5-9-2012
Ngài
bộ trưởng, có bằng tiến sĩ luật, sau đó không giải thích thêm, nhưng bất cứ ai
làm dân ở Việt Nam đều có thể hiểu rằng sự “chưa đồng bộ” chính là khoảng cách
giữa chính sách và cuộc sống
Vào đúng tối 2-9, kỷ niệm 77 năm
ngày quốc khánh, trong trương trình “Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời”, Bộ
trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường khi được hỏi về “suy nghĩ” trước những quy định
oán oăm: Thịt và phụ phẩm bảo quản chỉ được bày bán trong vòng 8 giờ kể từ sau
khi giết mổ; Giấy chứng minh nhân dân buộc phải có cả tên cha và mẹ của
người được cấp..đã chỉ ra “nguyên nhân lớn nhất là do nhận thức chưa đồng bộ”.
Ngài bộ trưởng, có bằng tiến sĩ luật, sau đó không giải thích thêm, nhưng bất cứ ai làm dân ở Việt Nam đều có thể hiểu rằng sự “chưa đồng bộ” chính là khoảng cách giữa chính sách và cuộc sống, ở cả hai khía cạnh: Tính thực tiễn và tính khả thi.
Có thể, không cần suy nghĩ- liệt kê ra vô số những chính sách “không thực tiễn”, “thiếu khả thi”: Cảnh cáo, phạt tiền đối với hành vi hút thuốc lá nơi công cộng; Quy định đưa tên cha mẹ vào giấy CMTND, vốn đã được một quan chức bộ Tư pháp, thậm chí dùng từ “phản cảm” khi đánh giá là chỉ “tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý, nhưng hình như chưa tính đến những tác dụng ngược của quy định này”; Hoặc quy đinh phạt từ 2-5 triệu đồng đối với hành vi “nghe điện thoại ở cây xăng” trong hẳn hoi một văn bản quy phạm tầm cỡ “nghị định Chính phủ”. Và, kỳ cục nhất, vẫn là chuyện quy định “thịt 8 giờ” trong khi việc xác định một miếng mỡ, tảng thịt tồn tại đã bao nhiêu lâu là việc “không tưởng”.
Có hai khía cạnh dễ nhận ra trong những văn bản pháp quy “không thực tiễn và thiếu khả thi” này. Thứ nhất, chuyện ai cũng biết, mục đích tốt, ý tưởng tốt, nhưng không có chế tài, không có đội ngũ “cảnh sát” để đảm bảo quy định đó được thực thi trong thực tế. Ở khía cạnh này, sự thiếu khả thi của một văn bản quy phạm mặc nhiên sinh ra tình trạng nguy hiểm mà trong ngôn ngữ giáo khoa pháp lý gọi là “nhờn luật”. Và điều thứ hai, còn nguy hiểm hơn, là chính sách đó ban hành chỉ để bảo vệ quyền lợi của các bộ, ngành- một chính sách vừa “ngủ quên trên giấy”, vừa cục bộ, chỉ vì một nhóm lợi ích, mà biểu hiện, rất thô thiển- là tư duy “không quản được thì cấm, bó tay thì cần chế tài”.
Trong một hội thảo về vấn đề chất lượng pháp lý và công cụ đánh giá của tác động pháp lý, một cố vấn của Bộ Tư pháp đã lý giải nguyên nhân của tình trạng “văn bản pháp lý ban hành chưa ráo mực đã phải sửa” là do thiếu tính công khai ngay từ khâu soạn thảo. Một người New Zealand, ông Hayden Fenwick, thì tỏ ra ngạc nhiên: Thông lệ quốc tế cũng như thực tiễn áp dụng tại New Zealand cho thấy sau khi có ý tưởng xây dựng một văn bản pháp lý, cơ quan soạn thảo phải đánh giá của tác động pháp lý của chính sách để cân đong khả năng tác động của văn bản này đến các đối tượng bị điều chỉnh ra sao. Trên cơ sở đó mới bắt tay xây dựng dự thảo. Việt Nam thì đang làm ngược. Nghĩa là sau khi dự thảo xong văn bản pháp lý, cơ quan soạn thảo mới xây dựng báo cáo tác động. Và đây chính là nguyên nhân khiến vô số văn bản, dù nhân danh nhà nước, chưa kịp đi vào cuộc sống đã bộc lộ tính không khả thi, thậm chí tạo ra các rào cản phi lý cho người dân, doanh nghiệp.
Không khó để nhận ra đây chính là những “Chính sách máy lạnh” mà tác giả chính là những “công chức đút chân gậm bàn” không hề biết, hoặc cố tình không thèm biết, cuộc sống i tờ ra sao.
Năm 2006, Bộ Tư pháp chính thức yêu cầu hủy cả trăm văn bản trái luật. 5 năm sau đó, tình hình này không những không được cải thiện mà ngày thêm tệ hại. Và nguyên nhân, không phải vì trình bộ ban hành văn bản quy phạm của những “công chức đút chân gậm bàn” không được cải thiện, mà là vì các văn bản đó ngày thêm cố gắng bảo vệ lợi ích của người ban hành, mà chua chát thay, đôi khi chỉ là để duy trì một thứ thủ tục- không khác gì hủ tục.
https://daotuanddk.wordpress.com/2012/09/05/chinh-sach-may-lanh/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét