Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




TRUNG QUỐC TIẾT LỘ KÊ HỌACH GỌI THẦU KHAI THÁC THỀM LỤC ĐỊA CỦA VIỆT NAM

Trọng Nghĩa
2-8-2012

Giàn khoan của Tập đoàn Dầu hỏa Trung Quốc CNOOC (REUTERS)
Giàn khoan của Tập đoàn Dầu hỏa
Trung Quốc CNOOC (REUTERS)
 
Sau khi loan báo vào cuối tháng Sáu việc phân lô vùng thềm lục địa của Việt Nam và mời các tập đoàn quốc tế đấu thầu thăm dò dầu khí, tập đoàn Trung Quốc CNOOC đang đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạch đó. Theo Reuters trong bản tin hôm qua 01/08/2012, Bắc Kinh mở ra mặt trận thứ ba nhằm áp đặt chủ quyền của mình trên vùng Biển Đông, song song với mặt trận ngoại giao và quân sự.

Theo hãng tin Reuters, sau khi loan báo quyết định gọi thầu khai thác 9 lô nằm trong các vùng sát bờ biển miền Trung và miền Nam Việt Nam mà Trung Quốc tự nhận chủ quyền, tập đoàn dầu khí hải dương Trung Quốc CNOOC đã cho các công ty nước ngoài thời hạn một năm để tham gia đấu thầu. 

Một nguồn tin công nghiệp biết rõ hồ sơ này đã tiết lộ với hãng Reuters rằng từ nay tới tháng Sáu sang năm, các tập đoàn dầu khí sẽ phải cho biết quyết định về việc đấu thầu 9 lô kể trên. Theo nguồn tin này, xin ẩn danh, thì từ lúc quyết định mời thầu được loan báo, tập đoàn CNOOC đã nhận được nhiều đề nghị không chính thức từ phía các tập đoàn ngoại quốc.

Vào tháng Bảy vừa qua, ông Vương Nghi Lâm, chủ tịch tập đoàn CNOOC đã tuyên bố với báo chí rằng lời mời thầu họ đưa ra về 9 lô ngoài khơi Việt Nam đã thu hút nhiều mối quan tâm từ các công ty Mỹ, nhưng ông từ chối cho biết đó là những công ty nào. 

Theo các nhà phân tích, rất có thể là sẽ có một số công ty đáp ứng lời gọi thầu của Trung Quốc, nhưng chủ yếu đó sẽ là những công ty nhỏ, độc lập, còn các đại tập đoàn sẽ thận trọng hơn trước khả năng tranh chấp bùng nổ, nhất là các tập đoàn đã có làm ăn với Việt Nam như Exxon Mobil của Mỹ, Gazprom của Nga hay ONGC của Ấn Độ. 

Bắc Kinh hiện đòi hỏi hầu như toàn bộ vùng Biển Đông, được cho là có nguồn dầu khí phong phú, nhưng vấp phải sự phản đối của Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia và Đài Loan, vốn cũng tuyên bố chủ quyền trên một phần của vùng biển. 

Ngay sau khi tập đoàn CNOOC loan báo việc gọi thầu 9 lô ngoài khơi bờ biển Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, đã lên án hành động của Trung Quốc, bị cho là "vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế" vì các lô đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam. PetroVietnam cũng kêu gọi các công ty năng lượng quốc tế không tham gia cuộc đấu thầu do Trung Quốc bày ra.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120802-trung-quoc-tiet-lo-them-chi-tiet-ke-hoach-goi-thau-quoc-te-khai-thac-vung-them-luc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét