Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




CÁC THÀNH VIÊN MỚI CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC ĐÃ ĐƯỢC QUYẾT ĐỊNH, NGUỒN TIN CHO BIẾT

Chen Jing & Jack Phillips
3-9-2012

The 17th Chinese Communist Party (CCP) Congress on Oct. 21, 2007 in Beijing. An insider says that the new Standing Committee will be reduced to seven members. (Guang Niu/Getty Images)

Hình bên: Hình ảnh Đại hội lần thứ 17 ngày 21 tháng Mười 2007 tại Bắc Kinh. Một nguồn tin bên trong cho biết Ủy ban Thường vụ sẽ được giảm xuống còn 7 thành viên. (Guang Niu/Getty Images).

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đang che chắn một cách sít sao cho các cá nhân mà sẽ được bổ nhiệm trong cuộc chuyển giao quyền lãnh đạo tối cao trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị (Politburo Standing Committee), cơ quan quyền lực cai trị cao nhất tại Trung Quốc. Tuy nhiên một danh sách gần đây mà Đại Kỷ Nguyên Thời báo nhận được từ một người bên trong hàng ngũ ĐCSTQ cho thấy rằng hội đồng ra quyết định đầy quyền thế này sẽ được tinh giảm xuống còn bảy thành viên, với các vị trí đứng đầu bộ phận an ninh và tuyên truyền sẽ bị bỏ ra.

Danh sách cho thấy Tập Cận Bình (Xi Jinping), người đã được tiên đoán rộng rãi là sẽ thay thế vị trí lãnh đạo cao nhất của Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao), sẽ giữ chức Tổng bí thư và Chủ tịch nước, trong khi đó Lý Khắc Cường (Li Keqiang) sẽ thay Ôn Gia Bảo (Wen Jiabao) làm Thủ tướng, đúng như mong đợi. Họ sẽ chính thức tuyên thệ nhậm chức vào kỳ Đại hội đảng lần thứ 18, dự đoán sẽ diễn ra vào tháng 10 này.

Ủy ban Thường vụ Bộ chính trị hiện nay có 9 thành viên, đó là kết quả của lần mở rộng trong kỳ đại hội đảng thứ 16 năm 2002. Vào lúc đó, Giang Trạch Dân (Jiang Zemin) đã tấn phong thêm 2 thân tín là La Cán (Luo Gan) và Lý Trường Xuân (Li Changchun) nắm giữ lần lượt các vị trí an ninh và tuyên truyền. Chức năng chính yếu của 2 người này là bảo đảm cho chiến dịch bức hại môn tập tinh thần Pháp Luân Công do Giang phát động tiếp tục được tiến hành khi mà y không còn giữ chức đứng đầu ĐCSTQ nữa. Duy trì chiến dịch này đòi hỏi huy động nguồn lực quốc gia khổng lồ để bôi nhọ và giam cầm các thành viên Pháp Luân Công trong các trại lao động, nơi mà họ bị tra tần và tẩy não nhằm cưỡng bức họ từ bỏ đức tin của mình.

Đứng đầu Ủy ban Chính trị và Lập pháp (Political and Legislative Affairs Committee - PLAC) là Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang) - một người trung thành nữa của Giang. PLAC là một cơ quan mật và có tầm ảnh hưởng cực kỳ rộng đến việc điều khiển hệ thống cảnh sát, dân quân dự bị (paramilitary forces), và cả tòa án và nhiều cơ quan khác.

Động thái đưa vị trí Tổng trưởng của PLAC từ Ủy ban Thường vụ về lại vị trí 24 thành viên Bộ chính trị, nơi mà nó sẽ được trông nom và giám sát nhiều hơn, là một việc hệ trọng trong hoàn cảnh chính trị hiện tại. Khá nhiều viên chức Đảng cộng sản cấp cao đã từng biểu lộ sự quan ngại rằng vị trí này là quá quyền lực và đe dọa đến quyền tối thượng của Chủ tịch và Tổng bí thư Đảng.

Thạch Tang Sơn (Shi Zhangshan), một chuyên gia về chính trị Trung Quốc sống tại Washington DC, nói rằng  các vị trí cho PLAC và bộ tuyên truyền  hiện tại đang được nắm giữ bởi các đồng minh thân cận của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân và những vị trí này bị bỏ ra ngoài vì chúng quá sát với trung tâm quyền lực. Ông Thạch đưa ý rằng PLAC đã lớn mạnh lên đặc biệt một cách quá quyền lực, khó quản lý và xa hoa. Ngân sách dành cho PLAC thậm chí còn lớn hơn quân đội, ông nói thêm.

Một  bài báo gần đây của Reuters cũng chỉ ra rằng vai trò của PLAC trong Ủy ban Thường vụ cũng sẽ bị hạ cấp. Chu Vĩnh Khang bị đưa vào danh sách nghỉ hưu trong năm nay và động thái làm giảm quyền lực của PLAC có thể được thấy qua cách kiểm soát người kế nhiệm của Chu, theo tin của hãng Reuters.

"Theo tình hình hiện tại, tổng trưởng của PLAC sẽ không có chân trong Ủy ban Thường vụ. Ông ta sẽ phải báo cáo cho một cá nhân khác trong Ủy ban Thường vụ. Cơ bản thì ông ta sẽ không còn tự tung tự tác được nữa." theo lời một quan chức đã nghỉ hưu của Đảng Cộng sản mà vẫn giữ được quan hệ gần gũi với các quan chức cấp cao nói với Reuters.

Chính trị gia thất thế Bạc Hy Lai (Bo Xilai), người mà chỉ còn một bước nhỏ nữa là có chân trong Bộ Chính Trị, hiện tại đang bị điều tra bởi Ủy ban Trung ương về Kiểm tra Kỷ luật (Central Commission for Discipline Inspection), theo các tin tức và tiết lộ từ Trung Quốc. Cho đến tận khi sụp đổ ngoạn mục đầu năm nay, Bạc Hy Lai là kẻ đối đầu và địch thủ chính của Uông Dương (Wang Yang).

Các Vai Trò Mới Trong Ủy Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị, Theo nguồn tin cung cấp
Sau Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, 5 thành viên còn lại của Ủy ban Thường vụ sẽ là :

Trương Đức Giang (Zhang Dejiang), người hiện là Bí thư tỉnh ủy của Quảng Đông (Guangdong) và Chiết Giang (Zhejiang), sẽ được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch của Ủy ban Quốc gia của Hội đồng Tham vấn Chính trị Trung Hoa (National Committee of the Chinese People’s Political Consultative Conference)

Lý Nguyên Triều (Li Yuanchao), người đứng đầu Bộ Tổ chức Đảng (Party’s Organization Department) sẽ được bổ nhiệm là phó Chủ tịch nước.

Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan) sẽ vẫn giữ chức phó Thủ tướng, dưới quyền Lý Khắc Cường.
Du Chánh Thanh (Yu Zhengsheng), hiện là Bí thư Thành ủy Thượng Hải, sẽ là Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Standing Committee of the National People’s Congress)
Uông Dương (Wang Yang), bí thư Thành ủy thành phố nam Quảng Đông, sẽ giữ chức Tổng trưởng Ủy ban Trung ương về Kiểm tra Kỷ luật - cơ quan chịu trách nhiệm điều tra tham nhũng và tội ác bởi các thành viên Đảng Cộng sản.


http://vietdaikynguyen.com/v2/china/1612-cac-thanh-vien-moi-cua-uy-ban-thuong-vu-dang-cong-san-trung-quoc-da-duoc-quyet-dinh-nguon-tin-cho-biet


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét