Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




BỘ CHÍNH TRỊ HỌP CÁC NGÀNH NỘI CHÍNH

Cầu Nhật Tân
19-9-2012

Đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm
 chụp chung với Tổng thống Hoa Kỳ
 G. Bush:
Cuối tháng này (9/2012), Bộ Chính trị sẽ họp kín nghe các ngành nội chính Trung ương báo cáo tiến độ, công tác điều tra, xử lý các vụ án Nguyễn Đức Kiên, Dương Chí Dũng, tình hình thực hiện Kết luận 21. 

Chủ tịch nước và Tổng Bí thư sẽ trực tiếp chủ trì cuộc họp các ngành nội chính. Chỉ ít ngày nữa là đến cuộc họp tối quan trọng này, từ vài ngày trước, nhiều vị Ủy viên Bộ Chính trị, Đại biểu Quốc hội cùng một số cơ quan báo chí trong và ngoài nước đã nhận được Đơn kêu cứu khẩn cấp của Đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm đề ngày 8/9/2012.


Giữa lúc này, cựu Bộ trưởng Trần Xuân Giá buộc phải từ nhiệm Chủ tịch Ngân hàng ACB để làm việc với cơ quan điều tra. Bầu Kiên thì vừa bị tăng hình lên mức cao nhất. Ba nhánh quyền lực đang tranh cãi nhau ghế Trưởng ban Phòng chống tham nhũng. Có tin con gái Thủ tướng đã lọt vào “tầm ngắm” của cơ quan điều tra. Sân khấu chính trị lúc này vô cùng nóng bỏng. 

Diễn biến gần đây

- Ngày 15/5/2012 Hội nghị 5 Khóa 11 bế mạc với Kết luận 21 Tổng Bí thư làm Trưởng Ban Phòng chống tham nhũng (ghế vốn do Thủ tướng nắm giữ).

- Ngay trước Hội nghị, một số báo chí tập trung đánh đổ đại biểu QH Đặng Thị Hoàng Yến (Chủ tịch tập đoàn Tân Tạo, chị ruột của Đại biểu QH Đặng Thành Tâm).

- Xuất hiện trang Quan Làm Báo đưa tin về tiêu cực về Nhóm lợi ích đặc biệt nhắm vào Thủ tướng và những người thân cận trong đó có con gái ông.

- Ngày 20/8/2012, ông Nguyễn Đức Kiên – Chủ tịch ngân hàng ACB bị khởi tố và bị bắt tạm giam. Một loạt các soái vội vã “đi thăm” nước ngoài trong đó có các ông Trần Xuân Giá, Nguyễn Đăng Quang …

- Ngày 23/8/2012, ông Lý Xuân Hải – Tổng giám đốc Ngân hàng ACB bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ CA bắt.

- Vụ ông Nguyễn Đăng Quang, Hồ Hùng Anh rửa tiền hàng chục triệu USD lại được khui ra sau 6 năm đắp chiếu.

- Ngày 5/9/2012, báo chí loan tin Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt được ông Dương Chí Dũng, Cựu Chủ tịch Vinalines tại Campuchia. Việc bổ nhiệm ông này được cho là bất minh khi ông bị dính dáng tới thất thoát hàng tỉ USD trong đó có liên quan tới văn bản của Thủ tướng và Bộ trưởng GTVT. Campuchia và Interpol phủ nhận tin bắt giữ này.

- Ngày 8/9/2012, Văn phòng Chủ tịch nước, trong hành động gây nhiều đồn đại, đứng ra trao một danh hiệu cho ông Hồ Hùng Anh. Dư luận cho rằng sự kiện chỉ nhằm để ông Hùng Anh thanh minh mình chưa bị bắt. Khi Chủ tịch nước về VN, VP phải đứng ra thanh minh.

- Sáng 6/9/2012, Đại biểu QH Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn SGI, tháp tùng Chủ tịch nước đi họp APEC tại Nga.

- Chiều 6/9/2012, báo Năng lượng của cựu Đại tá an ninh Nguyễn Như Phong đăng tin cho là ông Tâm chiếm đoạt 600 tỉ, đồng thời tố ông Đặng Thành Tâm và gia đình trong vụ tái cơ cấu Ngân hàng Phương Tây ở Cần Thơ vài năm trước. Báo này dẫn ra cơ sở tố ông Tâm là “vi phạm nghiêm trọng Điều 55 khoản 3, Luật Các Tổ chức Tín dụng” quy định cổ đông và người có liên quan cổ đông đó không được sở hữu quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Tờ báo còn ngầm gửi thông điệp sẽ bắt giữ vị Đại biểu QH này.

- Trước vụ bắt ông Chí Dũng, Thủ tướng nói là đang chỉ đạo sát sao. Sau khi bắt nhiều ngày, Thủ tướng lại yêu cầu Ban chuyên án báo cáo chi tiết quá trình bắt giữ.

- Ông Tâm có chuyến đi Nhật tiếp nối chuyến đi Nga mà chưa dám về Việt Nam ngay.

- Ngày 7/9/2012, Ông Nguyễn Duy Hưng, Trưởng Văn phòng đại diện Công ty Cổ phần đầu tư Sài Gòn (SGI) tại HN, được cho là bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an bắt khẩn cấp về hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước theo Điều 263 Bộ Luật Hình sự.

- Bà Bích Trang, nhân viên Tân Tạo, bị bắt được cho là cùng ngày.

- Ngày 12/9/2012, Thủ tướng chỉ đạo xử lý một số trang blog đưa tin tiêu cực.

- Ghế Trưởng ban Phòng chống tham nhũng đang gây tranh cãi. Kết luận 21 của Ban Chấp hành TƯ Đảng CSVN khó triển khai.

- Ngày 19/9/2012, Đại biểu QH Đặng Thành Tâm gửi đơn kêu cứu khẩn cấp (đơn ngày 8/9) lên Bộ Chính trị, một số Đại biểu QH, các cơ quan báo chí trong và ngoài nước.

- Ngày 17/9/2012, Bộ Công an bổ sung tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản với ông Nguyễn Đức Kiên, với tội danh này ông phải đối mặt với mức án cao nhất dành cho tội phạm kinh tế.

- Chiều 19/9/2012, Cựu Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư, Chủ tịch Ngân hàng ACB Trần Xuân Giá buộc phải thôi việc trên cương vị Chủ tịch Ngân hàng ACB để phục vụ công tác điều tra liên quan tới việc rút khống hàng nghìn tỉ trong đó có trách nhiệm của nguyên tổng giám đốc Lý Xuân Hải. Có tin ông Giá đã bị Cảnh sát điều tra khởi tố. Như vậy, điểm hàng bộ trưởng từ trước tới nay, ông là người thứ hai sau bộ trưởng Vũ Ngọc Hải (liên quan tham nhũng đường dây 500 KV) bị khởi tố.

- Chiều 19/9/2012, ông Phạm Trung Cang Phó Chủ tịch Ngân hàng Eximbank cũng phải từ nhiệm để phục vụ điều tra về hành vi rút khống tiền và dùng tiểu xảo để thôn tính ngân hàng.

Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã bãi miễn chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng ACB của ông Trần Xuân Giá và Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Eximbank của ông Phạm Trung Cang. Hiện cả hai bị Cơ quan điều tra Bộ Công An tạm giữ.

Đơn Kêu cứu của Đại biểu Quốc hội

Đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm đã gửi đơn cầu cứu khẩn cấp lên Bộ Chính trị về việc Trưởng VP đại diện của ông bị bắt một cách mờ ám.

Trái với thông tin từ Cơ quan An ninh Bộ Công an rằng ông Hưng bị An ninh Bộ CA bắt ngày 7/9/2012, theo nội dung tố cáo của ông Tâm thì “vào chiều ngày 5/9/2012, khi ông Nguyễn Duy Hưng đang trên đường đi làm việc thì bị một số người mặc thường phục khống chế bắt đi, kể từ đó công ty không thể liên lạc được với ông Hưng”.

Ông Tâm cũng tố là tới chiều 7/9/2012 đại diện Cơ quan An ninh điều tra mới đọc lệnh bắt và khám xét nhưng không đưa ông Nguyễn Duy Hưng về văn phòng và thực hiện công việc này trong sự chứng kiến của chỉ một nhân viên không có thẩm quyền.

Cuối lá đơn, ông Tâm đề nghị các vị lãnh đạo hãy bảo vệ sự trong sáng của chế độ mà xử lý, giải quyết vụ bắt giữ này được ông cho là rất bất thường, thực chất là vụ bắt cóc và mang nặng động cơ nhóm lợi ích, phục vụ mưu đồ nào đó.

Trong đơn, ông Tâm nêu nghi vấn về liên hệ giữa vụ bắt giữ này với hàng loạt các vụ án của các nhóm lợi ích, trong có cả nhóm lợi ích ngân hàng tài chính xảy ra trong thời gian gần đây.

Tin tức độc lập thì cho hay, Cơ quan An ninh đang cố tìm bằng chứng để khẳng định chị em Đại biểu QH họ Đặng cùng nhân viên của họ đã điều hành trang Quan Làm Báo và cố tìm ra sợi dây liên hệ nào đó với ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Ông Tâm thực đang kêu cứu cho chính mình?

Dưới góc độ “nghiệp vụ tạo chứng cớ” (thuật ngữ này thường được nghe từ mấy anh an ninh nói chuyện, nhớ là không được bỏ chữ TẠO), thì việc bắt một vài nhân viên của ông Tâm rồi đưa ra bằng chứng ông Tâm hoặc ai đó đứng sau trang này trang kia, tổ chức phản động này kia thì không khó. Việc này dư trong khả năng nghiệp vụ.

Ý thức được mối nguy này, ông Tâm đã phải kéo dài chuyên đi nước ngoài từ Nga rồi sang Nhật và bây giờ ông vẫn mai danh ẩn tích tránh việc bị bắt giữ theo một kịch bản nào đó. Ông Tâm có con đang theo học tại Singapore.

Cho dù đang có tư cách đại biểu quốc hội nhưng với các tội danh gây nguy hiểm an ninh quốc gia, cơ quan chức năng vẫn có thể tiến hành bắt khẩn cấp mà không cần chờ Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến.

Trong lịch sử Quốc hội Việt Nam đã có trường hợp Đại biểu Quốc hội bị bắt khẩn cấp như vậy. Đó là Đại biểu Phan Kích Nam, Quốc hội khóa 1, sau đó ông này bị thủ tiêu mờ ám mà không qua xét xử.

Có lẽ lo sợ trước một tiền lệ như vậy, ông Tâm đã chọn cách lành nhất đó tạm lánh và gửi đơn kêu cứu lên các lãnh đạo Đảng Cộng sản, Nhà nước Việt Nam.

Các vở của sân khấu chính trị

Trước diễn biến phức tạp của cuộc đấu tranh nội bộ, cuối tháng 9, Bộ Chính trị sẽ họp các ngành Nội chính trung ương để nghe báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo. Được biết đây là cuộc họp mở rộng bởi sẽ có thêm thành phần Tổng cục 2. Nếu không đạt được một sự dàn xếp êm thấm giữa các phe, một cuộc chiến điêu tàn tất không tránh khỏi trước hoặc sau Hội nghị TƯ 6 vào cuối tháng 10.

Trở lại “nghiệp vụ TẠO chứng cứ”, việc bắt các Soái mở mồm chỉ ra mối liên hệ tới con gái Thủ tướng là vấn đề nằm trong tầm tay của các diễn viên và đạo diễn trên sân khấu chính trị hiện nay. Không phải vô cớ mà đã xuất hiện tin đồn cô này đã bị lọt vào “tầm ngắm”. Ngược lại, việc bắt khẩn cấp Đại biểu Quốc hội rồi nặn ra các chứng cớ về những người đứng sau tổ chức này kia cũng là quá dễ.

Tuy nhiên, những diễn biến tiếp theo của vở kịch hoàn toàn tùy thuộc vào sự thỏa hiệp mà các diễn viên đạt được với nhau trong từng hồi diễn xuất.
.
Ghi chú: Bộ Công an đứng trên cơ cấu hai chân, tức hai nhánh An ninh và Cảnh sát. Những diễn biến trên cho thấy hai cái chân của Bộ này đang có các bước đi lệch nhau.
.

https://caunhattan.wordpress.com/2012/09/19/bo-chinh-tri-hop-cac-nganh-noi-chinh-dai-bieu-quoc-hoi-keu-cuu-khan-cap/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét