Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




NHỮNG LỜI THA THIẾT TỪ PARIS .... GỬI VỀ NGỤC TÙ VIỆT NAM

Mạc Khải
(TNCG) 
18-8-2012
18TH. 8
Từ năm 1638 là năm Vua Louis XIII đã hiến dâng nước Pháp lên cho Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, trải qua 374 năm dài, Nhà Thờ Đức Bà Paris có truyền thống mừng lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời 15 tháng 8 một cách rất trọng thể

Năm nay, 2012, Đại Lễ này được tổ chức trong suốt hai ngày 14 và 15 tháng 8 dưới quyền chủ tọa của Đức Tổng Giám Mục Rinô Fisichella, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Về Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa tới từ Vatican. 

Đại lễ bao gồm các Thánh Lễ, các giờ kinh nguyện và đặc biệt là hai cuộc Rước Kiệu Đức Mẹ : Cuộc rước trên sông Seine chiều ngày 14/08/2012 quy tụ hơn 5000 giáo dân trên 14 chiếc thuyền du ngoạn, không kể những người đứng trên bờ vì không đủ thuyền. 

Tượng Đức Mẹ được đặt trên chiếc thuyền đi đầu với đèn nến lung linh, uy nghiêm và sốt sắng. Đoàn thuyền chạy dọc trên Con sông Seine thơ mộng và lịch sử, vòng quanh hai hòn đảo trứ danh của thủ đô Paris : đảo “Ile de la Cité” và đảo “ Ile de Saint Louis”. Trên bộ, dưới thuyền vang lên kinh Mân Côi, kinh cầu Đức Bà, những lời nguyện gẫm... Cuộc rước kiệu Đức Mẹ lần thứ hai được diễn ra trên bộ trong ngày lễ chính mừng Đức Mẹ Mông Triệu Thăng Thiên, 15/8/2012. 

Từ ngày xảy ra tại Việt Nam những vụ đàn áp các dân oan khiếu kiện đất đai, các nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhất là những vụ sử dụng bạo lực đối với các tôn giáo bao gồm cả những vị tu hành lẫn giáo dân, đối với những người yêu nước biểu tình chống quân xâm lược Bắc Kinh…, 

Hội Thanh Thiếu Niên Việt Nam tại Paris đã có những hoạt động đấu tranh bất bạo động ủng hộ những người đang can đảm đấu tranh trong nước. Riêng đối với những nạn nhân Công Giáo, Hội đã vận động với Giáo Hội Paris, đặc biệt là với Đức Ông Giám Quản Nhà Thờ Đức Bà Paris. 

Nhiều buổi lễ cầu nguyện cho 17 anh chị em Công Giáo bị bắt bớ và gán ghép cho các tội danh vu khống đã được tổ chức ngay tại địa điểm quảng trường NHà Thờ Đức Bà Paris này. Nhân Đại Lễ hôm Bề Trên Nhà Thờ Đức Bà Paris, cũng là Ban Tổ Chức đã đáp ứng lời yêu cầu của Hội và mời tham dự với hình ảnh của 17 anh chị em thanh niên Công Giáo đang bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bắt giam. 


Trời nắng đẹp, trên quảng trường Nhà Thờ Đức Bà Paris, đông nghịt giáo dân và du khách. Một lá cờ vàng đáng dấu điểm hẹn của người Việt Nam xuất hiện vào lúc 4 giờ. Thế là quanh đó, mỗi lúc một đông. Các em trong Hội Thanh Thiếu Niên mặc áo T-shirt trắng có mang dòng chữ “Đến với quê hương tôi”. Mỗi em cầm trên tay một tấm hình phóng lớn của một tù nhân lương tâm như các anh Paulus Lê Sơn, Pierre Hồ Đức Hòa, Paul Trần Minh Nhật, Pierre Nguyễn Xuân Anh, Pierre Trần Vũ Anh Bình, chị Maria Tạ Phong Tần…. Phía sau các tấm hình là khẩu hiệu “Đứng lên ! Nói lên ! Ngay bây giờ !” (Stand Up ! Speak up Now !). Các em trịnh trọng đưa hình các tù nhân lương tâm lên ngang đầu, trông như chính những người tù này đang đi trên đường phố Paris bằng con tim và đôi chân của các em trong Hội Thanh Thiếu niên Paris. 


Đoàn rước xuất phát từ cổng chính Nhà Thờ Đức Bà Paris với cờ phướn của các hội đoàn Công Giáo và Kiệu tượng Đức Mẹ Ẵm Chúa Giêsu Hài Đồng, hai bên là các vị trong đoàn Hiệp Sĩ, các linh mục, hai Đức Cha phụ tá và Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella. Tiếp theo là xe âm thanh. Có tất cả 3 xe âm thanh mạnh đi rải rác trong đám rước kiệu dài hàng cây số. 

Người ta ước lượng có khoảng trên 15 ngàn người. Đoàn Việt Nam , đi đầu là Thánh Giá với hai lá cờ làng ngũ sắc. Một số cờ vàng cũng hiện diện làm nổi bật trong đám rước. Rất đông người ngoại quốc tới hỏi thăm và đã được các em Thanh Thiếu Niên giải thích cặn kẽ. Nhiều người đã xin được cầm hình những anh chị tù nhân lương tâm. Một tấm hình của cụ bà Đặng Thị Kim Liêng, thân mẫu blogger Maria Tạ Phong Tần cũng được dương cao trong đoàn rước kiệu. 


Đoàn rước kiệu đã ngừng ở nhiều chặng để suy ngẫm về các mầu nhiệm của Kinh Mân Côi. Đặc biệt ở chặng thứ nhì, lúc ngưng tại ngã ba gần Sở công an thành phố, tòa án và lâu đài xưa kia đã từng giam giữ hoàng hậu Marie-Antoinette trước khi bà bị đưa lên đoạn đầu đài. 

Đức Tổng Giám Mục đã dâng lời cầu nguyện cho những tù nhân, những người bị kết án ; cầu cho những người bảo vệ nhân bản, những người mang ánh sáng Phúc Âm đến cho thiên hạ để được tái sinh trong đời sống Thiên Chúa ; cầu cho những người cầm quyền quốc gia, những người trách nhiệm chính trị, được Thiên Chúa soi sáng tâm trí hầu bảo đảm hòa bình và tự do cho tất cả ; cầu cho tất cả các tín hữu nạn nhân của kỳ thị và bách hại vì Phúc Âm, vì bảo vệ nhân quyền và tự do tôn giáo, cầu cho họ tiếp tục can đảm và chung thủy làm chứng cho Lời Chúa để họ được sống và tuyên xưng Đức Tin của họ một cách tự do. 


Hành trình đoàn rước trải dài dọc theo hai bờ sông Seine trong khu Latinh (Quartier Latin) suốt hơn 4 cây số và đã kết thúc ở đoạn suy gẫm số 10 ngay tại quảng trường Nhà Thờ Đức Bà. Sau đó là Thánh Lễ Đại Trào bên trong Nhà Thờ Đức Bà cũng do chính Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella cử hành. Trong Thánh Lễ, cũng nhắc tới 17 thanh niên Công Giáo đang bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam giam giữ trong những ý cầu nguyện của ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. 



Sau Thánh Lễ thì Paris đã lên đèn. Mọi người, già trẻ, lớn bé còn nấn ná trước cửa nhà thờ. Ai nấy đều cảm thấy dâng lên trong lòng một niềm vui. Dù rằng rất đông đồng bào ta đi dự Lễ ngày hôm nay không phải là người Công Giáo, nhưng dường như họ không cảm thấy xa lạ đối với Đức Mẹ Maria. Kinh nghiệm cho thấy rằng Đức Mẹ vẫn thường nghe lời cầu nguyện của họ, bất kể họ có là Công Giáo hay không Công Giáo và họ tin như thế. 


http://thanhnienconggiao.blogspot.sk/2012/08/nhung-loi-tha-thiet-tu-paris-goi-ve.html#more

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét