Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




VẠCH MẶT THAM NHŨNG: ĐẠI TÁ TÌNH BÁO LƯƠNG NGỌC ANH

Trí Nhân Media

Hình bên: Ðại tá tình báo của công an CSVN Lương Ngọc Anh làm tổng giám đốc công ty Phát Triển Công Nghệ (CFTD) bị công tố viên Úc cáo buộc là người trung gian cầm tiền hối lộ cho các sếp lớn. (Hình: Sydney Morning Herald)

Vào khoảng đầu tháng 7 năm 2011 các báo đồng loạt đưa tin một quan chức Việt Nam - đại tá tình báo Lương Ngọc Anh, bị cáo buộc đã nhận hối lộ đến 20 triệu Úc kim qua việc in tiền Polymer cho Việt Nam.

Dựa trên bản điều tra các vụ hối lộ được sắp xếp thỏa thuận qua mối quan hệ tình dục giữa ông Lương Ngọc Anh với đại diện thương mại Úc tại Việt Nam là bà Elizabeth Masamune.

Theo phiên tòa xử tại Melbourne, Úc ngày 14-8-2012, "công tố viên cáo buộc Lương Ngọc Anh, đại tá tình báo công an CSVN chỉ là người đứng bình phong nhận tiền hối lộ cho các sếp Ngân Hàng Nhà Nước CSVN trong dịch vụ công ty Úc in tiền giấy nhựa cho Việt Nam." 

Vụ tai tiếng này được hiểu ngầm không những sau lưng Lương Ngọc Anh, không phải chỉ có thống đốc ngân hàng Lê Ðức Thúy mà còn có cả Nguyễn Tấn Dũng và Bộ Công An CSVN.


=========0000========

ĐẠI TÁ TÌNH BÁO LƯƠNG NGỌC ANH CẦM TIỀN HỐI LỘ THAY CHO CẤP TRÊN

Hai Hoang Van
15-8-2012

Tòa án Úc xử vụ hối lộ in tiền Polymer cho Việt Nam


MELBOURNE, Aus. (NV) - Công tố viên cáo buộc Lương Ngọc Anh, đại tá tình báo công an CSVN chỉ là người đứng bình phong nhận tiền hối lộ cho các sếp Ngân Hàng Nhà Nước CSVN trong dịch vụ công ty Úc in tiền giấy nhựa cho Việt Nam. 

Tin từ phiên tòa ngày 14 tháng 8, 2012 ở Melbourne xử các viên chức công ty dịch vụ in tiền giấy nhựa Securency và công ty in tiền của chính phủ Úc NPA (Note Printing Australia) được đăng tải trên tờ Sydney Morning Herald cho hay.

Người đại diện (agent) (tức Lương Ngọc Anh) được hứa hẹn (hoa hồng) trên căn bản là đã được thỏa thuận và được hiểu rằng từ tiền hoa hồng ông ta đưa hối lộ cho các chức sắc Ngân Hàng (Nhà Nước CSVN) để đạt hợp đồng in tiền mà đó là chủ đề của sự đàm phán.”

Công tố viên Nicholas Robinson nói trong phiên xử như vậy và được báo SMH thuật lời.

Ra tòa là 8 viên chức cao cấp của Securency và NPA bị truy tố về tội tham gia vào âm mưu hối lộ các viên chức chính phủ nước ngoài trong đó có Việt Nam để giật mối thầu in tiền.

Nhà cầm quyền Việt Nam cho đổi từ tiền giấy sang tiền giấy nhựa polymer với công nghệ của nước Úc để đối phó với nạn tiền giả tràn lan khắp nước. Dù vậy, tiền polymer nay vẫn bị Trung Quốc làm giả với những số lượng lớn rồi tuồn vào Việt Nam tiêu thụ.

Theo cáo buộc, viên chức Úc đã trả hàng triệu Úc kim tiền hối lộ cho các người trung gian có mối quan hệ với những viên chức chính phủ cấp cao tại các nước Á Châu như Indonesia, Malaysia và Việt Nam từ năm 1999 đến 2004.

Ðương kim Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, thời đó là phó thủ tướng thường trực và chủ tịch Hội Ðồng Tài Chính-Tiền Tệ của chính phủ. Tháng 5, 1998, ông được Quốc Hội cử kiêm chức thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước và giữ ghế này đến tháng 12, 1999 thì bàn giao lại cho ông Lê Ðức Thúy.

Vậy vụ việc Lương Ngọc Anh làm trung gian cầm tiền hối lộ của Securency và NPA diễn ra trong cả 2 thời thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước CSVN là Nguyễn Tấn Dũng và Lê Ðức Thúy. Số tiền “hoa hồng” từng được đề cập đến là $20 triệu Úc kim.

Tại phiên tòa ở Melbourne, thẩm phán đã được nghe cáo buộc rằng Lương Ngọc Anh được dùng làm kẻ trung gian là qua sự đề nghị của đại diện thương mại Úc tại Việt Nam là bà Elizabeth Masamune.

Một ngày trước, báo Sydney Morning Herald dựa vào các nguồn tin điều tra nói rằng bà có mối quan hệ tình ái với ông đại tá tình báo Lương Ngọc Anh. (Thật ra, báo Úc dùng từ intimately được hiểu là có liên quan đến tình dục). Khi được báo Úc yêu cầu bình luận, bà đã không trả lời.

Khi ông Lương Ngọc Anh đòi công ty cung cấp tiền cho chuyến đi ngoại quốc (trong đó có cả chuyến đi Mỹ) của một số viên chức Ngân Hàng Nhà Nước CSVN, ông Clifford Gerathy đặt nghi vấn thì được bà Masamune nói đó là hành động bình thường của các công ty ngoại quốc làm ăn ở Việt Nam. Bà lại còn được thuật lời nói có rất nhiều những kẻ cạnh tranh khác sẽ sẵn sàng tài trợ những chuyến đi như thế (để tranh mối).

Lương Ngọc Anh, 49 tuổi, hồi giữa năm 2009 được báo điện tử Ðảng Cộng Sản Việt Nam ca ngợi như một anh hùng, tuổi trẻ tài cao. Bài báo dài khoe khoang cuộc đời, sự nghiệp ông tổng giám đốc công ty Phát Triển Công Nghệ (CFTD) ở Hà Nội chỉ được ít ngày thì bị lấy xuống khi có bài viết tố cáo của báo Úc.

Cho tới khi báo Úc khui ra qua nhiều loạt bài viết hơn hai năm qua, người ta mới biết kẻ cầm đầu CFTD là một đại tá tình báo của công an CSVN. Công ty này chỉ là bình phong hay là công ty “sân sau” của những kẻ quyền thế trong guồng máy cai trị độc tài ở Hà Nội.

Nếu không có những móc nối, quan hệ ở thượng tầng guồng máy cai trị CSVN, cái công ty CFTD không thể trúng thầu những mối nhập cảng trang thiết bị “nhạy cảm” và béo bở cho hệ thống công an và Bộ Quốc Phòng CSVN.

Trên báo Ðảng Cộng Sản Việt Nam, Lương Ngọc Anh từng cho hay công ty CFTD có vốn 400 tỉ đồng do đóng góp của 200 cổ đông, một số tiền không lấy gì làm lớn, nhưng lại có thương vụ hàng năm khoảng $30 triệu USD. Nếu người ta biết danh sách 200 cổ đông này gồm những ai, tiền bạc ở đâu ra để góp cổ phần, người ta có thể hiểu thêm được hậu trường quyền lực và kinh tài của những kẻ quyền thế tại Hà Nội.

Theo báo Úc, Cục Xúc Tiến Thương Mại Úc (Austrade), để đạt được mối thầu in tiền polymer cho Việt Nam, họ đã phải dùng tới quan hệ tình báo ngoại giao. Tuy Austrade từ chối cung cấp thông tin nhưng báo Úc tin rằng những người cầm đầu Securency có tin tức Lương Ngọc Anh là đứng làm bình phong của Bộ Công An CSVN tại CFTD. Công ty này vừa đóng vai kinh tài, vừa là một trong những tổ chức tình báo và an ninh của Hà Nội.


Trang mạng của công ty Phát Triển Công Nghệ (CFTD) phần giới thiệu thành phần cầm đầu vẫn có tên Lương Ngọc Anh là tổng giám đốc. (Hình: Internet)
Lương Ngọc Anh được mô tả là một nhân vật từng tháp tùng ông Nguyễn Tấn Dũng và các bộ trưởng khác nhiều lần ra ngoại quốc.

Cho tới nay, chỉ mới có ông David J. Ellery, cựu quan chức tài chính tại công ty in tiền của chính phủ NPA là nhận tội và sẽ khai chống lại các người khác.

Hiện các phiên thẩm vấn ở tòa án còn tiếp tục. 

(TN)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=153396&zoneid=2


=======================

ĐẠI TÁ TÌNH BÁO VN ĂN HỐI LỘ 20 TRIỆU ÚC KIM
3-7-2011 


Vụ hối lộ in tiền Polymer

CANBERRA 3-7 (TH) - Lương Ngọc Anh, tổng giám đốc công ty AFTD, đứng làm trung gian cầm tiền hối lộ của viên chức Úc trong dịch vụ thầu in tiền giấy nhựa polymer cho Việt Nam là đại tá tình báo công an.

Ông này cầm số tiền lên đến 20 triệu Úc kim, nhiều hơn con số trước đây được nêu ra.

Bài viết ca ngợi Lương Ngọc Anh, tổng giám đốc AFTD, trên báo đảng CSVN 
điện tử ngày 11 tháng 10, 2009. Bài viết này bị xóa tức thì khi tai tiếng ông này 
đứng làm bình phong ăn hối lộ in tiền polymer bị báo Úc The Age phanh phui hồi 
cuối tháng 5 năm 2009. (Hình chụp lại từ báo điện tử đảng CSVN)
Báo The Age ở Canberra, Úc, ngày Chủ Nhật 3 tháng 7, 2011 tiếp tục khui chi tiết vụ án hối lộ quan chức Việt Nam để công ty Securency và các công ty in tiền liên hệ của Úc trúng thầu in tiền giấy nhựa polymer cho Việt Nam.


Hai ngày trước, chính phủ Úc đã truy tố 6 cựu viên chức thuộc Securency (công ty liên doanh với một công ty Anh Quốc mà Ngân Hàng Trung Ương của chính phủ Úc làm chủ 50%) và công ty in tiền của chính phủ Úc (NPA).

Bài báo mới nhất ngoài những chi tiết trên còn cáo buộc Tổng Cục Thương Mại Úc (Austrade) không những biết Lương Ngọc Anh, năm nay 48 tuổi, là cán bộ tình báo, mà còn vẽ đường cho viên chức Securency cách thương thuyết với ông này.

Rất có thể Quốc Hội Úc sẽ nhảy vào điều tra theo áp lực của đảng đối lập vì sự liên can của chính phủ Úc trong vụ hối lộ. Theo luật, các công ty Úc bị cấm hối lộ cho quan chức ngoại quốc để dành các hợp đồng thương mại.

Sự tiết lộ về vai trò thầm kín của viên chức chính phủ Úc ở Tổng Cục Thương Mại vừa bị nêu trên báo chí thì cảnh sát Ðức bắt giữ Christian Boilott khi ông này chuẩn bị tham dự một cuộc đua thuyền buồm ở Boltenhagen (Ðức) ngày cuối tuần, một người bị cáo buộc đóng một vai trò trong các vụ hối lộ viên chức ngoại quốc khi ông ta còn làm cho NPA.

Chính phủ Úc đang yêu cầu Ðức cho dẫn độ Boilott trong khi nhà cầm quyền Hà Nội không chịu hợp tác trong cuộc điều tra, theo báo The Age.

Lương Ngọc Anh, đóng vai trò chính trong vụ trung gian để Securency trúng thầu, là người mà tòa đại sứ Úc ở Hà Nội khá quen thuộc khi Tổng Cục Thương Mại Úc đề nghị ông ta và công ty phát triển kỹ thuật (AFTD) của ông ta làm môi giới (agent) vào năm 2002.

Tin tức của Austrade và Bộ Ngoại Giao Úc cung cấp cho nghị sĩ của đảng Cấp Tiến Russell Trood cho thấy các viên chức của Úc ở Hà Nội đã gặp Lương Ngọc Anh 18 lần chỉ từ 1999 đến 2001 (thời ông Nguyễn Tấn Dũng làm thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước, trước khi bàn giao lại cho Lê Ðức Thúy). Vụ tai tiếng này được hiểu ngầm không những sau lưng Lương Ngọc Anh, không phải chỉ có thống đốc ngân hàng Lê Ðức Thúy mà còn có cả Nguyễn Tấn Dũng và Bộ Công An CSVN.

“Một công ty Úc thuê một viên chức của chính phủ nước ngoài làm môi giới có trả tiền là bất hợp pháp. Việc chỉ định Lương (làm môi giới) bị coi như một trong những vụ dàn xếp hối lộ trả tiền nhiều nhất mà Securency tổ chức nhiều nơi trên thế giới, trả cho ông Ðại Tá (Lương Ngọc Anh) lên đến $20 triệu Úc kim. Phần lớn số tiền đó là tiền hối lộ. Ðổi lại, ông ta giúp Securency trúng mối thầu khổng lồ để Việt Nam đổi từ in tiền giấy sang tiền giấy nhựa.” The Age viết.

Nguồn tin này nói viên chức tòa đại sứ Úc ở Hà Nội tiếp tục bàn chuyện làm ăn với Ðại Tá Lương Ngọc Anh, kể cả những bữa ăn kín đáo, cho dù tổng cục trưởng của Austrade đã báo động với chính phủ Canberra và Ngân Hàng Trung Ương Úc (RBA) từ năm 2007 và 2008 rằng ông Anh là một cán bộ cao cấp của Bộ Công An CSVN.

Các chi tiết vừa nói cũng được cung cấp cho hội đồng quản trị công ty Securency thời đó. Dù vậy họ lại cũng không đòi ban giám đốc Securency ngưng các cuộc tiếp xúc và điều đình với ông đại tá tình báo Lương Ngọc Anh.

Cảnh sát liên bang Úc điều tra tổng cục trưởng Austrade cho thấy ông này còn giúp lấy chiếu khán nhập cảnh cho một số quan chức CSVN đến Mỹ chơi nhân một dịp nghỉ lễ bằng tiền của Securency. Tổng cục trưởng Austrade chưa bị truy tố trong khi một số viên chức khác của cơ quan đã phải viết lời khai cho cảnh sát. Một viên chức chính phủ liên bang cho báo The Age hay, nếu cuộc điều tra đi sâu vào mối quan hệ giữa Austrade với Securency và Sở In Tiền của chính phủ Úc (NPA), rất có thể “sẽ lộ ra rằng chính phủ Úc đã chấp nhận và tham gia tham nhũng”.

Một viên chức cao cấp của Austrade nói với tờ báo này rằng “Trong trường hợp của Securency, chẳng có gì phải nghi ngờ về sự tròng tréo của Austrade là một cơ quan của chính phủ mà không những giới thiệu Securency với CFTD, lại còn chỉ dẫn cách đối phó với họ thế nào.”

Tin tức cho thấy một phần số tiền trả cho ông Ðại Tá Lương Ngọc Anh đã được dùng để trả tiền học cho con ông Thống Ðốc Ngân Hàng Nhà Nước Lê Ðức Thúy tại đại học Durham Anh Quốc.

Mối quan hệ tốt đẹp đến nỗi năm 2004 công ty AFTD của ông Lương Ngọc Anh được giải thưởng đặc biệt về xuất cảng của Austrade.

Tháng 11 năm 1999, Lương Ngọc Anh được mời tới Úc dự cuộc hội thảo do Austrade tổ chức về tiềm năng xuất cảng sang Việt Nam. Tháng 8 năm 2008, ông là một thành viên của Ủy Ban Hợp Tác Thương Mại Úc-Việt, dù trước đó mấy tháng, đại diện thương mại của Austrade tại Việt Nam khuyến cáo ông Anh có quan hệ với Bộ Công An CSVN. Ông Anh còn tiếp xúc với tòa đại sứ Úc ở Hà Nội 2 lần sau khi báo The Age bật mí vụ hối lộ in tiền polymer mà ông là nhân vật trung gian chủ chốt.

Một bài viết của The Age dựa vào tài liệu của Austrade từ năm 1998 cho thấy Lương Ngọc Anh có quan hệ gia đình với nhiều đảng viên cao cấp trong guồng máy cai trị tại Việt Nam. Họ còn nói rõ ông ta có một ông bố có nhiều quan hệ lớn cũng như bố vợ là bộ trưởng nội vụ. Hiện không còn thấy trang điện tử của công ty AFTD trên Internet cũng như Lương Ngọc Anh đã biến mất.

Hy vọng một ngày kia, các trương mục ngân hàng ở Thụy Sĩ và Hongkong bị tiết lộ, người ta có thể biết phần nào các số tiền Lương Ngọc Anh làm bình phong nhận hối lộ được chuyển đến cho những ai.

Ông Lê Ðức Thúy nguyên thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước, nguyên chủ tịch Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia CSVN, nghỉ hưu tức hạ cánh an toàn từ tháng 5 năm 2011 vừa qua. Nguyễn Tấn Dũng thì nhiều phần sẽ vẫn là thủ tướng, nhân vật được tin là nhiều quyền lực nhất ở Việt Nam hiện nay. (T.N.)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=133478&zoneid=2

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét