23/09/2012
(sưu tầm trên mạng)DỐT (trích)
HỌC LÀ ĐỂ VĂN MINH, KHÔNG PHẢI ĐỂ DÃ MAN !
HỌC LÀ ĐỂ HIỂU, KHÔNG PHẢI ĐỂ NHỚ NHƯ MỘT CON VẸT, CHỈ KHI HIỂU, NGƯỜI TA MỚI KHÔNG THỂ QUÊN !
Còn nhớ, thời Miền Nam trước
1975, có một đề bài Tập Làm Văn như vầy ( lâu quá, tôi chỉ nhớ đại ý, không nhớ
nguyên văn, nếu cần, tôi sẽ lục tìm lại trong kho sách cũ, những ai sinh trước
sau năm 1960, đi học ở Miền Nam, hẳn có biết ) : Qua thơ văn của Cao
Bá Quát, Anh / Chị hãy nghị luận Cao Bá Quát có phải là một nhà cách mạng hay
không !?
Một đề văn “mở” như vậy sẽ kích
thích tư duy đến cở nào … !? Học sinh, sinh viên được quyền nhận định “Có” –
“Không”, “Đúng” – “Sai”, và sẽ phải vận dụng hết tất cả tư duy và kiến thức của
mình về Văn, Sử, Địa, Triết, Chính Trị, … để làm sáng tỏ nhận định của mình,
“chính mình” … ! …
Tiếc thay, một đề Văn như vậy, lại
là sản phẩm của một nền Văn Hóa “đồi trụy”, nằm trong một chế độ Cộng Hòa “phản
động”, nên đã bị “cách mạng” … ( UẤT ! ) … Và thay bằng một nền giáo dục “tiến
bộ”, trong đó có một đề Toán ( nhấn mạnh : “đề Toán” ) :
Anh du kích hôm qua diệt
được 3 tên Mĩ, hôm nay diệt được 5 tên Mĩ. Hỏi cả hai hôm anh du kích diệt được
bao nhiêu tên Mĩ ?
Năm tôi 8 tuổi, đáp số của tôi là
: 8 tên Mĩ. Tôi được lên lớp …
Nay, đáp số của tôi là : MAN RỢ !
Tôi được là người, một chữ người bình thường, tầm thường, không cần phải viết
hoa !
( hết trích )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét