Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




TQ LỚN TIẾNG BIỆN MINH VỀ "TAM SA"

Thái An tổng hợp
31-7-2012

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng 
Trung Quốc Canh Diên Sinh. 
Ảnh: BBC
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng TQ ra sức biện minh cho động thái lập căn cứ quân sự ở hòn đảo tranh chấp ở Biển Đông giữa lúc leo thang căng thẳng với Việt Nam và Phlippines.

Theo người này, căn cứ quân sự là để bảo vệ các chủ quyền của Trung Quốc. Người phát ngôn Canh Diên Sinh cho biết thêm, theo những quy định liên quan thì một hệ thống tuần tra sẵn sàng chiến đấu đã được thiết lập ở vùng biển. Ông ta nói, hệ thống này để duy trì chủ quyền lãnh thổ và quyền hàng hải của Trung Quốc mà không hướng tới bất kỳ nước nào hay mục tiêu cụ thể nào. 

Theo ông này, đơn vị đồn trú trên cái gọi là “thành phố Tam Sa” ở hòn đảo tranh chấp thuộc Biển Đông chịu trách nhiệm điều động quốc phòng, dân quân tự vệ, mối quan hệ giữa đơn vị đồn trú và chính quyền địa phương là hỗ trợ công việc tìm kiếm cứu hộ, hướng dẫn lực lượng quân dự bị ở “Tam Sa”. 

Ông này lớn tiếng khẳng định, việc thành lập Tam Sa không liên quan tới nước khác, là một vấn đề thuộc phạm vi chủ quyền của Trung Quốc. Người phát ngôn này nói: "Trung Quốc sẽ tiếp tục tìm kiếm các giải pháp hợp lý thông qua đàm phán song phương và tham vấn với các bên liên quan trực tiếp trong các tranh chấp liên quan”.

Giống như mọi lần khác, ông này khăng khăng khẳng định Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi với các đảo và vùng nước lân cận ở Biển Đông, và nước này phản đối bất kỳ sự can thiệp quân sự nào trong khu vực. 

“Tam Sa” là vô giá trị

Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với một số quốc gia Đông Nam Á. Nước này đưa ra yêu sách chủ quyền bao trùm hầu như toàn bộ vùng biển, bất chấp cả những ranh giới lượn sát bờ biển nước khác. Trong khi các nước trong khu vực kêu gọi đem tranh chấp ra giải quyết ở diễn đàn đa phương, thì Bắc Kinh khăng khăng theo con đường song phương. Giới phân tích cho rằng, đó là cách thức “chia để trị” của Trung Quốc khi nhận thức rằng, họ sẽ có ưu thế hơn trong hội đàm song phương về vấn đề tranh chấp với các láng giềng nhỏ hơn.

Trước các động thái gần đây của Trung Quốc khi "đơn phương" khẳng định quyền kiểm soát ở các vùng lãnh thổ tranh chấp thuộc Biển Đông, thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb khẳng định, các hành động này là vi phạm luật pháp quốc tế. Ông còn cáo buộc Trung Quốc "đưa dân" và "lập đơn vị đồn trú" trên hòn đảo nằm trong khu vực tranh chấp lãnh thổ. Ông đã lên án Trung Quốc "từ chối" giải quyết vấn đề ở một diễn đàn đa phương.

Trước đó, thượng nghị sĩ John McCain đã mô tả quyết định triển khai quân đội của Trung Quốc ra hòn đảo trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông là "hành động khiêu khích không cần thiết". 

Báo chí Nhật Bản mới đây cho biết Sách trắng Quốc phòng năm nay của nước này tố cáo Trung Quốc uy hiếp thế giới. Mạng tin Yomiuri của Nhật đã lên tiếng thúc giục Trung Quốc kiềm chế các hành động đơn phương và làm dịu căng thẳng trong khu vực. 

Ngày 24/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị tuyên bố việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và triển khai các hoạt động đã vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và là vô giá trị.

Thái An tổng hợp 
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/82962/tq-lon-tieng-bien-minh-ve--tam-sa-.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét