Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




TRUNG QUỐC DỌA SẼ "DÙNG MỌI ĐÒN PHÉP" ĐỂ CƯỚP TRỌN BIỂN ĐÔNG

Nh.Thạch

16/08/2012

Hình bên: Lính hải quân Trung Quốc làm lễ thượng kỳ ở đảo Vĩnh Hưng (tức đảo Phú Lâm) thuộc quần đảo Hoàng Sa cướp của Việt Nam năm 1974

(Petrotimes) - Trung Quốc lại đe dọa sẽ phối hợp đủ mọi đòn phép để tiếp tục thực hiện mưu đồ nuốt trọn Biển Ðông. Tờ Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan tuyên truyền chính thức của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, viết như thế trong bài bình luận hôm 13/8/2012.

Bài viết này nằm trong một chuỗi dài những bản tin, bài bình luận trên hệ thống báo đài chính thống của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đe dọa các nước đang tranh chấp chủ quyền Biển Ðông và đả kích những cường quốc bên ngoài can thiệp nhằm chống tham vọng bành trướng bá quyền của Bắc Kinh.

Bài viết của Nhân Dân Nhật Báo nhắc lại sự chỉ trích của Washington cáo buộc Bắc Kinh gây căng thẳng thêm ở Biển Ðông (thành lập thành phố Tam Sa bao gồm 2 quần đảo của Việt Nam và một quần đảo của Philippines, và đặt Bộ Chỉ Huy quân sự ở đó).

Bắc Kinh đổ ngược lại là “một số nước thường gây rối và gia tăng sự can thiệp vào sự tranh chấp Biển Ðông”. Ðể đối phó, tờ Nhân Dân Nhật Báo nói Bắc Kinh sử dụng “một loạt nhiều biện pháp để bảo vệ chủ quyền và lợi ích của mình”.

Tờ báo mượn lời Lý Hải Ðông, giáo sư tại Viện Quan hệ Quốc tế của Ðại học Ngoại Giao, nói rằng tuy Washington tuyên bố đứng trung lập trong cuộc tranh chấp nhưng lại “khuyến khích các đồng minh ở khu vực Biển Ðông và các nước khác mà họ coi là có thể kiềm chế được Trung Quốc, nhờ đó mà các nước (tranh chấp) không sợ Trung Quốc”.

Bài báo viện dẫn hành động Mỹ chuyển 60% lực lượng qua khu vực châu Á-Thái Bình Dương như dấu hiệu để các nước tranh chấp chủ quyền Biển Ðông “khuấy động và quốc tế hóa vấn đề”.

Theo ý kiến của Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển Đông, dựa vào thế đó các nước tranh chấp cho rằng “họ có thể thách đố Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông”.

Ðể đối phó với tình huống như thế, tờ Nhân Dân Nhật Báo nói Bắc Kinh tích cực tăng cường mối quan hệ với các nước ASEAN (một thí dụ vừa diễn ra, cho Ngoại trưởng Dương Khiết Trì đi du thuyết 3 nước Indonesia, Malaysia và Brunei mới đây nhằm chia rẽ các nước tranh chấp).

Hai ngày sau bản tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ sự quan ngại đối với hành động leo thang, tạo thêm căng thẳng trong chuyện tranh chấp chủ quyền, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Phó Oánh, “ve vuốt” các nước ASEAN là Bắc Kinh hy vọng các nước ASEAN hợp tác với Trung Quốc “bảo vệ hòa bình và ổn định tại khu vực Biển Đông”.

Ve vãn như thế nhưng tờ Nhân Dân Nhật Báo lập lại các sự kiện là “ngày 24/7/2012 Trung Quốc công bố thành lập thành phố cấp huyện Tam Sa. Vào cuối tháng 6 sang đầu tháng 7/2012, các tàu hải giám Trung Quốc đi tuần tra hơn 10 ngày ở vùng Biển Đông thuộc chủ quyền Trung Quốc. Ðồng thời trong tháng 7, 30 tàu đánh cá từ Hải Nam đi đánh cá ở vùng quần đảo Trường Sa của Việt Nam…”.

Ðưa ra các hành động khiêu khích bằng tàu hải giám và tàu đánh cá, tờ Nhân Dân Nhật Báo nói rằng, “không khó khăn gì để nhận ra rằng bên cạnh ngoại giao, Trung Quốc cũng bảo vệ chủ quyền và lợi ích của mình với các hành động phối hợp nhiều kiểu, gồm các biện pháp cả hành chính, kinh tế và quân sự, cũng như sự phối hợp các cơ quan trong và ngoài chính quyền. Khi có xung đột và tranh chấp với một số nước, Trung Quốc vẫn luôn luôn vừa phải và hợp lý nhưng trước sau như một bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ là lập trường căn bản và cốt yếu”.

Qua nội dung bài quan điểm này, giới phân tích nhận định, chính quyền Bắc Kinh muốn bắn đi hai tín hiệu. Một là, chủ trương và tham vọng muốn nuốt trọn Biển Ðông sẽ không đổi, dù nhóm người nào lên nắm quyền.

Hai là, Bắc Kinh có khả năng trội vượt về mọi mặt từ kinh tế đến quân sự, hiện nay, mới chỉ đưa ra những thứ võ nhẹ để gây sự trước khi dùng tới thứ mạnh.

Bắc Kinh dùng trò vừa đánh trống vừa ăn cướp để mỗi ngày lấn thêm một ít. Dựa vào sức mạnh quân sự ăn trùm các nước nhỏ tranh chấp chủ quyền biển đảo, Bắc Kinh có vẻ tự tin các nước này không dám có hành động quân sự đáp trả mà chỉ phản đối suông.

Theo AFP
http://www.petrotimes.vn/news/vn/quoc-te/trung-quoc-doa-se-dung-moi-don-phep-de-cuop-tron-bien-%C3%90ong.html


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét