Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




DỤC VỌNG VÀ TAI NẠN

Vương Trí Nhàn
(trích từ Những Chấn Thương Tâm Lý Hiện Đại)

nếu bạn đã có lần cầm tới cuốn sách thì xin bớt chút thời giờ  đọc tới trang cuối và hiểu cho cả những điều người viết chưa kịp trình bày trên mặt giấy

Sau vụ đổ tàu E1 ở Trị Thiên Huế đầu năm 2005, tôi đọc được một bài viết khá hay trên VietnamNet. 

Sau khi nói rằng thắp ít nén nhang cho người bị nạn, tác giả bảo muốn dành một nén cho con đường sắt cổ lỗ cũ kỹ. Đó là những con đường được làm thuở dân ta mới có hai mươi triệu. Ngày nay, nó chẳng khác gì những đôi chân suy dinh dưỡng buộc phải cõng trên mình bao nhiêu dục vọng ghê gớm của thời kinh tế thị trường. Tai nạn trước sau sẽ tới trên những con đường như vậy.

Mẫu chuyện này trở lại với đầu óc tôi khi đón nhận những tin tai nạn giao thông đang xảy ra với mật độ ngày một cao. Nhớ nhất là cái lần trong một tuần hai nhà khoa học một của Mỹ, và một của Việt Nam bị tai nạn. Một con số trên báo cho thấy hàng ngày cả nước trung bình có khoảng 40 ca tử vong, con số thuộc loại nghiêm trọng nhất thế giới.

Có hai lý do khiến cho tai nạn vô phương cứu chữa, một có liên quan tới phương tiện và một nữa  liên quan tới tâm lý con người.

Sự lạc hậu của đường xá phương tiện bao gồm cả số lượng lẫn chất lượng. Ngay ở các thành phố lớn, đường xá không phát triển kịp theo dân số. Mà toàn đường làm từ lâu, cày đi xới lại nhiều lần, đắp điếm tùy tiện, như ở Hà Nội, nhìn kỹ thật chẳng khác là bao so với cái thời cả nước mới có vài cái Pobeda, Moskovits tòng tọc, còn cả thành phố đi xe đạp.

Hàng ngày phải theo đê lên cầu Chương Dương đi làm, tôi rất sợ mấy quãng rẽ, quãng nào đường cũng mấp ma mấp mô ; muốn tránh những chỗ mấp mô lượn sóng ổ gà ổ voi đó, người ta dễ làm phiền người khác và cũng gây ra tai vạ cho chính mình.

Phương tiện đã vậy, luật pháp lại  đơn giản không theo kịp sự phát triển của thực tế. Các loại xe lẫn lộn trên một làn đường. Và sự thực thi luật pháp thì không nghiêm, phóng nhanh vượt ẩu không ai không sẵn sàng, cái  lối vừa ngồi trên xe vừa gọi điện thoại di động đã có lệnh cấm, mà ngày một phát triển.

Đã hình thành cả một kiểu tâm lý người Việt trong giao thông mà chừng nào còn chưa nhận thức được chúng ta không có cách gì  vượt lên trên nó để có được một cuộc sống an toàn trên đường.

Khi được hỏi rằng tại sao đến Việt Nam, một người nước ngoài bảo đến để tìm lại những cái mà trên thế giới nay không đâu còn. Trong số những cái mà trên thế giới không đâu còn này, có cả cái cấu trúc tâm lý, mà tâm lý giao thông là một khía cạnh.

Ngồi lên xe—nói theo chữ nghĩa là tam gia giao thông–, nhiều người chỉ biết có mình. Ra đường là tranh giành không gian sống của người khác. Chen chúc luồn lách. Mắm môi mắm lợi mà phóng. Lao về phía trước bằng tất cả sức lực sẵn có.

Thứ tâm lý cổ lỗ chỉ thấy ở con người tham gia những guồng máy giao thông đơn giản ấy, đến nay vẫn ngự trị.

Nhớ lại văn học tiền chiến, tôi thường ngạc nhiên trước sự bình thản trong nếp sống của con người ngày xưa. Đọc Hai đứa trẻ, Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam, thấy cuộc sống sao mà nề nếp, đúng giờ đó thì có việc đó, mọi người yên tâm chấp nhận cái sự an bài như một định mệnh.

Còn ngày nay nhìn qua trên đường, nét mặt người nào cũng bừng bừng dục vọng.Thèm thuồng mong mỏi nhiều quá. Nói như các cụ ngày xưa: Chí lớn hơn người. Từng người là thế mà cả xã hội cũng thế.

Trở lại chuyện tàu đổ năm trước. Sau những căm giận đối với hành vi cho tàu chạy quá tốc  độ quy định đã có người tỏ ý thông cảm. Nên nhớ là với những người lái có chuyện  phấn đấu để rút giờ chạy tàu xuống thấp hơn. Đường xấu ; người đi đường cứ lao vào đường sắt như thiêu thân ; các ga điều hành kém gây mất thời gian chờ đợi; trong khi đó thì cả xã hội đòi hỏi giảm giờ chạy tàu và cơ quan chỉ thưởng cho những con tàu về kịp thời gian mới được rút ngắn.

Đây chỉ là một ví dụ về cái sự  vênh váo giữa một bên là khả năng non yếu, với một bên là mong mỏi quá cao ( dù là chính đáng, song vẫn là quá cao ) của con người thời nay. Nó đang gây tai nạn trên nhiều lĩnh vực khác, chứ đâu có riêng trong giao thông.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét