Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




THAM VỌNG CỦA TRUNG QUỐC ĐE DỌA ĐỒNG THUẬN ASEAN

Thụy My
13-8-2012

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (T) và thủ tướng Cam Bốt Hun Sen, dự lễ ký kết các thỏa thuận hợp tác song phuơng, Pnom Penh, 31/03/2012Hình bên: Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (T) và thủ tướng Cam Bốt Hun Sen, dự lễ ký kết các thỏa thuận hợp tác song phuơng, Pnom Penh, 31/03/2012. Reuters

Cam Bốt, Lào và Miến Điện, ba thành viên nghèo của Hiệp hội các nước Đông Nam Á - ASEAN - đang là đối tượng ve vãn của Trung Quốc. Do hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận toàn khối, ASEAN khó có thể có được tiếng nói chung trên các vấn đề có tranh chấp với Trung Quốc, nếu một thành viên ASEAN chiều theo ý Bắc Kinh.

Việc Trung Quốc trở nên thân thiết hơn với Cam Bốt, một trong những nước nghèo nhất khu vực, là một thách thức cho sự đồng thuận giữa các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines và Việt Nam hiện đang bị dấn vào cuộc tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh tại Biển Đông.

Đầu tư của Trung Quốc vào Cam Bốt đã đạt 1,55 tỉ euro, hơn gấp đôi so với tổng số đầu tư của các nước ASEAN (gồm Việt Nam, Lào, Cam Bốt, Thái Lan, Miến Điện, Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore và Brunei) vào đây.

Bà Bonnie Glaser, chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington nhấn mạnh : « Trong khi các món tiền cho vay và các dự án cơ sở hạ tầng của Bắc Kinh làm lợi cho khu vực, thì tâm lý thù địch lại tăng lên. Người ta lo ngại bị lệ thuộc quá mức vào Trung Quốc, cũng như nguy cơ chịu thiệt thòi nếu bị gây áp lực về kinh tế ».

Ngành du lịch Cam Bốt hy vọng thu hút được một triệu khách Trung Quốc mỗi năm từ nay cho đến năm 2020. Trong quý I năm nay, đã có 151.887 du khách Trung Quốc đến Cam Bốt, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng Trung Quốc : Đã có 40.000 người Cam Bốt đăng ký học các trường dạy tiếng Hoa, trong khi dân các nước láng giềng hầu hết đều chuộng tiếng Anh. Một người đang học tiếng Hoa ở một trường tư cho rằng « học tiếng Hoa thiết thực hơn tiếng Anh, vì nhu cầu nhiều hơn và Trung Quốc có quan hệ tốt với Cam Bốt, như vậy sẽ có nhiều người Trung Quốc đến đây làm ăn ».

Việc Trung Quốc ve vãn Cam Bốt cùng với Lào và Miến Điện, hai nước nghèo khác của ASEAN, giúp Bắc Kinh dù chỉ có tư cách khách mời trong khối này, có thể ngăn trở các quyết định của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, vì khối này hoạt động dựa trên nguyên tắc đồng thuận chung..

Tháng trước, Hội nghị Thượng đỉnh của các Ngoại trưởng ASEAN đã kết thúc mà không ra được thông cáo chung – một sự kiện lần đầu tiên xảy ra kể từ 45 năm qua. Theo Manila, đó là do Bắc Kinh đã thúc đẩy Phnom Penh bác bỏ hết tất cả những câu, từ liên quan đến việc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Còn theo các nhà ngoại giao ASEAN, thì Lào và Miến Điện rất có thể cũng đã ủng hộ thái độ của Cam Bốt.

Gần đây Trung Quốc đã bắt đầu tranh giành ảnh hưởng truyền thống của Việt Nam tại Lào, bằng cách xây dựng nhiều đường sá, cầu cống và sân vận động. Bắc Kinh cũng dành học bổng cho hàng trăm sinh viên Lào để theo học miễn phí tại các trường đại học Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Trung Quốc còn tăng đầu tư vào lãnh vực dầu khí tại Miến Điện, cho dù các nước phương Tây đã ngưng đa số các biện pháp trừng phạt Rangoon để làm giảm bớt ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Việc chia rẽ các nước ASEAN nhằm phục vụ cho chiến lược của Trung Quốc, luôn tìm cách thương lượng song phương với các đối thủ tại Biển Đông, nhờ đó Bắc Kinh luôn ở cái thế của kẻ mạnh, và khiến Washington phải đứng ngoài lề.

Trong khi đó, Hoa Kỳ bị thu hút trước sự tăng trưởng kinh tế tại khu vực, với chiến lược « xoay trục », đã xích gần lại nhiều nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam và Philippines, qua việc ký kết các hiệp ước hợp tác quân sự, giúp các nước này mạnh mẽ hơn trong tranh chấp lãnh thổ trước Trung Quốc.

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120813-tham-vong-cua-trung-quoc-de-doa-su-dong-thuan-cua-cac-nuoc-asean

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét