự giả tạo cho những mục đích khác. Điều 4 của hiến pháp là một
minh chứng rõ ràng cho tình trạng độc tôn này, nó khẳng định vai trò của ĐCSVN
là lãnh đạo tuyệt đối Nhà nước và Xã hội Việt Nam.
Bài viết Lại nói về thoả hiệp
chính trị của Huỳnh Thục Vy hướng về quan điểm này. Nhà văn Phạm Thị Hoài trong
bài Chọn đường còn cho rằng giải pháp này là "ảo tưởng“ ngay cả khi tìm được sự
đồng thuận với những người Cộng Sản cấp tiến.
Quan điểm thứ hai: Luồng này cho
rằng nên “bắt tay“ với ĐCSVN, nói chung là nên thoả hiệp, hòa hợp, hay hòa giải
với ĐCSVN, mục đích là để tránh cảnh “nhồi da xáo thịt“, tránh đổ vỡ và mất mát
trong quá trình dân chủ hóa xã hội, có một số người còn tin vào sự hóa giải
ĐCSVN đi vào chiều hướng dân chủ.
Ở trong nước, phần lớn các đảng
viên cấp tiến và một số trí thức đang sinh hoạt xã hội theo xu hướng này, họ bị
nhà cầm quyền thường hay tố cáo là “thành phần tự diễn biến“. Ở hải ngoại cng
có một số người, tiêu biểu là những người như ông Nguyễn Hữu Liêm (ông Liêm lâu
nay không thấy lên tiếng gì).
Thực tế hai quan điểm trên đều có
lý lẽ của nó. Nhưng thoả hiệp, hòa hợp hoà giải bằng cách nào khi ĐCSVN vẫn
“trung thành“ với điều 4 của hiến pháp. Mặt khác, liệu đất nước còn sức để chịu
đựng thêm một cuộc nội chiến (dù nhỏ) nữa hay không, trong khi càng ngày đất nước
Việt Nam càng tách xa cộng đồng thế giới tự do, và đời sống của người dân càng
thấp so với mức sống trung bình của thế giới?
Nói gì thì nói, rõ ràng chúng ta
đang đứng trước hoàn cảnh mà tình huống của nó cần phải được đào bới cho thấu
đáo. Một bên là ĐCSVN cố hữu đang cầm quyền cùng với một hệ thống „lá chắn“ là
công an, một bên là làn sóng nhân quyền dân chủ chưa được thành hình rõ ràng,
chưa thành những tổ chức đối lập có thực lực và nề nếp, trong khi luồng sinh lực
là người dân mà đa số đang còn mải miết vì kế sinh nhai.
Tuy nhiên, không ai có thể phủ nhận
những nỗ lực và thành quả đang đạt được của xã hội: Thông tin từ internet đang
dần dần vén lên bức màn sắt bưng bịt thông, đánh tráo nhân quyền của nhà cầm
quyền hiện nay, kéo theo sự hợp tác ngày càng đông của quần chúng với làn sóng
dân chủ. Càng ngày những tiếng nói phản biện của giới trí thức càng dứt khoát
và mạnh mẽ hơn, dù Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ra lệnh cấm và xử lý nghiêm cả
nước không ai được xem và loan truyền những nguồn tin được gọi là của “những thế
lực thù địch“.
Trong hoàn cảnh này, khi những biến
động được tác tạo và xảy ra ở ngay trên lãnh thổ Việt Nam, phải nói ngay rằng sự
thành công hay không chủ yếu là tùy thuộc vào hơn 80 triệu người dân ở trong nước.
Nhóm hơn 3 triệu người Việt lưu vong chỉ là những tác nhân mang tính hỗ trợ.
Đầu tuần, một tin thật đau buồn
là 3 người tranh đấu cho tự do và nhân quyền vừa bị nhà cầm quyền tuyên án tù rất
nặng bất chấp sự cảnh báo của cộng đồng quốc tế:
1. Anh Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày):
12 năm tù giam và 5 năm tù quản chế.
2. Chị Tạ Phong Tần: 10 năm tù giam và 5 năm tù quản chế.
3. Anh Nguyễn Thanh Hải (Anh BaSG): 4 năm tù giam và 3 năm tù quản chế.
Chúng ta cùng san sẻ sự đau khổ
này với các anh chị ấy.
Sẽ không có chuyện ĐCSVN tự nhượng
bộ! Vậy từ phía đối lập, những nhà dân chủ và nhân quyền phải làm gì trong thời
gian này – và sắp tới – để có thể “lấn sân“, đảo ngược được thế cờ? Trong khi về
chiến lược thì cả hai phương án “hợp tác“ và “bất hợp tác“ đều cùng khẩn thiết,
ở từng thời điểm.
© Hoàng Linh Vương
Ý Kiến Độc Giả
Trung Kiên says:
27/09/2012
at 08:29
“Thỏa hiệp, hòa giải để hòa hợp hay hóa giải” cũng được, miễn
sao Việt Nam có DÂN CHỦ thực sự, đoàn kết tạo nội lực để phát triển và bảo vệ TỔ
QUỐC!
Nếu những người lãnh đạo csvn muốn hoá giả hận thù thì hãy tỏ
thiện chí và cấp tốc thực hiện như sau:
– Trả tự do ngay lập tức cho tất cả những tù nhân chính trị,
bất đồng chính kiến!
– Làm lễ cầu siêu cho tử sĩ hai bên và tất cả nạn nhân chiến tranh,
– Hãy đưa thương phế binh VNCH vào danh sách “Thương binh xã hội”, những người
cần quan tâm, chăm sóc…
– Đảng trao quyền lãnh đạo đất nước, quân đội, Công an
cho nhà nước (chính quyền)
– Nhà nước có thời gian 5 năm để chuẩn bị, từng bước DÂN CHỦ
hoá Việt Nam
– Tôn trọng tự do ngôn luận, tự do Tôn giáo, chấp nhận đa nguyên đa đảng
– Thu nhận người tài đức (không phân biệt nguồn gốc) vào làm việc trong chính
quyền
– Huấn luyện, đào tạo cán bộ, học hỏi dân chủ, nâng cao dân trí
– Khuyến khích, tạo cơ hội thành lập chính đảng = (với chủ trương đường lối rõ
ràng, phải sinh hoạt thường xuyên).
– Có từ 30’000 đảng viên mới được coi là chính đảng (các đảng nhỏ có thể liên kết
thành đảng lớn)
– Bầu cử QUỐC HỘI với sự tham gia của các chính đảng (tối đa 5 chính đảng)
– Số đại biểu của các “ĐẢNG” được ấn định theo tỉ số đảng viên.
– QUỐC HỘI soạn thảo và trưng cầu dân ý về “Hiến pháp” mới.
– QUỐC HỘI nghiên cứu, đề nghị về quốc kỳ, quốc ca mới cho Việt Nam
– Nhân dân bầu chọn người lãnh đạo trực tiếp qua một cuộc bầu cử tự do
– “Đảng lãnh đạo” chịu trách nhiệm trực tiếp với nhân dân và đất nước, và bị chế
tài bởi luật pháp
– 4 Chính đảng còn lại sẽ theo dõi, kiểm soát, và chỉ ra những sai lầm của “đảng
lãnh đạo”.
– Những kẻ chủ trương phá hoại bằng bạo lực, vu khống, bịa đặt để bêu rếu,
xuyên tạc sẽ bị luật pháp trừng trị đích đáng!
Chỉ có DÂN CHỦ, ĐOÀN KẾT DÂN TỘC thì mới có thể tạo được NỘI
LỰC, như vậy thì BẠN mới nể, kẻ THÙ mới kiêng, và chúng ta mới có thể bảo vệ và
xây dựng đất nước…Mong thay!
Lê Bửu Việt says:
27/09/2012
at 04:55
Cờ vàng ba sọc đỏ là cơ vàng ô nhục vì đó là cờ của chính phủ
tay sai gọi là chính phủ “Quốc Gia Việt Nam” do thực dân Pháp dựng nên năm 1948
với quốc trưởng là Bảo Đại, thủ tướng là Nguyễn Văn Xuân. Trong chiến tranh Việt
Pháp 1946-1954, Mỹ cung cấp viện trợ cho Pháp giết chóc dân Việt. Sau khi hiệp
định Genèvre 1954, thực dân Pháp nhường miền Nam Việt Nam cho đế quốc Mỹ. Mỹ
đưa Diệm (đã được Vatican và Mỹ nuôi dạy tại Mỹ) về lật đổ Bảo Đại, lập ra
chính phủ tay sai “Việt Nam Cộng Hòa”. Diệm tiếp tục sử dụng lá cờ vàng ba sọc
đỏ ô nhục làm quốc kỳ.
NgườiViệtYêuNước says:
27/09/2012
at 08:46
Gởi Lê Bửu Việt
Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe, đừng
phát biểu vô trách nhiệm!
Hãy bấm vào đây để mở rộng tầm hiểu biết:
1) http://vi.wikipedia.org/wiki/Quốc_kỳ_Việt_Nam (Cờ
Vàng đã có từ 1890-1920) sau đó được các chính quyền kế tiếp của miền Nam dùng
làm quốc kỳ.
kbc3505 says:
26/09/2012
at 13:51
Tôi xin có vài lời góp ý ngắn như sau:
Khi nói tới hòa hợp hòa giải dân tộc tức nói về giai đoạn quốc/cộng
phân tranh giữa hai ý thức hệ. Câu này không còn thích hợp sau ngày cộng sản thống
nhất hai miền với một chế độ duy nhất là độc tài đảng trị tay sai bán nước, phản
dân tộc.
Câu nói này tự nó xác nhận dân tộc chúng ta đang chia rẽ,
không đoàn kết. Người dân VN chúng ta không có vấn đề gì để cần phải hòa hợp
hòa giải, mà cần đoàn kết lại để chống quân bán nước ngày nay là tập đoàn thái
thú đảng cộng sản VN và quân Tàu ngoại bang trên quê hương.
Người Việt hải ngoại cũng như tất cả người Việt trong nước.
Chúng ta, chẳng có vấn đề gì với nhau ngoài mong muốn sao cho đất nước thật sự
có độc lập, người dân VN thật sự làm chủ đất nước mình, công bằng, bác ái, tự
do dân chủ, nhân quyền, và toàn dân con cháu chúng ta thật sự ấm no hạnh phúc.
Tất cả những cái đó, đảng cộng sản VN đã hoàn toàn không mang lại cho đất nước
cũng như cho dân tộc. Vậy, tất cả người dân trong và ngoài nước đoàn kết lại;
trước, diệt trừ quân cộng nô bán nước; sau, đánh đuổi quân Tàu giành lại độc lập
cho quê hương.
Đề nghị từ nay về sau chúng ta không dùng câu “hòa hợp hòa
giải dân tộc” mà thay thế bằng “đoàn kết dân tộc” để chống 2 quân thù nguy hiểm
nêu trên.
kbc3505
LeQuocTrinh says:
26/09/2012
at 21:57
Đồng ý hoàn toàn với bạn kbc3505,
Người dân miền Nam rất ư tình cảm, chất phát. Họ không có
truyền thống đấu tranh vũ trang cho nên không có kinh nghiệm xương máu chống lại
xâm lược CS miền Bắc. Tuy nhiên ba triệu người di tản từ miền Nam bỏ đi từ 1975
vẫn còn tấm lòng hướng về tổ quốc, họ vẫn lao động quần quật chắt chiu từng đồng
để gửi về cho thân quyến bạn bè trong nước.
Do đó tuyệt đối không hề có hận thù trong lòng dân tộc VN,
không có hố ngăn cách giữa người dân ba miền. Vì vậy tuyệt đối không thể có Hoà
Hợp Hoà Giải Dân Tộc.
Nếu có hận thù thì thủ phạm gieo rắc thù hằn chính là ĐCS
VN, chủ trương “giải phóng miền Nam” để áp đặt chủ nghĩa CS, chạy theo quỹ đạo
CS quốc tế, nhận viện trợ vũ khí từ TQ và Liên Xô để gây chiến tranh tang tóc ở
miền Nam.
Kẻ nào hô hào Hoà Hợp Hoà Giải Dân Tộc là mắc bẫy CS miền Bắc
hay Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.
Người nhà quê says:
26/09/2012
at 13:33
ĐCSVN sẽ không bao giờ chịu hòa hợp hay hòa giải với bất kể
tổ chức hay đảng phái đối lập nào nếu chúng ta không có VŨ KHÍ nguyên tử trong
tay.Mọi tổ chức trong ,ngoài VN nếu vẫn còn tin vào những điều bọn hung thần đỏ
lý luận tình cảm VN : quê hương là chùm khế ngot,hoặc đủ mọi chiêu trò v.v..sẽ
bị bọn Tư bản hoang dã cho ăn bả chó chết không nhắm mắt.Tổ chức TL bên Tây đã
quá 1/4 thế kỷ nhã nhặn với chúng nhưng rồi cũng bằng không với chúng ,nếu có
thể tiêu diêt được, ,chúng sẽ thẳng tay đi cùng nụ cười ngạo mạn hãnh diện chụp
hình chung với tên đồ tể TCB của giặc.Điều then chốt và duy nhất để DEAL với bọn
nội xâm STHD của ĐCSVN : Tất cả mọi đảng phái,tổ chức,nhóm từ trong ra ngoài phải
thống nhất trong một tổ chức có lãnh đạo anh minh công khai đối đầu trực diện với
chúng.Không được như đã nêu,bọn ác quỷ ĐCSVN sẽ ăn thịt đồng loại với thương
khách phương Bắc. Thô thiển và mong mọi điều chỉ giáo .
Trung Kiên says:
26/09/2012
at 10:29
Cám ơn tác giả Hoàng Linh Vương với bài viết: Thỏa hiệp, hòa
giải để hòa hợp hay hóa giải?
Thiển nghĩ, nhà cầm quyền csvn đang ở thế mạnh với quân đội,
CA trong tay, họ sẽ không chịu chia sẻ quyền lực và cũng không bao giờ thật
tình “thoả hiệp, hoà giải hay hợp tác” với ai. Nếu có, thì chỉ là những thủ đoạn
lường gạt như đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả Huỳnh Thục Vy đã đề cập!
Tuy nhiên, về mặt dân sự thì những đảng phái chống cộng hay
những người cộng sản phản tỉnh (kể cả cán bộ, đảng viên cao cấp với lòng yêu nước
(nếu có) đang tại chức, nên hợp tác với nhau qua những thoả thuận với lòng
trung tín và thành thật, thoả hiệp với nhau thành một khối (vì dân tộc và đất
nước), ví dụ qua “Con Đường VN” hay khối 8406 chẳng hạn.
Chỉ khi nào “khối nhân dân” có sức mạnh, có khả năng tạo sức
ép, thì mới có thể đòi buộc nhà cầm quyền phải lắng nghe và tương nhượng. Mong
thay.
LeQuocTrinh says:
26/09/2012
at 08:26
Dân Chủ hay Hoà Hợp Hoà Giải ?
Những ai đang kêu gọi “thoả hiệp với CS” hay “Hoà Hợp Hoà Giải
Dân Tộc” lúc này là vô tình mắc mưu nhà cầm quyền Hà Nội.
Thiển nghĩ điều cần thiết nhất, ưu tiên nhất cho dân tộc VN
hiện nay là DÂN CHỦ, cái mà họ thiếu từ hơn 60 năm qua, kể từ khi ông Hồ Chí
Minh tuyên bố VN Độc Lập (1945). Từ đó dân tộc ba miền đắm chìm trong chiến
tranh khói lửa, gia đình ly tán, xã hội phân hoá, nhân bản bị chà đạp. Người
dân VN, nay đã đạt số lượng khoảng 90 triệu dân số, vẫn chưa hề được làm chủ
cho chính tiếng nói, tư tưởng và thân phận mình. Các tập đoàn lãnh đạo ĐCS VN
và Nhà Nước đã thay phiên nhau ngôi ghế thống trị cha truyền con nối, thay
phiên nhau tuyên truyền lừa phỉnh dân tộc, đi đêm ngầm với ngoại bang phương Bắc
để mưu đồ bám quyền lực, đưa tiền đồ dân tộc vào vòng nô lệ Bắc thuộc thêm lần
nữa.
Do đó điều kiện ắt có và đủ để thực hiện DÂN CHỦ là phải giải
tán sớm Đảng CS VN, cho phép tự do ngôn luận, thông tin quảng bá, thực hiện Đa
Nguyên đi đến Đa Đảng, rồi tổ chức sớm một cuộc phổ thông bầu phiếu khắp ba miền
để toàn dân được làm chủ lá phiếu bầu lên một tập đoàn chính phủ có tư cách đại
diện đại đa số, lấy lại niềm tin dân tộc. Sau đó thì chuyện Hoà Hợp Hoà Giải
Dân Tộc sẽ do chính phủ này quyết định trong Trưng Cầu Dân Ý. Phải thực hiện đầy
đủ tính chất Đa Nguyên Đa Đảng thì Dân Chủ mới thực sự có hiệu quả.
Bàn luận về “Thoả Hiệp, Hoà Hợp Hoà Giải” ngay bây giờ trong
khi lãnh đạo Nhà Nước tiếp tục đi đêm với TQ, tiếp tục đàn áp những nhà đấu
tranh dan chủ yêu nước, chẳng có ý nghĩa gì ráo, mà ngược lại trở thành một tấm
bình phong giả tạo nhằm che đậy tiếp âm mưu thôn tính VN của thế lực bành trướng
bá quyền TQ.
Quan sát kỹ mọi diễn biến chính trị xã hội của Miến Điện từ
một năm qua thì khắc hiểu.
THƯỢNG NGÀN says:
26/09/2012
at 04:32
VỀ Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ CỘNG SẢN HAY KHÔNG CỘNG SẢN TẠI VIỆT
NAM NGÀY NAY
Vấn đề CS ngày nay tại VN là vấn đề khách quan. Khách quan
có nghĩa nó không phụ thuộc vào sự chối bỏ hay thừa nhận của bất kỳ cá nhân
nào. Sở dĩ nói như vậy vì không phải không có người không coi đó là CS theo
đúng nghĩa, cũng như không phải không có người chỉ coi đó là CS theo đúng
nghĩa. Điều này đúng cho cả những người trong đảng cũng những người ngoài đảng
CS cũng có thể đều căn cứ theo cùng một cách như vậy. Có nghĩa đến ngày nay, sự
nhìn về yếu tố CS còn tùy thuộc vào trình độ, năng lực nhận thức của mỗi cá
nhân. Không phải không có người chỉ nhìn CS như yếu tố cách mạng, yếu tố yêu nước,
mà không có khái niệm gì mang tính đúng nghĩa về CS. Trái lại có nhiều người chỉ
nhìn CS như là CS mà không phải mang tính chất cách mạng hay yêu nước gì cả
theo nghĩa không mang tính CS của các từ ngữ này. Đấy tính phức tạp của tính chất
CS hay không CS ngày nay tại VN nó chính là thể. Ngay cả bản thân của người CS,
tức đảng viên CS, và những người không muốn CS hay chống CS cho dù đang ở đâu,
trong nước hoặc nước ngoài nó cũng là vậy.
Nguồn gốc đó chính vì yếu tố lịch sử. Cho nên nhìn khách quan hay chủ quan về ý
nghĩa CS hay không CS như nói trên lại trở thành mang ý nghĩa quan trọng. Bởi
vì cái thực chất, cái mơ hồ, cái xác đáng, hay cái không xác đáng của một loại
quan điểm, mọi loại nhận thức có liên quan ở đây cũng không đi ra ngoài những
tính chất như thế.
Có nghĩa nguồn gốc của CS ở VN thực sự là do tính chất đặc biệt của hoàn cảnh lịch
sử.
Giả dụ nếu không có yêu cầu chống thực dân Pháp, yêu cầu giải phóng đất nước,
đã chưa chắc có CS.
Mặc dầu ông Hồ Chí Minh, hạt nhân đầu tiên của CS tại VN là thành viên của CS Đệ
tam Quốc tế, nhưng ý nghĩa của ông khi công khai xuất hiện tại sân khấu lịch sử
và chính trị VN để lôi kéo, tổ chức quần chúng, dân chúng, lại không chủ yếu là
người CS mà lại chủ yếu như một người yêu nước, cho dầu đó chỉ là hiện tượng bề
ngoài cũng vậy. Tức là do trình độ nhận thức của toàn dân lúc đó chỉ có nhìn bề
ngoài mà không nhìn được vào bản chất của vấn đề, nên ý nghĩa của CS không có
thật mà ý nghĩa của yêu cầu giải phóng đất nước, của tinh thần yêu nước là có
thật.
Tất nhiên, sau này khi có yếu tố VNCH xuất hiện, cái gọi là quốc gia, dân tộc,
không cộng sản đó chỉ mang ý nghĩa đối với những người không CS, hiểu CS, chống
CS, không thích CS, nhưng hoàn toàn không mang ý nghĩa gì đối với những người
đã từng theo ông Hồ, của những người đảng viên CS, hay của những người ủng hộ
CS cho dù họ không ở trong đảng CS. Có nghĩa đối với họ, hay của những người ở
miền Bắc tức VNDCCH nói chung, thì vẫn cứ xem VNCH chỉ như Mỹ Ngụy ngay trong
thâm tâm mà không là gì khác. Tính chất ông nói gà bà nói vịt một cách khá phổ
biến về vấn đề CS hay không CS tại VN như trên kia đã nói, chung lại chính là
như thế. Có nghĩa vấn đề CS hay không CS tại VN từ trước đến nay vốn vừa là một
tính chất lý thuyêt, vừa là một thực tế hành động. Có người là CS hay không CS,
có người ưa CS hay không ưa CS, có người chống CS hay không chống CS, thì chừng
ấy thực tế, có thể chỉ hoàn toàn trên thực tế cuộc sống cụ thể mà không mang tính
chất thuyết gì cả, hoặc chỉ mang tính chất lý thuyết là chính mà không căn cứ
vào thực tế cụ thể nào hết. Đấy tính chất phức tạp và hơi tế nhị của vấn đề này
quả là như vậy. Nó tùy theo trình độ, nhận thức của mỗi cá nhân con người cụ thể
nào đó trong ý nghĩa của vấn đề liên quan.
Nhưng đó là vấn đề CS hay CS thuộc quá khứ trước đây. Tức còn trong ý nghĩa của
hai phe tư bản và CS đối lập trên toàn cầu, kể cả thời kỳ chiến tranh nóng ở từng
nơi nào đó, khu vực nào đó, hay chiến tranh lạnh của giai đoạn sau chiến tranh
nóng vào cuối những thập niên 70 của thế kỷ trước mà ai cũng biết. Đó là các thực
tế mà ngày nay hoàn toàn không còn. Vì hiện nay đã hội nhập toàn cầu, đã là nền
kinh tế thị trường bao quát cả thế giới, thế thì ý nghĩa CS hay không CS trước
kia như đã phân tích trên đây cũng không còn đầy đủ ý nghĩa, bởi hiện nay chỉ
còn lại duy nhất có bốn nước được gọi là CS trên toàn thế giới mà mọi người đều
rõ. Cho nên ý nghĩa của khái niệm CS hay không CS ở VN chủ yếu chỉ là tính cách
quán tính đã có và còn được duy trì mà không mang tính chất ý thức hệ hay lý
thuyết quyết định nào hết giống như ngay từ khởi điểm của nó. Có nghĩa cả bản
thân đảng CS của VN ngày nay và những người đang nắm quyền về chủ nghĩa CS về
nguyên tắc tại VN ngày nay cũng chỉ là những con người do sản phẩm của lịch sử
khách quan trước đây để lại, nhưng không phải họ là người có các lý tưởng CS gì
ban đầu như ông Hồ Chí Minh từng lèo lái ngay từ lúc khởi thủy tại VN nữa cả.
Chuyện bây giờ đối với mọi người VN nói chung, trên các cơ sở như thế, không những
chẳng phải chỉ là ông nói gà bà nói vịt, mà cũng còn cả chuyện ông nói hươu bà
nói vượn nữa, nếu có thể nói được như thế. Đó là chưa nói một điểm sau cùng
cũng đáng nói. Tức ngày nay học thuyết Mác xít còn có giá trị hay ý nghĩa nào
đó hay không, cũng là một yếu tố quyết định quan trọng đối với ý nghĩa của tính
chất Cộng hay không Cộng tại Việt Nam ngày nay mà ngay từ chủ đề hay tựa bài
ngay từ đầu chúng ta đã đề cập đến. Và cũng tương tự như thế, ý nghĩa của chủ
trương đa đảng hay cấm đa đảng cũng không đi ra ngoài mọi tính chất hoặc yêu cầu
như thế. Độc đảng hoặc đó chỉ là niềm tin hay niềm tự tin về tính hiệu quả
chung trong sự cầm quyền của mình. Nhưng độc đảng cũng có nghĩa chỉ là sự bảo vệ
hay duy trì quán tính đã có cho dù nó có còn hiệu quả hay tác dụng nào đó hay
không. Hoặc nói một cách tệ hơn, độc đảng thì độc tôn về lợi ích và quyền lợi,
còn đa đảng thì hoàn toàn ngược lại. Thế thì, ý nghĩa khái niệm CS hay không
CS, độc đảng hay đa đảng, quả thật có liên quan với nhau không những về nhận thức
mà cả về thực tế, có nghĩa nó không còn mang tính chất lý tưởng hay lý thuyết
thuần túy gì như trước đây nữa, mà chẳng qua chỉ là ý nghĩa của ý thức, ý chí,
tình cảm, quyết tâm, lợi ích hoặc quán tính hoặc các quyền lợi nào đó liên quan
thực tế của mọi người trong cuộc và có liên quan đến các quan điểm hoặc sự việc
bao quát như đã nói. Có lẽ tất cả mọi người VN sáng suốt ngày nay, dù khuynh hướng
nào, CS hay không CS đúng nghĩa, đều cũng nên mở rộng ra một nhận thức chung
mang tính thiết thực, khách quan cũng như có thể có lợi ích chung một cách hữu
lý như thế.
ĐẠI NGÀN
(26/9/12)
quandannambo says:
25/09/2012
at 22:20
thỏa hiệp
hòa giải
hòa hợp
phải theo
sự ban ơn
và
sắp xếp của việt cộng
xin cám ơn
món này đả thiu rồi
thế mà nhiều người
cứ
hâm đi hâm lại mải
bây giờ
nó thành cái món
mà heo củng chê
vong quốc dân says:
25/09/2012
at 20:32
hòa hợp hay hòa giải phải bắt đầu là kể thắng ,nhưng chuyện
này là ảo tưởng. không ai nhường ngôi cho người khác và sắp tới – để có thể “lấn
sân“, đảo ngược được thế cờ.trước hết đối thủ chưa biết chơi cờ còn nhiều thiếu
sót trách nhiệm hay không dám nhận lấy trách nhiệm một quốc dân đúng nghĩa của
nó .ngay cả những chuyện rất nhỏ mọn như nhặc một miếng rát trên đường , sếp
hàng mua vé cũng vậy chen lấn nhau .những chuyện nhỏ mọn như thế chưa làm được
thì đừng nói tới chuyện thay đổi một chế độ trong lúc họ chưa thừa nhận csvn là
chế độ bán nước,chỉ có một số ít họ nhận thấy nhưng chưa làm lay động cho cs.
thêm thế nữa chỉ có hai tôn giáo mạnh tại vn mà họ không thể hợp lại thì chưa
làm gì được cs
1. Anh Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày): 12 năm tù giam và 5 năm tù quản chế.
2. Chị Tạ Phong Tần: 10 năm tù giam và 5 năm tù quản chế.
3. Anh Nguyễn Thanh Hải (Anh BaSG): 4 năm tù giam và 3 năm tù quản chế.
chỉ có một số nhỏ yêu nước mà đi tù thì dân vn phần đông chưa biết yêu nước
thương giống nòi
cs sẻ tự rủ bỏ như liên xô ,nếu không tự cứu mình thì nên học tiếng tàu là thượng
sách
đau buồn thay .việt nam không còn người cs nữa
http://www.danchimviet.info/archives/66149
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét