31-8-2012
Với những
phát ngôn mạnh bạo cùng hành động quyết liệt, không né tránh, ngay từ khi mới
nhậm chức, Vương Đình Huệ, Đinh La Thăng, Nguyễn Văn Bình nổi lên như những
ngôi sao sáng, khiến dư luận kỳ vọng nhiều về “một luồng gió mới”, một nhiệm kỳ
chính phủ mới trẻ trung, năng động, nhiều khác biệt.
Đến BBC cũng kỳ vọng khi gọi
những “hiện tượng” Vương Đình Huệ, Đinh La Thăng, Nguyễn Văn Bình là “một thế hệ Bộ trưởng mới”. Một năm qua, 3 ngôi sao sáng của
“thế hệ Bộ trưởng mới” bây giờ ra sao?
1.
Vương Đình Huệ
“Nếu
doanh nghiệp nào không làm được thì rút lui. Kể cả Petrolimex, nếu không làm được
chúng tôi sẵn sàng cho giải tán để lập tổng công ty khác. Nhà nước không dọa ai
và cũng không ai dọa được Nhà nước… Không thể vì 11 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối
mà phải vì hơn 80 triệu dân… doanh nghiệp đừng có dọa cơ quan quản lý nhà nước,
nếu cần tôi sẽ lập doanh nghiệp khác…"
Tuyên
bố nức lòng được ông Vương Đình Huệ tung ra ngay khi vừa ngồi ghế Bộ trưởng Tài
chính.
Gần một
năm qua, hoạt động của các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu vẫn y nguyên, thậm chí
còn có xu hướng lũng đoạn hơn. Câu chuyện xăng dầu vẫn lùng nhùng, giá cả lên
xuống nhập nhằng. Mỗi khi doanh nghiệp kêu lỗ thì tình trạng găm hàng, ngừng
bán lập tức xảy ra trên diện rộng. Ngay cả việc minh bạch lỗ lãi, giá nhập khẩu
hàng của các doanh nghiệp đầu mối… cũng vẫn tù mù như ma trận.
Chẳng
thấy doanh nghiệp nào bị giải tán, cũng chẳng có doanh nghiệp khác nào được
thành lập như cam kết hùng hồn của Bộ trưởng Vương.
Thực
tế khác xa với những tuyên bố của Vương Đình Huệ. Hay nói thẳng ra là ông bất lực.
Để chống lũng đoạn các mặt hàng chiến lược, cho dù mới chỉ “thử” với xăng dầu,
có vẻ như Bộ trưởng Vương đã bị “tẩm xăng đốt cháy” đúng như lo ngại của nhà
báo Huy Đức trước đây.
2.
Đinh La Thăng
“Tôi
là người máu lửa, đã làm phải ra làm, nếu không là nghỉ… Là tư lệnh ngành, phải
cho tôi toàn quyền như vị tướng ra trận, phải được toàn quyền quyết chiến đấu
hay không, tiến hay lùi thì mới làm được. Chứ lại cứ ra vào để xin phép thủ trưởng
ở nhà có cho em bắn không, sau bảo không được thì chậm mất, lỡ cơ hội".
Trong
lớp Bộ trưởng mới, Đinh La Thăng nổi lên như một ngôi sao sáng, một “hiện tượng”
gây sốc với những hành động quyết liệt và phát ngôn táo bạo (nhiều khi liều
lĩnh, ẩu tả).
Phải
thừa nhận ông là con người nhiệt huyết. Nhưng sự nhiệt huyết trong khí chất của
một gã Bí thư đoàn, cộng với tư duy làm tiền của một “thằng” giám đốc doanh
nghiệp trong ông đã biến Đinh La Thăng thành một con rối trên chính trường. Từ
một nhân vật được kỳ vọng nhiều, ông thành vị Bộ trưởng bị dân chửi nhiều nhất.
Lịch sử chưa thấy Bộ trưởng nào lại bị dân chửi thậm tệ đến thế. Các chủ
trương, quyết sách từ ông luôn tạo nên những làn sóng giận dữ và chửi bới thậm
tệ. Đến mức dư luận có lúc phải đặt câu hỏi: hay bộ trưởng Thăng có vấn đề về…
thần kinh?
Theo kết quả thăm dò trên website Trương Duy Nhất- Một góc nhìn khác,
có đến 95% ý kiến của hơn 1 vạn bạn đọc phản đối những chủ trương trái khoáy của
Đinh La Thăng và 90% ý kiến đòi bãi nhiệm ông.
3.
Nguyễn Văn Bình
“Là một
đại diện cho thế hệ lãnh đạo mới của chính phủ, cùng với Bộ trưởng Giao thông
Đinh La Thăng hay Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ, Thống đốc ngân hàng Nguyễn
Văn Bình gây ấn tượng với dư luận ở những quyết định nhanh chóng, quyết liệt và
hiệu quả ngay sau khi nắm quyền”
Với
nhận định ấn tượng trên, Thống đốc Nguyễn Văn Bình được bạn đọc VnExpress bình
chọn là “nhân vật của năm 2011”.
Ông
Bình được đánh giá cao bởi những nỗ lực tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, khởi đầu
bằng việc “dẹp loạn” vượt trần lãi suất và định hướng hợp nhất, sáp nhập các
ngân hàng.
Kết
quả một năm tái cấu trúc của ông Bình đến đâu?
Sự kiện
bầu Kiên đã cho thấy dường như cả một hệ thống ngân hàng như một lâu đài cát.
Chiến dịch tái cấu trúc của ông Bình đã hở sườn. Chỉ một “cú sút bầu Kiên” đã
làm rúng động cả hệ thống ngân hàng. Lần đầu tiên, Thủ tướng chính phủ phải lên
tiếng yêu cầu ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật được cho là “nhằm thâu
tóm và gây mất ổn định trong hoạt động ngân hàng”.
Từ một
“nhân vật của năm” nhiều kỳ vọng, ông Bình trở thành vị Thống đốc để tại ảnh hưởng
tồi tệ nhất trong lịch sử.
Dựa
trên kết quả kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và quản lý lãi suất,
tạp chí Global Finance vừa xếp Thống đốc Nguyễn Văn Bình của Việt Nam là 1 trong 10 vị Thống đốc kém cỏi và tồi tệ nhất thế giới.
Chỉ với
3 ngôi sao sáng của “thế hệ Bộ trưởng mới” như thế, đủ nói lên chất lượng chính
phủ thế nào.
http://truongduynhat.vn/nhn-lai-3-ngi-sao-sng-cua-the-he-bo-truong-moi/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét