11-9-2012
Gần đây rộ lên đây đó ý kiến nghe có vẻ hòa dịu và xây dựng
cho một giải pháp Biển Đông: “gác tranh chấp, cùng khai thác”.
Phiên hết ý này ra một cách nôm na, đó là “mọi bên mà chúng
ta có tranh chấp bất đồng với nhau thì hãy xếp lại đấy, rồi ta tính đến một
biện pháp xử lý 'công bình' nhất cho lợi ích, đó là cùng nhau thăm dò và
khai thác chung các tài nguyên biển”.
Sao vậy, hóa ra cứ cãi nhau hoài, thậm chí mấy phen suýt nổ
súng vào mặt nhau, giờ lại hé ra một giải pháp nghe đơn giản và dáng dấp yêu
chuộng hòa bình đến thế mà bấy lâu không ai nghĩ ra!? Thật ra món võ
này cũ mèm. Truy nguyên từ đâu xuất phát lên ý tứ này? Quá dễ để tìm ngay ra tác
giả của nó: Bắc Kinh.
Trên trang web "Nghiên cứu Biển Đông" có một bài phân tích rất kỹ càng
và sâu sắc với đầy cứ liệu có giá trị của thống kê và khoa học về vấn đề cùng
khai thác này. Có rất nhiều ý kiến và phân tích trong bài viết đó, nhưng mở đầu
bài viết (Phần 1) đã chỉ rõ cái ý cùng khai thác, gác tranh chấp là của
Trung Quốc: --->>> bài đây:
Phần 1: http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-nuoc-ngoai/1237-trung-quc-va-khai-thac-chung--bin-ong-phn-i
Phần 2: http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-nuoc-ngoai/1238-trung-quc-va-khai-thac-chung--bin-ong-phn-ii
Phần 3: http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-nuoc-ngoai/1239-trung-quc-va-khai-thac-chung--bin-ong-phn-cui
Bài viết trên là của các giới nghiên cứu Biển Đông ở nước ngoài và chúng tôi
tin các cơ quan có chức năng nghiên cứu tương tự ở trong nước, đặc biệt những cơ
quan có trách nhiệm về biên giới lãnh thổ của chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu
để giúp ích cho nhà nước trong cuộc đấu tranh ngoại giao với các đối tác
tranh chấp.
Ở entry này người viết chỉ muốn nhấn mạnh xung quanh cái ý là tại sao TQ lại chìa
ra con bài “gác tranh chấp, cùng khai thác” trong thời điểm hiện nay?
Nhìn lại quá trình thì việc này nằm trong tính toán mưu mô độc
chiếm Biển Đông đã có từ rất lâu trong giới cầm quyền ở Bắc Kinh. Tuy nhiên
trong hơn 3 năm qua TQ có sự trỗi dậy về kinh tế, và càng thúc đẩy nhu cầu không
những về tài nguyên mà còn là thế đứng bá chủ bá chủ khu vực nên họ dấn bước
một cách bạo dạn hơn, bất chấp quy ước và luật pháp quốc tế vì nghĩ rằng “thời
cơ đã đến”.
Cụ thể từ năm 2009 TQ chính thức đệ trình lên tổ chức Liên hợp quốc “yêu sách”
về lãnh hải biển đảo trong đó nổi bật là đường lưỡi bò. Và đó cũng là cú đáp trả
của TQ với các tài liệu phân giới về lãnh hải, biển đảo do 2 nước Việt Nam và
Malaysia cùng trình lên LHQ ngay trước đó.
Suốt 3 năm qua, TQ lúc căng lúc chùng, nhưng hướng là rõ ràng và ngày càng hung
hăng ngang ngược trong mọi động thái ở Biển Đông.
Tuy nhiên điều hoàn toàn không thuận cho TQ là các nước có tranh chấp phản kháng
quyết liệt trước những đòi hỏi vô lý của TQ.
Trong khi đó dư luận từ các nước lớn, đặc biệt là Mỹ, hầu như chống lại rõ rệt ý
đồ thâu tóm Biển Đông của Bắc Kinh.
Vì thế TQ ý thức được chiều hướng quốc tế không thuận, là không thể cứ áp dụng
mãi một thứ chiến thuật có thể gọi là đầy tính tham lam và trâng tráo khi muốn độc
chiếm một vùng biển quốc tế có tầm quan trọng bậc nhất nhì thế giới như Biển Đông
được. Chính từ lý do này khoảng gần năm nay thì TQ một mặt “hành động giơ
nắm đấm”, hanh xử thật căng với 2 nước Philippines và Việt Nam, mặt khác
không ngần ngại “xông vào nhà” một số nước ĐNÁ bằng chiến thuật lôi kéo, ve vãn,
miễn sao cô lập Việt Nam cũng như Philippines. Mục tiêu cao hơn nữa là
chia rẽ cả khối Asean trong cách nhìn và một giải pháp hợp lý cho Biển Đông.
Chiến thuật và mưu mô của TQ rất thâm hiểm ở chỗ họ cứ dần dần biến các vùng biển,
các hải đảo chưa từng có tranh chấp trở thành các vùng có tranh chấp (xem thêm
lịch sử vấn đề, như các bản đồ cổ thời nhà Thanh, tới đầu thế kỷ 20 là chưa
hề vẽ lãnh thổ TQ vượt quá đảo Hải Nam).
Rồi từ chỗ TQ “chen chân” được vào khu vực gọi là có tranh chấp thì nay họ đưa
ra chiêu bài “gác tranh chấp, cùng khai thác”. Thật là quá ư bất nhất và xảo
quyệt.
Đáng chú ý bây giờ theo TQ thì vùng có tranh chấp chỉ khoanh tròn vào quần đảo
Trường Sa (TS) và các vùng phụ cận của nó chứ không liên can gì đến quần đảo Hoàng
Sa (HS) và vùng biển xung quanh quần đảo này nữa. Điều đó có nghĩa là HS
coi như đã thuộc về TQ, và vì thế TQ không bàn với bất cứ ai, ngay cả
với VN là nước bị chính TQ chiếm mất quần đảo này.
Cộng đồng ĐNÁ đều biết một sự thực: Năm 1974 TQ đánh chiếm HS khi đó do chính
quyền Sài Gòn quản lý; rồi đến năm 1988 TQ đánh chiếm một số đảo ở TS
để cắm chân, xí phần. Cho nên cái sự đã rồi mà TQ cố tình bày ra là từ một mưu
mô vô cùng thâm hiểm đã tính trước.
Vì những lẽ đó cái chiêu bài TQ đưa ra kỳ này ẩn giấu cái bẫy của Bắc Kinh. VN
xử sự không khéo không những bị thiệt hại mà có thể làm các nước có tranh chấp
khác hiểu lầm. Ý đồ của TQ là gây những nghi kỵ cho một số nước Asean với nhau.
Trước cú đòn tấn công ngoại giao này rất mong những vị chức sắc lãnh đạo của đất
nước hãy cảnh giác cao độ mà không bập vào lời mời chào đầy tính cạm bẫy “gác
tranh chấp, cùng khai thác” của TQ theo ý đồ kể trên.
http://vinhnv43.blogspot.com/2012/09/cho-bap-vao-gac-tranh-chap-khai-thac.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét