10-8-2012
Địch là gì? – Là 2 lực lượng (hai bên) kình chống nhau chưa phân thắng bại, bên này được gọi bên kia là địch.
Ở lĩnh vực thể thao: 2 võ sĩ, 2 đội bóng chẳng hạn, lên võ
đài hay ra sân cỏ, bên này được gọi bên kia là địch? Mục đích việc tranh giành
nầy chỉ nhứt thời được nổi danh và được trọng thưởng? Giám sát đúng sai, thắng
thua bởi trọng tài.
Ở lĩnh vực kinh tế đơn thuần, nếu là kinh tế thị trường, lấy cạnh tranh làm động lực, sản xuất hay kinh doanh mua bán cùng mặt hàng, tuy không nói ra, nhưng họ ngầm xem nhau là địch thủ? Mục đích ở lĩnh vực kinh tế nầy chẳng qua để tư lợi mà thôi? Giám sát đúng sai bỡi trọng tài kinh tế theo luật cạnh tranh.
Ở lĩnh vực kinh tế đơn thuần, nếu là kinh tế thị trường, lấy cạnh tranh làm động lực, sản xuất hay kinh doanh mua bán cùng mặt hàng, tuy không nói ra, nhưng họ ngầm xem nhau là địch thủ? Mục đích ở lĩnh vực kinh tế nầy chẳng qua để tư lợi mà thôi? Giám sát đúng sai bỡi trọng tài kinh tế theo luật cạnh tranh.
Địch ở lĩnh vực Chính trị xã hội rộng và phức
tạp hơn, bởi vì nó bao hàm mọi mặt trong đời sống xã hội, sự va chạm qua lại tất
yếu sẽ nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Những mâu thuẫn ấy nếu không dùng đạo lý và
pháp lý giải quyết trong khuôn khổ nội bộ thì sớm muộn gì cũng trở thành thù địch.
Mục đích ở lĩnh vực chính trị xã hội này là giành và giữ quyền lợi sống còn, diễn
ra gay gắt. Giám sát ở lĩnh vực Chính trị xã hội này phải là Nhà nước Pháp quyền.
Muốn có được Nhà nước Pháp quyền thật sự chỉ phải tổ chức xã hội Công dân (Dân
chủ) mới đảm bảo công bằng trong cuộc sống và ổn định xã hội.
Nhà nước Pháp quyền thật sự phải dựa trên 3 yếu tố quan trọng:
1/ Của dân, vì dân, do dân:
- Của dân: Do dân đề cử, ứng cử và bầu cử (từ nhân dân
mà ra) .
- Vì dân: Lấy lợi ích nhân dân làm phương châm hành động.
Phải biết xấu hổ (từ chức) khi phạm phải sai lầm hay không làm tròn chức trách
(trở về với nhân dân).
- Do dân: Việc còn mất của mình do nhân dân quyết định
(dân có quyền bãi miễn) nếu thấy không còn xứng đáng.
2/ Hiến pháp và các bộ luật quan trọng phải đưa ra
dân phúc quyết (trưng cầu dân ý) . Nhà nước dựa theo Hiến pháp và Luật mà làm,
mà hành xử.
3/ Phải Tam quyền phân lập: Lập pháp, Hành pháp,Tư
pháp phải hoạt động theo cơ chế độc lập, theo chức trách của mình, giám sát lẫn
nhau với tinh thần thượng tôn Pháp Luật.
Ở VN ta hiện nay vẫn là Nhà nước Đảng quyền, mọi việc của Đảng,
vì Đãng, do Đảng. Đảng đẻ ra tất cả, Đảng đứng trên tất cả. Pháp luật do Đảng đẻ
ra để làm phương tiện cai trị dân. Có lẽ vì vậy mà Đảng dường như đứng ngoài
vòng pháp luật .
Vì độc đoán, chuyên quyền, sống ngoài vòng pháp luật nên Đảng
phạm quá nhiều sai lầm như:
– Độc quyền yêu nước: cấm đoán và bảo “Nhân dân đừng có
lo, mọi việc để Đảng và Nhà nước lo”. Giành lo, lo theo kiểu ngoại giao Du
kích, không minh bạch, theo lối ăn xin… để đất nước bị ngoại bang xâm hại, làm
mất thể diện quốc gia, dân tộc.
– Ỷ quyền cậy thế xâm phạm lợi ích tinh thần và vật chất của
công dân, nhất là quyền dân chủ và dân sinh.
– Kéo bè kéo cánh hối lộ, tham nhũng, sa đọa… vô độ.
Quản lý xã hội không theo “Pháp trị”như đã nói, mà theo “Đức trị”. Khi những người quản lý thất đức, làm nhiều việc xằng bậy gây khốn khổ cho nhiều người, tạo sự bất bình ngày một lan rộng không chỉ trong dân chúng mà cả trong một bộ phận không ít đảng viên.
Vì sự tồn vong của đất nước, vì bức xúc đối với bản thân và
cuộc sống, người ta ứng lên đòi hỏi, đấu tranh bằng nhiều kiểu cách, kể cả việc
tuột quần tuột áo, tự thiêu. Lãnh đạo không thấy trách nhiệm và sai trái của
mình, không bình tâm suy xét, hô hoán lên “Do thế lực thù địch xúi giục” rồi
“xua quân càn quét” gây chết chóc đau thương, tù đày biết bao người chân chính,
hiền lương vô tội; đẩy họ vào thế buộc phải đối đầu. Biểu tình, đình công xảy
ra thường xuyên ở khắp nơi; vụ Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản, Thủ Thiêm, Cái
Răng… hay vụ tự thiêu ở Bạc Liêu gần đây là những bằng chứng.
Hãy bình tĩnh xét xem, người dân “nổi nóng” bắt nguồn từ đâu
nếu không phải từ những người cầm quyền làm quá nhiều việc sai trái?! Bộ họ
điên hết rồi sao mà nghe theo “thế lực thù địch” bâng quơ nào đó mà phá bỏ
không thương tiếc chính quyền do chính mình dựng nên bằng “núi xương sông
máu”?! Nếu chữ “Cách mạng” còn giữ nghĩa nguyên thủy của nó là “thay cũ đổi mới,
cái mới tiến bộ hơn cái cũ” thì những người đang đấu tranh bất bạo động với
các cấp chính quyền là họ muốn làm cuộc cách mạng nhung, nhằm xóa bỏ áp bức bất
công đã và đang lan tràn, làm phương hại cho đất nước và người dân lương thiện.
Nếu lãnh đạo từ chối, cho đó là hành động gây rối, là “Diễn biến hòa bình” gì
đó thì chẳng lẽ lãnh đạo muốn diễn biến “lựu đạn”?
Nếu Đảng CS VN xem bất cứ cá nhân hay tập thể nào không nghe
theo mình, làm trái ý mình… đều là địch thì cũng đúng với định nghĩa thông thường
như đã nói trên. Có điều, nếu Đảng CSVN cố tình phân biệt đối xử như thế, thì
vì sự tồn vong của đất nước, của dân tộc, của bản thân, không còn cách nào
khác, những người mà Đảng cho là bất hảo ấy phải đau lòng chấp nhận đối đầu với
Đảng. Vậy là giới cầm quyền Đảng CSVN đang có quá nhiều kẻ thù, không chỉ trong
nhân dân mà có không ít người ở ngay trong hàng ngũ Đảng?
Năm 1976, với danh xưng “Đảng CSVN”, Đảng biến quân đội và
công an thành công cụ bảo vệ chuyên chính vô sản. Cũng từ ấy, quân đội và công
an xa dần dân, đôi khi vì Đảng xung khắc với dân. Nhưng đừng quên: quân đội,
công an từ nhân dân mà ra, họ sống nhờ tiền nhân dân đóng góp, nhất thời họ ngộ
nhận sao đó, khi họ nhận ra mình là ai, sao có tên “Nhân dân”; khi thấy đâu là
lẽ phải đường ngay… thì việc gì sẽ đến với bộ phận đảng viên đang cầm quyền cố
sống chết bảo vệ lợi ích phe nhóm?
Vì tham vọng bá quyền, nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa đang
bị thế giới cô lập, chẳng lẽ Đảng CSVN vì lợi quyền mà đối lập với cộng đồng
dân tộc?
“Không Dân Đảng tính làm sao, không Đảng Dân biết ngả nào mà
đi”, câu nói này ngày nay người ta đã ngộ ra nó chỉ đúng ở vế đầu – lịch sử đã
chứng minh điều đó? Nếu nói Đảng và Dân như cá với nước, phải vì nhau cùng tồn
tồn tại; thử tách ra xem, nước vẫn là nước còn cá thì chết khô? Giới hay người
cầm quyền chỉ là phạm trù lịch sử, còn dân mới là phạm trù vĩnh viễn?
Nói thế nghe phớt qua dường như Dân “xây lưng”(phản bội) Đảng
CSVN , nhưng thực tế ngược lại hoàn toàn. Bất kỳ ai, “xây lưng” lại với nhân
dân là hành động tự sát.
8/8/2012
Mỹ Tho, Tiền Giang
http://boxitvn.blogspot.com/2012/08/ich.html#more
http://boxitvn.blogspot.com/2012/08/ich.html#more
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét