Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




KHI THỐNG ĐỐC THỀ THỐT

Đào Tuấn
31-7-2012

Những phát biểu của Thống đốc bắt đầu bằng hai chữ “Có thể” thì thực tế cho thấy, cũng có nghĩa là “Không thể”.

Báo Nhân Dân trong chuyên mục “Cùng suy ngẫm” hôm qua có bài “Minh bạch để củng cố niềm tin”. Theo đó, tình trạng ngân hàng “ế” vốn, còn DN thì “khát” vốn được giải thích là do “Sự thiếu tin tưởng lẫn nhau giữa ngân hàng và DN”. Cơ quan ngôn luận của Đảng cầm quyền cũng lý luận: Niềm tin trong quan hệ tín dụng không chỉ dựa trên lời nói…

Dường như càng ngày, càng có thêm nhiều đòi hỏi về vấn đề niềm tin. Và càng đòi hỏi về niềm tin, có nghĩa đang là lúc người ta ít tin nhau nhất.

Nhớ lại trong buổi đối thoại giữa Ngân hàng Nhà nước và doanh nghiệp tuần trước, khi các DN than vãn về những thiệt hại lớn liên quan đến tỷ giá, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã “nói rất to”: “Tại sao không nghe Thống đốc? Tôi lấy sinh mạng chính trị của mình để nói, thế sao không tin? Hãy tin và nghe Thống đốc, làm theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Bao giờ cũng nói trước khi làm, làm đúng như nói…”.

Đối với một chính khách, “sinh mạng chính trị” nhiều khi còn được xem trọng hơn “sinh mạng sinh học” bản thân. Khi Thống đốc đã viện “sinh mạng chính trị” ra để thề thốt, thì có nghĩa ông đang rất quyết tâm thực hiện những gì mình nói. Nhưng thông thường, khi người ta mang những điều quý báu nhất ra để làm đối trọng cam kết thì cũng là lúc người ta đang bất lực nhất trong việc chứng minh lời nói.

Có nhiều thứ để tin Thống đốc “làm đúng như nói”. Chẳng hạn ông dùng mệnh lệnh hành chính một cách triệt để để điều hành lãi suất. Nhưng có làm được không lại là chuyện hoàn toàn khác.

Không nói đâu xa, Thống đốc từng cam kết sẽ giảm lãi của những khoản vay cũ dưới 15%. Và trong chính cái buổi ông thề thốt bằng “sinh mạng chính trị”, đã xảy ra một màn hài kịch khi Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thép Bắc Việt, đồng thời là Phó Chủ tịch Hiệp hội DN trẻ Hà Nội nói thẳng băng, rằng đến thời điểm này, gần 650 DN thuộc hiệp hội “chưa nhận được thông báo về giảm lãi suất từ phía ngân hàng”. Ông Trần Anh Vương hỏi thẳng Thống đốc về “tính pháp quy của yêu cầu giảm lãi suất” và việc “Các ngân hàng có bắt buộc phải thực hiện hay không?”.

Thống đốc Bình đã trả lời, có lẽ là “rất khẽ”, và cũng rất yếu ớt, đại ý: Hạ trần lãi suất với khoản vay cũ xuống 15%/năm chỉ là đề nghị của NHNN với các ngân hàng thể hiện tinh thần trách nhiệm cũng như chia sẻ với DN. “Nếu để nói bắt buộc ngân hàng phải hạ lãi suất xuống dưới 15%/năm theo quy định nào của pháp luật thì không có. Tuy nhiên thông qua đề nghị của NHNN hầu hết các ngân hàng đều đã cam kết cố gắng hạ lãi suất”. Câu trả lời của Thống đốc có lẽ đã quá rõ: Yêu cầu giảm lãi suất là không có căn cứ pháp luật. Không căn cứ pháp luật có nghĩa là không có tính ràng buộc, không chế tài. Và có nghĩa đối với một “đề nghị”, người ta có quyền từ chối. DN được hạ thì tốt, không được hạ cũng phải chịu vậy. Thông cảm đi.

Ấy thế mà hôm qua, Thống đốc tiếp tục phát biểu, rằng “Lãi suất có thể xuống dưới 8% vào cuối năm”. Nhưng điều mà các DN quan tâm giờ đây không ở chỉ số %, bởi ngay cả khi những cam kết về lãi suất 15% họ còn không vay nổi, huống chi một mức “bánh vẽ” còn thấp hơn thế. Và bởi những phát biểu của Thống đốc bắt đầu bằng hai chữ “Có thể” thì thực tế cho thấy, cũng có nghĩa là “Không thể”.

Cũng ngày hôm qua, báo chí đưa tin “Nhiều DN xù nợ tiền cơm trưa văn phòng”. Đòi DN phải tin, trong tình trạng họ thiếu từng đồng xu, trơ mặt xù nợ tiền cơm, phạm trù thuộc về năng lượng để tồn tại cho sinh mạng sinh học- trong bối cảnh ngân hàng “ế vốn”, có lẽ là hơi khó.

Chỉ khi niềm tin giữa ngân hàng và DN quay trở lại thì mới góp phần giúp dòng vốn tín dụng từ ngân hàng tới DN được khơi thông”- tờ báo Đảng kết luận. Nhưng đến bao giờ thì niềm tin quay trở lại? Có trời mới biết, thưa Thống đốc!

http://daotuanddk.wordpress.com/2012/07/31/khi-thong-doc-the-thot/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét