12-8-2012
Sau đây là lời bình cuả BaSam về sự kiện
LÃNH ĐẠO TP HCM TRẢ LỜI VỀ KIẾN NGHỊ TỔ CHỨC BIỂU TÌNH
LÃNH ĐẠO TP HCM TRẢ LỜI VỀ KIẾN NGHỊ TỔ CHỨC BIỂU TÌNH
nhận xét “Việc 3 bác chấp nhận cuộc gặp này có vài cái
dở, xin được bình luận cụ thể vào sáng mai”.
1- Bản Kiến nghị là của tập thể 42 người, công bố chính thức
trên trang boxitvn, được dư luận trong, ngoài nước rất quan tâm và ủng hộ. Như
vậy, các vị có tên trong bản kiến nghị đã lãnh sứ mệnh với đông đảo nhân dân cả
nước trước một vấn đề rất hệ trọng của dân tộc, thì không thể chấp nhận một lối
làm việc và ứng xử thiếu nghiêm túc của phía chính quyền. Thế nhưng nó đã xảy
ra.
2- Nếu vì muốn tỏ ra thiện chí và (ảo tưởng) coi cuộc gặp chỉ là một trong những bước mà phía chính quyền đang xúc tiến để tìm tiếng nói chung, chứ không phải là một thái độ bất nhã, thậm chí chia rẽ những người tham gia kiến nghị, thì cách công bố nội dung cuộc gặp như vậy cũng vẫn thể hiện lối làm việc luộm thuộm của 3 vị. Lẽ ra toàn bộ nội dung cuộc gặp phải được ghi âm, hoặc lập thành biên bản, đăng tải lại nội dung trên trang boxitvn, là nơi đã trực tiếp nhận được bản Kiến nghị.
2- Nếu vì muốn tỏ ra thiện chí và (ảo tưởng) coi cuộc gặp chỉ là một trong những bước mà phía chính quyền đang xúc tiến để tìm tiếng nói chung, chứ không phải là một thái độ bất nhã, thậm chí chia rẽ những người tham gia kiến nghị, thì cách công bố nội dung cuộc gặp như vậy cũng vẫn thể hiện lối làm việc luộm thuộm của 3 vị. Lẽ ra toàn bộ nội dung cuộc gặp phải được ghi âm, hoặc lập thành biên bản, đăng tải lại nội dung trên trang boxitvn, là nơi đã trực tiếp nhận được bản Kiến nghị.
Có thể lấy kinh nghiệm ứng xử của hai bên qua bức thư ngỏ của
một số công dân gửi Bộ Ngoại giao năm ngoái ( + 154.
KIẾN NGHỊ BỘ NGOẠI GIAO CUNG CẤP THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN QUAN HỆ VỚI TQ;
+ 175.
Thư của LS Trần Vũ Hải gửi Bộ Ngoại giao về bản Kiến nghị 2/7/11).
3- Không rõ họ đã hẹn gặp 3 người “đại diện” này theo cách
nào, gọi điện trực tiếp, hay gián tiếp nhắn gặp, hay có giấy mời đích danh? Tổng
cộng 42 người đứng tên, nhưng tại sao chỉ là 3 vị chứ không có thêm nhiều người
khác, ví dụ như các ông Lê Hiếu Đằng, GS Tương Lai, v.v.. ? Cả buổi gặp 2 tiếng
rưỡi đồng hồ, nhưng nội dung sao giống như những người điếc nói chuyện với
nhau?
4- Từ những nhận xét trên, trộm nghĩ: thay vì đặt ra một mục
tiêu to tát – tự tổ chức biểu tình – mà e là khó thực hiện được như mong muốn,
những người khởi xướng bức thư hãy từng bước một buộc giới chức chính quyền phải
cùng mình công khai mọi trao đổi, mọi hành vi gọi là “công tác tư tưởng” của họ
với từng người, mọi trò gây sức ép, ly gián, … dưới nhiều chiêu thức khác nhau,
từ khi bức thư được công bố cho tới lúc đạt được kết quả nhất định.
- Cần
cách tiếp cận “đặc biệt” về biển Đông (NLĐ). – Nguyễn Quang Lập: Thờ
ơ & tắc trách (PNTP). “… chỉ riêng việc một người Hoa sống
trên đất Việt đã lặng lẽ đem bản đồ có lợi cho đất nước của anh ta tuyên truyền
cho người Việt Nam đã cho ta bài học đắt giá về sự thờ ơ, tắc trách của các
quan chức nước nhà, thật đáng xấu hổ biết nhường nào!”.
- Về
một số ý kiến tiêu biểu của các học giả trong, ngoài nước về nội dung và hiệu lực
ràng buộc của công hàm 1958 (Trương Nhân Tuấn). “VN không có con đường
nào khác là phải đưa ra một trọng tài quốc tế để phân xử… Nếu ‘án binh bất động’
và tiếp tục ‘uống thuốc an thần’ của các học giả ‘bốc’ cho, VN chắc chắn sẽ bước
vào xung đột vũ trang với TQ. Xương máu VN đã đổ quá nhiều cho lý thuyết không
tưởng, cho những sự bịp bợm, cho những huyền thoại láo khóet trong quá khứ.
Nhân dân VN không thể đổ máu thêm lần này nữa, nói là ‘giữ nước’, nhưng thực ra
để giữ ‘thể diện’ cho đảng CSVN”.
Blog Huỳnh Ngọc Chênh
11-8-2012
LÃNH ĐẠO TP HCM TRẢ LỜI VỀ KIẾN NGHỊ TỔ CHỨC BIỂU TÌNH
Chỉ có ba trong 42 người ký tên vào kiền nghị tổ chức biểu
tình phản đối Trung Quốc xâm lược được UBND TP HCM mời đến làm việc, đó là các
anh Lê Công Giàu, Nguyễn Quốc Thái và Cao Lập. Qua cuộc gặp mặt ấy, những người
được mời đã ghi nhận lại nội dung buổi làm việc. Đây là bản ghi nhận chỉ gởi
riêng đến những người cùng ký đơn nhưng không được mời để những người nầy nắm
được sự việc. Tuy nhiên vì thư kiến nghị đã được đăng công khai và thu hút sự quan tâm của đông đảo mọi
người nên tôi thấy cần thiết và mạo muội đăng công khai bản ghi nhận mà cá nhân
tôi vừa nhận được.
Ghi nhận về cuộc họp ngày 7-8-2012 với lãnh đạo TP.HCM
Vào lúc 13giờ 30 ngày 07-08-2012 theo thư mời của UBND Tp Hồ
Chí Minh , chúng tôi gồm Lê Công Giàu , Nguyễn Quốc Thái và Cao Lập là 3/42
công dân ký tên vào văn bản đề nghị tổ chức biểu tình chống hành động
khiêu khích và sai trái của nhà cầm quyền Trung Quốc đã có buổi làm việc với UBND
TP. HCM tại văn phòng tiếp dân số 15 Nguyễn Gia Thiều Quận 3 . Do lãnh đạo
thành phố chỉ mời 3 người chúng tôi nên chúng tôi thấy có trách nhiệm phải báo
cáo những nội dung chủ yếu đến các anh chị không tham dự cuộc họp
nói trên.
Thành phần tham dự :
Ông Lê Minh Trí : Phó
Chủ Tịch UBND TP. HCM
Ông Nguyễn Thành Tài : Chuyên
viên cao cấp của UBNDTPHCM
Ông Phạm Văn Thành : Chủ
nhiệm văn phòng tiếp công dân TP. HCM
Ông Lâm Văn Ba
: Phó Văn phòng UBND TP.HCM
Đại diện ban Tuyên Giáo Thành
ủy, đại diện sở Tư pháp và các nhân viên giúp việc của văn phòng tiếp công dân
Và chúng tôi gồm Lê Công Giàu
, Nguyễn Quốc Thái và Cao Lập
Mở đầu cuộc họp ông Lê Minh Trí cho biết do ông chủ tịch
UBND TP.HCM bận nên ủy nhiệm ông chủ trì cuộc họp này . Ông trình bày :
Trong quá trình lãnh đạo đất
nước và dân tộc, Đảng Cộng sản VN đã lãnh đạo thành công các cuộc cách mạng bảo
vệ tổ quốc và xây dựng đất nước. Đảng đã chứng tỏ bản lĩnh lãnh đạo đưa đất nước
và dân tộc vượt qua bao khó khăn và giành thắng lợi, do vậy phải tin tưởng vào
Đảng . Về việc chống Trung Quốc, Đảng đã làm được nhiều việc trên các mặt quân
sự, ngoại giao . Quan điểm của Đảng là mềm dẻo nhưng kiên quyết . Phải giữ ổn định
để bảo vệ thành quả bao năm nay và để phát triển . Phải mạnh để bảo vệ tổ quốc
tốt hơn. Về việc yêu nước có nhiều cách yêu nước, UBND và Thành Ủy chưa
chủ trương biểu tình lúc này, biểu tình không giải quyết được tình hình chống
Trung Quốc. Hiến pháp có xác định quyền biều tình của công dân nhưng chưa có
luật biểu tình, Nghị định 38 có quy định tụ tập đông người phải xin phép và
chính quyền sẽ cân nhắc lợi hại để cho phép hay không.
Ý kiến của Anh Lê Công Giàu , Nguyễn Quốc Thái và Cao Lập :
Hoan nghênh việc tiếp công dân của lãnh đạo TP.HCM , các anh
em được mời họp không đại diện cho tất cả 42 công dân đã ký tên và đề
nghị lãnh đạo TP nên tiếp tục mời đầy đủ mọi người .
Nhắc lại lý do gởi văn bản đề nghị tổ chức biểu tình , khẳng
định đó là thái độ yêu nước cần bày tỏ trước hành động khiêu khích,
sai trái xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam của Trung Quốc, giúp chính phủ có
tiếng nói mạnh mẽ hơn trong cuộc đấu tranh với Nhà cầm quyền Trung Quốc .
Nhân dân lo lắng Đảng và Nhà nước đã phản ứng quá yếu
trước các hành động gây hấn, sai trái của Trung Quốc khác với phản ứng mạnh
mẽ của các nước như Philippines, Nhật, Ấn Độ, Nga ... Nhân dân thắc mắc Đảng
và Nhà nước phải chăng bị trói buộc vào “16 chữ vàng và 4 tốt” và phải
gìn giữ quan hệ giữa hai Đảng nên không cứng rắn trong phản ứng ?. Trong khi Đảng
và nhà cầm quyền Trung Quốc đã phơi bày dã tâm và ý đồ xấu xa của họ thì tại
sao chúng ta lại phải gìn giữ, bảo vệ “16 chữ vàng và 4 tốt” ? .
Nhân dân cũng thắc mắc tại sao năm 1979 Đảng đã phản ứng
mạnh mẽ , đã phát huy lòng yêu nước của toàn dân tộc chống lại cuộc xâm lược của
Trung Quốc thì nay lại không ?. Đảng và Nhà nước phải trả lời cho nhân dân được
rõ!
Đảng cần xác định bọn xấu , các thế lực
thù địch là ai , để dân cảnh giác!. Nếu Đảng dựa vào dân thì không sợ bất
cứ kẻ thù nào, lịch sử đã chứng minh điều đó. Đảng phải xây dựng thế trận lòng
dân, dựa vào dân, không có dân thì dù có vũ khí tối tân bao nhiêu cũng
không đánh thắng quân xâm lược. Có súng nhưng sẽ không có người cầm súng.
Khi đất nước gặp nguy biến, giặc xâm phạm bờ cỏi sẽ
có 3 hạng người : Yêu nước, cam chịu làm nô lệ, làm tay sai. Những
người yêu nước chống ngoại xâm cần được Đảng, Chính Phủ khuyến khích, sao lại bị
cản trở, bắt bớ ? Sau khi lãnh đạo TP.HCM nhận được thư đề nghị tổ
chức biểu tình thì nhiều người bị công an, cấp ủy địa phương, cơ
quan triệu tập hạch hỏi, uy hiếp, yêu cầu rút tên. Nhiều người trong đó có cán
bộ, Đảng viên bị theo dõi . Việc làm này là không nên vì phản tác dụng và đẩy
những nguời yêu nước vào thế đối lập với Đảng và Nhà nước và làm mất đi hình ảnh
tốt đẹp của Đảng.
Tổ quốc là trên hết, yêu nước là thiêng liêng thì sao
nhân dân biểu tình bày tỏ lòng yêu nước lại phải xin phép, phải chờ luật,
chờ nghị định ? Lớp người ký tên đã lớn tuổi, đi biểu tình là chuyện phải
làm và để nuôi dưỡng ngọn lửa yêu nước cho các thế hệ thanh niên kế tiếp. Đảng
phải biết trân trọng việc truyền ngọn lửa yêu nước cho thế hệ trẻ. Cách nói
"mọi việc đã có Đảng và Nhà nước lo" sẽ làm lụi tàn ngọn lửa yêu nước
trong thanh niên, trong nhân dân. Cụ Nguyễn Đình Đầu một nhân sĩ 93 tuổi đã nhờ
nhắn đến lãnh đạo thành phố là phải giữ vững đoàn kết trong nhân dân .
Đồng ý với chủ tọa cuộc họp là yêu nước phải có nhiều hình
thức, như vậy ngoài biểu tình, phải tổ chức nhiều hình thức như : mít
tinh, hội thảo trong cơ quan, xí nghiệp, trường trung học, đại học, tổ chức mit
ting hàng vạn người tại sân vận động ... thông qua các đoàn thể quần chúng .Việc
này Nhà nước hoàn toàn có thể kiểm soát được tình hình không sợ kẻ xấu lợi dụng
như cách nói quen thuộc hiện nay .
Trong khi Trung Quốc đã tuyên truyền giáo dục trong nhân dân của họ và thông
qua các phương tiện truyền thông rộng rãi nhất những thông tin sai lệch về
chủ quyền của họ trên biển Đông, khơi dậy lòng hận thù dân tộc thì chúng ta lại
hạn chế, ngăn chặn các thông tin về chủ quyền biển đảo chính đáng của VN. Thậm
chí việc tưởng niệm các chiến sĩ hi sinh tại đảo Gạc- ma cũng bị cấm. Chúng ta
phải phát động phong trào người Việt dùng hàng Việt và không dùng hàng nhập lậu,
hàng độc hại, không nhãn mác …của Trung Quốc đó là cách khơi dậy lòng yêu
nước và có lợi cho đất nước, bảo vệ sức khỏe người dân, đồng thời phải tận dụng
các phương tiện truyền thông, hệ thống giáo dục, các đoàn thể quần chúng, hội
đoàn…vào việc giáo dục lòng yêu nước và kiến thức về chủ quyền biển đảo Hoàng
Sa, Trường sa của Việt Nam .
Nhắc lại Đề nghị UBND Tp, Th/ỦY cần quan tâm lắng nghe tiếng
nói của các tầng lớp nhân dân . Cần tổ chức các cuộc gặp gỡ với các công dân
chưa được mời họp và mở rộng ra mời nhiều anh chị khác .
Ông Lê minh Trí và Ông Nguyễn Thành Tài nói ghi nhận và chia
sẻ tinh thần yêu nước của các anh em , những ý kiến đóng góp là tích
cực và hứa sẽ chuyển lên trên việc tiếp tục mời các công dân chưa được mời
trong lần này .
Cuộc họp kết thúc lúc 16g cùng ngày
TP Hồ Chí Minh 10-08-2012
http://huynhngocchenh.blogspot.sk/2012/08/lanh-ao-tp-hcm-tra-loi-ve-kien-nghi-to.html#more
================0000=================
BaSàm
10-8-2012
10-8-2012
TTX VỈA HÈ BA SÀM BÌNH LUẬN VỀ THƯ NGỎ CỦA
CÁC NHÂN SĨ, TRÍ THỨC GỬI QUỐC HỘI, LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC VÀ ĐCSVN
Sau khi 71 nhân sĩ trí thức trong và ngoài nước gửi THƯ
NGỎ đến Quốc hội, Chính phủ, lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đã được đăng tải
và bàn luận rộng rãi trên mạng internet và được nhiều cơ quan thông tấn quốc tế
loan tải, thực hiện các bài phỏng vấn, Anh Ba Sàm TTX Vỉa hè có bình luận như
sau:
Đây là một văn bản có nhiều điểm đặc biệt, khác hẳn so với
các “thư ngỏ”, “kiến nghị” trước đây, bởi vì văn bản này:
1- Quy tụ được nhân sĩ, trí thức trong, ngoài nước, có những
khác biệt về “cương vị”, về cách thể hiện thái độ, thậm chí có thể cả nhiều vấn
đề về đường hướng phát triển đất nước.
2- Mạnh dạn thể hiện quan điểm đối với những vấn đề thuộc về
quyền tự do dân chủ của người dân.
3- “Mạnh dạn” vậy, nhưng lại có cả những nhân vật lâu nay
thường kín đáo thể hiện quan điểm chính trị, đặc biệt có cả người, có lẽ là duy
nhất còn lại, là nhân chứng, thậm chí tham gia ít nhiều vào bức Công hàm Phạm
Văn Đồng.
4- Báo hiệu một bước tiến khó lường trong phương thức đóng
góp, tranh đấu.
Những ai am hiểu tình hình chắc thừa biết mục tiêu của những
người chủ trương bức thư ngỏ đâu phải là sự trả lời công khai, chính thức của
lãnh đạo chính quyền, đảng. Nhưng những người lãnh đạo nếu không “soi” kỹ bức
thư, chỉ dựa vào ý kiến “tham mưu”, để nhìn ra mấy điểm nêu ở trên, mà chỉ thấy
lời lẽ nhẹ nhàng trong đó do phải dung hòa nhiều thành phần, quan điểm khác
nhau, thì e rằng sẽ không lường trước được ảnh hưởng của nó. (lời
bình tại đây).
Từ 4 điểm khác biệt so với các thư ngỏ, kiến nghị trước đây,
rút ra 4 ý nghĩa, ngoài những mục tiêu rõ ràng nêu trong nội dung thư ngỏ:
1- Một bước gắn kết hơn nữa không chỉ nhân sĩ, trí thức mà cả
mọi người dân khác nhau về hoàn cảnh, quan điểm, trong lúc vẫn bị nhiều ngăn
cách, chia rẽ trong suốt mấy chục năm qua.
2- Cảnh báo mối nguy khi quyền lực chính trị không được hậu
thuẫn của giới tinh hoa, sẽ mất sự ủng hộ trong dân chúng rất nhanh.
3- Giọng văn nhẹ nhàng, giữa bối cảnh sôi bỏng, đầy bức xúc,
có thể không vừa lòng đại chúng, nhưng lại rất cần thiết cho nhiều giới chức
trong bộ máy quyền lực đã dần thay đổi cách nhìn, thái độ trước tình hình nguy
cấp ngày càng rõ. Mối ác cảm với những ý kiến trái chiều, thường bị thổi phồng,
lợi dụng, sẽ giảm bớt.
4- Chứng tỏ thêm cho những ai còn e ngại, lo sợ phải lên tiếng
rằng: bằng phương pháp ôn hòa, kiên nhẫn, khéo léo, đúng pháp luật thì không thể
có giới hạn nào cho quyền tự do ngôn luận, biểu đạt ý kiến, dù cho có động chạm
tới những chủ đề khó nói nhất. (lời
bình tại đây).
Nguồn: TTX Vỉa hè Ba Sàm.
==========000============
Hà Nội, 6 tháng 8 năm 2012
THƯ NGỎ
Kính gửi: Quốc hội,
Chủ tịch nước và Chính phủ nước
CHXHCN Việt Nam,
Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung
ương ĐCS Việt Nam,
Chúng tôi, những người đã tham
gia ký và gửi tới lãnh đạo Nhà nước và Đảng bản kiến nghị ngày 10-07-2011 về “Bảo
vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay” (dưới đây gọi tắt là kiến
nghị 7-11) và bản ý kiến về “Cải cách toàn diện để phát triển đất nước” ngày
08-09-2011 (gọi tắt là ý kiến 9-11), nay xin gửi tiếp thư này tới Quốc hội, Chủ
tịch nước, Chính phủ và Bộ Chính trị bổ sung ý kiến trước tình hình mới.
1- Bản kiến nghị 7-11 và bản ý kiến 9-11 đều có chung nhận định: Trung Quốc đã đi được những bước quan trọng trong việc thực hiện mưu đồ chiến lược bá quyền của họ, nhằm làm cho Việt Nam suy yếu, chịu khuất phục hay lệ thuộc vào Trung Quốc. Họ dùng nhiều thủ đoạn từ tinh vi đến trắng trợn để dụ dỗ, mua chuộc, thâm nhập, lũng đoạn, uy hiếp, lấn chiếm không chỉ trên Biển Đông mà còn trên nhiều địa bàn khác, không chỉ xâm phạm lãnh thổ, lãnh hải mà còn thâm nhập và gây hại về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; đồng thời tìm cách “chia để trị” các nước ASEAN.
Đúng như dự đoán, hơn một năm qua, Trung Quốc thực hiện những bước mới xâm phạm trắng trợn chủ quyền quốc gia, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta cũng như các quốc gia giáp Biển Đông. Họ ngang nhiên lập đơn vị hành chính có quân đồn trú ở nơi rất ít dân hòng cai quản vùng biển đảo rộng lớn không phải của mình, mời thầu thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đưa tàu thuyền đánh cá cùng với tàu bán quân sự và quân sự hoạt động trên vùng này, đồng thời bức hại ngư dân ta đang hành nghề trên vùng biển thuộc chủ quyền và đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nhiều khả năng những hành động gây hấn của Trung Quốc sẽ còn tăng mức độ quyết liệt đi đôi với việc chuẩn bị dư luận và điều kiện cho bước leo thang nguy hiểm hơn, kể cả đe dọa gây chiến.
Chúng tôi hoan nghênh và đánh giá
cao Luật Biển vừa được Quốc hội thông qua, tạo căn cứ pháp lý cho nhà nước và
nhân dân ta bảo vệ, quản lý, phát triển kinh tế và hợp tác quốc tế đối với vùng
biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, phù hợp với
luật pháp quốc tế. Sau một thời gian bị kìm hãm, báo chí nước ta đã được cất tiếng
nói phê phán thẳng thắn, mạnh mẽ và kịp thời những chủ trương và hành động sai
trái của Trung Quốc đối với nước ta.
Phản đối mạnh mẽ sự chiếm đoạt bằng
vũ lực của Trung Quốc đối với các đảo vốn thuộc chủ quyền Việt Nam và các quốc
gia khác ven biển, chúng ta kiên trì giải quyết tranh chấp với Trung Quốc bằng
phương pháp hòa bình, tuân theo luật pháp quốc tế. Chúng ta tôn trọng lợi ích
chính đáng của các quốc gia khác ven Biển Đông, cùng nhau thỏa thuận giải quyết
những vướng mắc về chủ quyền trên biển, đặc biệt là đối với các đảo, bãi đá
cùng với lãnh hải bao quanh theo đúng Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển.
Theo ý kiến đề xuất của các nhà nghiên cứu ở một số nước, lúc này là thích hợp
để các quốc gia ven biển Đông thống nhất tên gọi Biển Đông Nam Á thay cho cách
gọi khác nhau của từng nước theo vị trí tiếp giáp biển. Đó là những giải pháp
thiết thực để củng cố sự đoàn kết, thống nhất của các nước ASEAN, trước hết là
giữa các quốc gia ven biển, trong cuộc đấu tranh chống mọi hành động bành trướng
của Trung Quốc muốn biến vùng biển này thành ao nhà của mình.
Chúng tôi mong Nhà nước công bố
trước nhân dân ta và nhân dân thế giới thực trạng quan hệ Việt – Trung; nêu rõ
những căn cứ phù hợp với luật pháp quốc tế, có sức thuyết phục về chủ quyền của
Việt Nam đối với biển đảo ở vùng Biển Đông để làm sáng tỏ chính nghĩa của nước
ta; khẳng định thiện chí trước sau như một của nước ta xây dựng, gìn giữ quan hệ
hữu nghị, hợp tác láng giềng tốt với Trung Quốc, nhưng quyết tâm bảo vệ độc lập,
chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của mình. Nhân dịp này, Nhà nước ta
cần chủ động giải thích trước toàn dân và dư luận thế giới bối cảnh ra đời, nội
dung thực chất và giá trị pháp lý của công hàm mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi
Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958 về Biển Đông, để bác bỏ dứt khoát mọi xuyên tạc từ
phía Trung Quốc. Chúng ta luôn phân biệt những hành động phi đạo lý và trái luật
pháp quốc tế của một bộ phận giới cầm quyền Trung Quốc, khác với quan hệ láng
giềng thân thiện của đông đảo nhân dân Trung Quốc đối với nhân dân Việt Nam.
Đi đôi với việc tỏ rõ thái độ như
trên, Nhà nước cần khuyến khích và tạo điều kiện phát huy năng lực của các nhà
nghiên cứu ở trong và ngoài nước, kể cả các nhà nghiên cứu quốc tế, trong việc
sưu tầm, hệ thống hóa tư liệu lịch sử và pháp lý về chủ quyền biển đảo của Việt
Nam ở Biển Đông. Các cơ quan chức năng của Nhà nước phối hợp với các nhà nghiên
cứu hoàn chỉnh hồ sơ có đủ căn cứ lịch sử và cơ sở pháp lý, công bố rộng rãi để
nhân dân ta, nhân dân Trung Quốc và dư luận thế giới hiểu rõ sự thật, không bị
lừa mị hoặc rối trí bởi các luận điệu xuyên tạc, dối trá xuất phát từ mưu đồ
bành trướng.
Thực hiện tham vọng bá quyền và
chính sách thực dân mới, nhà cầm quyền Trung Quốc ỷ vào sức mạnh kinh tế và
quân sự, tìm cách đánh lừa dư luận, lẩn tránh luật pháp và công lý quốc tế,
đang tự phơi bày bộ mặt thật, đồng thời lại phải đối mặt với những vấn đề chính
trị nóng bỏng trong nước, như các vấn đề về dân chủ, nhân quyền, chủng tộc và
mâu thuẫn trong các tầng lớp lãnh đạo, nên thế cô lập về chính trị của họ trước
thế giới càng sâu sắc thêm.
Việt Nam có chính nghĩa. Nhiều quốc
gia trên thế giới mong đợi Việt Nam tự lực, tự cường, thoát khỏi vòng kiềm tỏa,
chi phối của Trung Quốc, cùng với các nước trong khu vực và trên thế giới hợp
thành sức mạnh ngăn chặn và làm thất bại mọi mưu đồ bành trướng của Trung Quốc.
Trong bối cảnh này, chúng ta cần
nỗ lực tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, sáng suốt lựa chọn các đối tác chiến lược
vì lợi ích của dân tộc và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
2- Đi đôi với tăng cường quốc
phòng, chuẩn bị đối phó với mọi tình huống có thể xẩy ra, chúng ta cần phát huy
thế mạnh cơ bản là ý chí độc lập, tự chủ được hun đúc từ lòng yêu nước của nhân
dân ta và sự ủng hộ quốc tế đối với nước ta. Chúng tôi đã đề xuất mấy giải pháp
chính là tiến hành cải cách sâu sắc, toàn diện về chính trị, tạo điều kiện cho
việc đẩy mạnh cải cách các lĩnh vực khác, trước hết là cải cách kinh tế và giáo
dục. Nội dung cải cách chính trị nhằm trước hết đổi mới căn bản thể chế lãnh đạo
và quản lý của bộ máy công quyền, bảo đảm thực hiện các quyền tự do, dân chủ của
dân đã được Hiến pháp quy định, nhằm phát huy ý chí và năng lực của nhân dân,
tăng cường đại đoàn kết dân tộc vì sự nghiệp phát triển và bảo vệ đất nước, đẩy
lùi quan liêu, tham nhũng và làm trong sạch bộ máy công quyền.
Nhân dân ta rất quan tâm tới việc
sửa đổi Hiến pháp để tạo cơ sở cải cách thể chế chính trị, xây dựng nhà nước
pháp quyền. Vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luận và có kết luận
về sửa đổi Hiến pháp (và về Luật đất đai); đề nghị Bộ Chính trị tuyên bố rõ là
việc này không cản trở nhân dân và cán bộ, đảng viên tiếp tục góp ý kiến về vấn
đề hệ trọng này trước khi Quốc hội quyết định.
Trong việc bảo đảm thực hiện các
quyền hiến định về tự do, dân chủ, cần nhấn mạnh quyền tự do kinh doanh, quyền
tự do ngôn luận và tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền lập hội, quyền được
tự do bày tỏ thái độ chính trị thông qua các cuộc biểu tình ôn hòa. Việc nhân
dân ta biểu tình phản đối hành vi xâm lược, bành trướng của Trung Quốc góp phần
hỗ trợ tích cực cho cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao và động viên ý chí
bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc. Nhân dân đang đòi hỏi khẩn trương xây dựng
luật bảo đảm thực hiện quyền biểu tình của công dân đã ghi trong Hiến pháp.
Chúng tôi cho rằng chính quyền nước ta cùng với ý thức làm chủ của nhân dân ta
hoàn toàn có đủ khả năng bảo đảm các cuộc biểu tình phản đối hành động xâm lược,
bành trướng của Trung Quốc diễn ra ôn hòa, trật tự, đúng mục đích. Điều có thể
làm ngay để biểu thị quyết tâm cải cách chính trị hợp lòng dân là chấm dứt các
hành động trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước; trả tự
do cho những người bị giam giữ vì bất đồng chính kiến, chỉ công khai bày tỏ
quan điểm chính trị của mình mà đã và đang bị kết án hình sự.
Bước tiến mạnh mẽ về thực hiện
dân chủ, đẩy lùi quan liêu, tham nhũng là đòn xeo xoay chuyển tình hình nước
ta, đồng thời tăng ảnh hưởng tích cực trong quan hệ quốc tế, tác động tới tình
hình Trung Quốc, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác bình đẳng giữa Nhà nước và nhân
dân hai nước, có lợi cho sự phát triển của mỗi nước và cho sự nghiệp hòa bình,
hợp tác ở khu vực và trên thế giới.
Dân tộc Việt Nam đang mong đợi chủ
trương và hành động thiết thực của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Bộ
Chính trị để đưa đất nước vượt qua hiểm họa, phát triển mạnh mẽ và bền vững.
Chúng tôi mong các nhà lãnh đạo đất nước đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, nỗ lực
thực hiện trách nhiệm nặng nề trong tình thế hiểm nghèo, không phụ lòng mong đợi
của nhân dân./.
—-
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN
1. Nguyễn Quang A, TS, nguyên Viện
trưởng Viện IDS, Hà Nội
2. Nguyễn Đình An, nguyên Phó Chủ
tịch UBND Đà Nẵng, Đà Nẵng
3. Bùi Tiến An, cựu tù chính trị
Côn Đảo, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy Thành
phố Hồ Chí Minh, nguyên Chủ tịch Lực lượng Phụng sự Lao động (trước 1975), TP
HCM
phố Hồ Chí Minh, nguyên Chủ tịch Lực lượng Phụng sự Lao động (trước 1975), TP
HCM
4. Vũ Thành Tự Anh, TS, Giám đốc
nghiên cứu Chương trình giảng dạy kinh tế
Fulbright, TP HCM
Fulbright, TP HCM
5. Trịnh Đình Ban, nguyên Phó Chủ
tịch Hội Luật gia TP HCM, TP HCM
6. Hồ Tú Bảo, Giáo sư Tin học, Viện
Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản, Nhật
Bản.
Bản.
7. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư
ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí
Minh, TP HCM
Minh, TP HCM
8. Thiện Cẩm, Linh mục, Ủy viên
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ
tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM
tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM
9. Thái Văn Cầu, chuyên gia Khoa
học Không gian, California, Hoa Kỳ
10. Nguyễn Huệ Chi, GS, nguyên Chủ
tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội
11. Đào Duy Chữ, TS, nguyên Phó
Chủ tịch Phòng Thương mại Việt Nam, TP HCM
12. Tống Văn Công, nguyên Tổng
Biên tập báo Lao Động, TP HCM
13. Hồ Ngọc Cứ, Luật gia, Ủy viên
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
nguyên Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ và Pháp luật của Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, TP HCM
nguyên Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ và Pháp luật của Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, TP HCM
14. Nguyễn Xuân Diện, TS, Viện
Hán Nôm, Hà Nội
15. Lê Đăng Doanh, TS, nguyên
thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nguyên
thành viên IDS
thành viên IDS
16. Hoàng Dũng, PGS TS, Đại học
Sư phạm, TP HCM
17. Trần Hữu Dũng, Giáo sư Kinh tế
học, Đại học Wright State, Hoa Kỳ
18. Nguyễn Tiến Dũng, Giáo sư
Toán học, Đại học Toulouse, Pháp
19. Giáp Văn Dương, TS, nhà
nghiên cứu Vật lý, Đại học Quốc gia Singapore
20. Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ
tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành
phố HCM, TP HCM
phố HCM, TP HCM
21. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu,
TP HCM
22. Phan Hồng Giang, TSKH, nguyên
Hiệu trưởng Trường Viết Văn, Hội Nhà Văn Việt
Nam, Hà Nội
Nam, Hà Nội
23. Nguyễn Ngọc Giao, nhà báo,
nguyên giảng viên Toán, Đại học Paris VII, Pháp
24. Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí
thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM
Minh Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM
25. Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ, nguyên thành viên Viện
IDS, Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội
IDS, Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội
26. Phạm Duy Hiển, GS TS, nguyên
Viện trưởng Viện Nguyên tử Đà Lạt, nguyên thành
viên Viện IDS, Hà Nội
viên Viện IDS, Hà Nội
27. Nguyễn Thái Hợp, Giám mục
Giáo phận Vinh
28. Nguyễn Thị Từ Huy, Tiến sĩ,
TP HCM
29. Phạm Khiêm Ích, Ủy viên Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên
Phó Viện trưởng Viện Thông tin, Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội
Phó Viện trưởng Viện Thông tin, Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội
30. Nguyễn Vi Khải, nguyên thành
viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, Phó Viện
trưởng Viện Mác-Lênin, Hà Nội
trưởng Viện Mác-Lênin, Hà Nội
31. Nguyễn Văn Kích, nguyên Vụ
trưởng, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ
tướng Chính phủ, Hà Nội
tướng Chính phủ, Hà Nội
32. Tương Lai, nguyên thành viên
Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng
Viện Xã hội học, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM
Viện Xã hội học, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM
33. Phạm Chi Lan, nguyên thành
viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nguyên Viện phó
Viện IDS, Hà Nội
Viện IDS, Hà Nội
34. Cao Lập, cựu tù Côn Đảo, TP
HCM
35. Nguyễn Xuân Lập, nguyên Phó
Chủ tịch Hội Y Dược Việt Nam, nguyên Trưởng
đoàn Sinh viên Phật tử Sài Gòn (trước 1975), TP HCM
đoàn Sinh viên Phật tử Sài Gòn (trước 1975), TP HCM
36. Hồ Uy Liêm, PGS TS, Phó Chủ tịch
thường trực Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ
thuật Việt Nam, Hà Nội
thuật Việt Nam, Hà Nội
37. Trần Văn Long, nguyên Phó Bí
thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành
phố Hồ Chí Minh, TP HCM
phố Hồ Chí Minh, TP HCM
38. Ngô Vĩnh Long, Giáo sư Sử học,
Đại học Maine, Hoa Kỳ
39. Huỳnh Tấn Mẫm, Bác sĩ, Đại biểu
Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh
viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
40. Huỳnh Công Minh, Linh mục, Tổng
Đại diện Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
41. Trần Tố Nga, nhà giáo, Huân
chương Bắc đẩu Bội tinh của Pháp, TP HCM
42. Nguyên Ngọc, nhà văn, nguyên
thành viên Viện IDS, Hà Nội
43. Hạ Đình Nguyên, cựu tù chính
trị Côn Đảo, nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành động
thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
44. Phạm Đức Nguyên, PGS TS, giảng
viên cao cấp, Đại học Xây dựng Hà Nội, Hà Nội
45. Trần Đức Nguyên, nguyên thành
viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nguyên thành
viên Viện IDS, Hà Nội
viên Viện IDS, Hà Nội
46. Hồ Ngọc Nhuận, Ủy viên Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ
tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị
nhật báo Tin Sáng, TP HCM
tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị
nhật báo Tin Sáng, TP HCM
47. Nguyễn Hữu Châu Phan, nhà
nghiên cứu Huế học, Huế
48. Ngô Văn Phương, nguyên Ủy
viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố
Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 6, nguyên Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố khóa 5, TP
HCM
Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 6, nguyên Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố khóa 5, TP
HCM
49. Trần Việt Phương, nguyên
thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nguyên thành
viên Viện IDS, Hà Nội
viên Viện IDS, Hà Nội
50. Phạm Xuân Phương, Đại tá, cựu
chiến binh, Hà Nội
51. Trần Hữu Tá, PGS TS, nguyên
Chủ nhiệm khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM
Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM
52. Lê Văn Tâm, Tiến sĩ Hóa học,
Tokyo, Nhật Bản
53. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP
HCM
54. Lê Mạnh Thát, Thiền sư, GS
TS, TP HCM
55. Nguyễn Minh Thọ, Giáo sư Hóa
học, Đại học Leuven, Bỉ
56. Trần Văn Thọ, Giáo sư Kinh tế
học, Đại học Waseda, Nhật Bản
57. Cao Huy Thuần, Giáo sư danh dự
(Chính trị học), Đại học Picardie, Pháp
58. Trần Quốc Thuận, Luật sư,
nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội,
TP HCM
TP HCM
59. Đào Công Tiến, PGSTS, nguyên
Hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP HCM
60. Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội
61. Nguyễn Thị Ngọc Toản, Đại tá,
GS Bác sĩ, cựu chiến binh, Viện Quân y 108, Hà Nội
62. Nguyễn Trung, nguyên thành
viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, thành viên Viện
IDS, Hà Nội
IDS, Hà Nội
63. Tô Văn Trường, Tiến sĩ,
nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam,
TP HCM
TP HCM
64. Nguyễn Văn Tuấn, Giáo sư Y
khoa, Đại học New South Wales, Úc
65. Hoàng Tụy, GS TS, nguyên Chủ
tịch Hội đồng Viện IDS, Hà Nội
66. Võ Thị Bạch Tuyết, nguyên
Giám đốc Sở Lao động, Thương binh, Xã hội Thành phố
Hồ Chí Minh, TP HCM
Hồ Chí Minh, TP HCM
67. Hà Dương Tường, nguyên Giáo
sư Toán học, Đại học Công nghệ Compiègne, Pháp
68. Nguyễn Viện, nhà văn, TP HCM
69. Vũ Quang Việt, chuyên gia tư
vấn Thống kê Kinh tế cho Liên Hiệp Quốc, Myanmar,
Philippines và Lào; nguyên chuyên viên cao cấp Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ
Philippines và Lào; nguyên chuyên viên cao cấp Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ
70. Nguyễn Trọng Vĩnh, Thiếu tướng,
cựu chiến binh, Hà Nội
71. Phạm Xuân Yêm, nguyên Giám đốc
nghiên cứu (Vật lý), Trung tâm Quốc gia
Nghiên cứu Khoa học (CNRS), nguyên Giáo sư Đại học Paris VI, Pháp
Nghiên cứu Khoa học (CNRS), nguyên Giáo sư Đại học Paris VI, Pháp
——
* Được biết bức thư này cũng đã
được chuyển tới một số cơ quan báo chí nhà nước VN.
Mời xem thêm: - 154.
KIẾN NGHỊ BỘ NGOẠI GIAO CUNG CẤP THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN QUAN HỆ VỚI TQ (04-07-2011);
- 175.
Thư của LS Trần Vũ Hải gửi Bộ Ngoại giao về bản Kiến nghị 2/7/11 (11-7-2011);
- 309.
THƯ NGỎ GỬI CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO VIỆT NAM VỀ HIỂM HOẠ NGOẠI BANG VÀ SỨC MẠNH
DÂN TỘC (21-08-2011); - 348.
Bàn thêm về “Thư Ngỏ” của 36 trí thức hải ngoại (Lê Xuân
Khoa/10-09-2011); - 350.
Vài suy nghĩ rời về “Thư Ngỏ” của nhóm Trí Thức hải ngoại gửi Nhà Nước CSVN (Trần
Phong Vũ/25-08-2011); - 358.
Ý kiến về Thư Ngỏ của 36 nhà trí thức hải ngoại (Trần Bình
Nam/14-09-2011); - 367.
Giáo sư, nhà văn Doãn Quốc Sỹ và Thư Ngỏ của 36 trí thức gửi lãnh đạo Việt Nam (Lê Xuân
Khoa/18-09-2011).
http://anhbasam.wordpress.com/2012/08/08/1190-thu-ngo-cua-cac-nhan-si-tri-thuc-gui-quoc-hoi-lanh-dao-nha-nuoc-va-dcs-vn/#more-71150
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét