Danlambao
26-8-2012
Một tiếng chuông lại vang lên từ chính trường TQ.
Đó là sự gieo mình từ lầu cao để đi tìm cái chết của nhà báo Từ Hoài Khiêm Tổng
biên tập một tờ báo của đảng CSTQ - Phụ chương Đại địa của tờ Nhân Dân nhật
báo. Cơ quan ngôn luận của đảng CSTQ.
Xuất phát từ trái tim của người cầm bút nhìn rõ ra bề trái của
một chủ nghĩa chất chứa dẫy đầy những bất công, phi lý, phi nhân đạo mà không
nói được nên lời... mặc dù cả cuộc đời làm báo của ông luôn sát bên tiếng nói của
đảng đó là tờ Nhân Dân nhật báo.
Cái phẩm chất đáng kính của những ngòi bút chân chính là dám đâm thẳng vào trái tim của gian tà, phi công lý. Thế nhưng dưới một chế độ, một hệ thống chuyên quyền bạo lực sẵn sàng giết chết hàng chục triệu người dân trong đó không thiếu tên những nhà báo nhà trí thức yêu nước một khi muốn đi ngược lại dòng chảy để nói lên những bức xúc chung của xã hội... được chứng minh qua các sự kiện Đại nhảy vọt, Đại cách mạng văn hóa rồi Thiên An Môn... tất cả là máu và máu...
Cái phẩm chất đáng kính của những ngòi bút chân chính là dám đâm thẳng vào trái tim của gian tà, phi công lý. Thế nhưng dưới một chế độ, một hệ thống chuyên quyền bạo lực sẵn sàng giết chết hàng chục triệu người dân trong đó không thiếu tên những nhà báo nhà trí thức yêu nước một khi muốn đi ngược lại dòng chảy để nói lên những bức xúc chung của xã hội... được chứng minh qua các sự kiện Đại nhảy vọt, Đại cách mạng văn hóa rồi Thiên An Môn... tất cả là máu và máu...
Đến ngày hôm nay Tổng biên tập Từ Hoài Khiêm cũng phải đi
tìm cái chết để giải tỏa áp lực của lương tâm mình một khi không nói lên được
những điều mình chiêm nghiệm, trăn trở mà không thốt được nên lời. Trước khi chết
ông đã nói trong một cuộc phỏng vấn: "Tôi đau đớn vì dám nghĩ nhưng lại
không dám nói ra. Nếu dám nói thì lại không dám viết và nếu tôi dám viết thì chẳng
nơi nào chịu đăng bài của tôi cả!". Với tầm hiểu và nhìn của một tổng biên
tập một tờ báo rõ ràng không thiển cận một chút nào. Tuy ông nói rằng khi ông
viết ra những điều sự thật mà ông biết, thấy thì chẳng những không một nới nào
(dám) đăng mà sinh mạng chính trị lẫn thể xác của ông ắt không còn.
Trong hoàn cảnh này ông cảm thấy cô đơn và bất lực tuy cái tầm
và tài năng mình có đồng thời không thể làm gì được một khi sinh mệnh của cả
gia đình, người thân của ông sẽ trôi theo những dòng viết của mình. Ông trăn trở "Tôi
ngưỡng mộ những cây bút tự do, nhưng tôi không thể rời hệ thống, vì nếu làm như
vậy thì gia đình tôi sẽ chịu hậu quả."
Không chấp nhận sự bất công, phi lý và vô nhân của một chế độ...
thế nhưng không thể làm được gì hơn một khi nỗi sợ hãi luôn bao trùm lên đầu của
hơn một tỉ người dân TQ. Do đó một số trí thức TQ đành chịu bước qua bên kia
biên cương của sự sống và tìm đến cái chết để mong rằng góp thêm một tiếng
chuông ngõ hầu đánh thức được xã hội đang ngập chìm trong cơn mê dưới bầu trời
đầy tử khí của búa liềm mà CS đã gieo rắc cho nhân loại trong gần một thế kỷ
qua.
Ta nghe nhà báo Từ Hoài Khiêm buông những lời bức thiết cuối
cùng trong bài báo "Hãy để cái chết chứng thực" ông viết "Chết
là một từ nặng nề, nhưng ở TQ, trong nhiều trường hợp không chết thì xã hội
không tỉnh dậy mà để ý và chẳng giải quyết được vấn đề gì!"Viết đến đây
tôi thấy gọng kềm của CNCS tại TQ thật kinh khủng.
Trước thềm đại hội lần thứ 18 của đảng CSTQ được diễn ra vào cuối năm nay, vũ đài chính trị TQ cũng không bình yên, cũng sặc mùi máu lửa và triệt tiêu lẫn nhau, tranh giành quyền lực một cách quyết liệt.
Vụ Vương lập Quân, Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang... không hề đơn giản một chút nào có khi còn tanh mùi máu hơn cả nội tình chính trị VN đang hồi bùng cháy. Thế nhưng với sự xảo quyệt và đầy bí ẩn của bộ chính trị đảng CSTQ đã tung ra những quả mù... lái sự chú ý của chính giới quốc tế sang một hướng khác. Nào gây sóng Biển Đông, nào tung chiêu vươn vòi bạch tuột vào sâu nội tình Asean, bao vây kinh tế, ngoại giao với các nước có trang chấp ở Đông Hải và ve vãn lôi kéo các nước còn lại bằng sức mạnh kinh tế chính trị... để cô lập, gây khó khăn cho các nước khác trong khu vực.
Rõ ràng bức tranh vũ đài chính trị TQ đan xen nhiều gam màu
khó hiểu. Riêng tại VN thì tập đoàn CSVN toàn là những kẻ vừa thiếu tâm lại thiếu
tầm, mục đích duy nhất trong cuộc đời làm chính trị của chúng là thỏa mãn tham
vọng, mưu cầu danh lợi cho cá nhân và con cháu về sau. Thế nên với những bản chất
đã nêu trên các đấu sĩ CSVN đang tuột hết cả áo quần ra mà quần thảo nhau giữa
chợ.
Hai tập đoàn lãnh đạo hai đất nước TQ và VN cùng là con cháu
của các cụ Mác-Lê nhưng có những ngón võ dị biệt tuy cùng một môn phái với khẩu
hiệu "Dối lừa-Cướp bóc".
http://danlambaovn.blogspot.com/2012/08/nhung-tieng-chuong-phat-ra-tu-cai-chet.html#.UDlaiNaPWwE
======000======
BBC
25-8-2012
======000======
BBC
25-8-2012
TQ xôn xao vụ tổng biên tập tự tử
Hình bên: Ông Từ Hoài Khiêm, 44 tuổi, làm chủ bút phụ trương
Đại địa của Tờ Nhân dân Nhật báo.
Vụ tổng biên tập một tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc tự vẫn gây phản ứng mạnh trong dư luận và các diễn đàn mạng.
Theo thông tin từ kênh chính thức, ông đã nhảy lầu
tìm đến cái chết hôm 22/8.
Trang microblog của Nhân dân Nhật báo nói trước đó ông
đã xin nghỉ phép vì trầm cảm và đã tìm kiếm trợ giúp y tế.
Từ Hoài Khiêm sinh năm 1968, tốt nghiệp Đại học Bắc
Kinh năm 1989.
Gần như suốt cuộc đời làm báo của mình, ông công
tác tại Nhân dân Nhật báo. Ông Từ được đánh giá cao với tư cách cây
bút viết các bài bình luận.
Trong một phỏng vấn trước khi qua đời, ông Từ Hoài
Khiêm nói: "Tôi đau đớn vì dám nghĩ nhưng lại không dám nói ra.
Nếu dám nói thì lại không dám viết và nếu tôi dám viết thì chẳng
nơi nào chịu đăng bài tôi cả".
"Tôi ngưỡng mộ những cây bút tự do, nhưng tôi
không thể rời hệ thống vì nếu làm như vậy thì gia đình tôi sẽ chịu
hậu quả."
Trong bài báo mang tựa đề "Hãy để cái chết
chứng thực", ông viết: "Chết là một từ nặng nề, nhưng ở
Trung Quốc, trong nhiều trường hợp, không chết thì xã hội không tỉnh
dậy mà để ý và chẳng giải quyết được vấn đề gì".
Choáng váng và giận dữ
Các phát biểu trên của Từ Hoài Khiêm đã được nhắc
lại nhiều lần trên các diễn đàn mạng của Trung Quốc.
Một độc giả viết trên mạng xã hội Đằng Tấn:
"Tôi mới bắt đầu công việc phóng viên mà đã gặp nhiều khó khăn
tới nỗi tôi thấy không thể nào khắc phục được".
Một người khác đặt câu hỏi trên mạng Sina: "Từ
Hoài Khiêm chết như một nhân chứng chăng? Cá nhân ông bị trầm cảm hay
cả thời đại này trầm cảm? Cái đất nước nào mà lại thế này?"
Có người nhận xét rằng vì phải sống với những
điều giả dối lâu ngày nên ông Từ lâm bệnh.
Họ cũng tỏ ra thất vọng về tình trạng tinh thần
của các trí thức và nhà báo Trung Quốc.
"Người dân chính là các tổng biên tập của một
đất nước. Họ chỉ có cuộc đời của mình để đăng lên. Cuộc đời của
họ là bài báo và cái chết là nhuận bút. Kết thúc cuộc đời một
cách bi thảm là bản nháp chưa hoàn thành."
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/08/120825_china_editor_suicide.shtml
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét