Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH PHONG TRÀO KHÔNG LIÊN KẾT KHAI MẠC TẠI TEHERAN

Đức Tâm
30-8-2012

Phái đoàn các nước không liên kết tại cung hội nghị Teheran (AFP)
Phái đoàn các nước không liên kết tại
cung hội nghị Teheran (AFP)
Theo nhận định của chuyên gia phân tích địa chính trị Pháp Yves Lacoste, nếu theo tinh thần nguyên thủy của phong trào là không liên kết, chống lại sự bá quyền của các siêu cường, thì có lẽ giờ đây, mục tiêu đấu tranh của Phong trào Không Liên kết sẽ phải là Trung Quốc, bởi vì trong tương lai, Trung Quốc sẽ là một siêu cường và Bắc Kinh không ngừng mở rộng ảnh hưởng tại châu Á, đặc biệt ở Biển Đông, thậm chí tới tận cực nam của vùng biển này.

Hôm nay, 30/08/2012, 120 phái đoàn các nước thành viên Phong trào Không Liên kết đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 16, tại Teheran. Tuy nhiên, chỉ có 29 nguyên thủ hoặc thủ tướng chính phủ hiện diện tại Hội nghị này, đa số chỉ cử cấp bộ trưởng.

Vào lúc chính quyền Iran đang phải đối mặt với sức ép và lệnh cấm vận của phương Tây do hồ sơ nguyên tử, Hội nghị Thượng đỉnh Phong trào Không Liên kết là dịp để Teheran chứng minh với quốc tế là họ không bị cô lập và vẫn có được sự ủng hộ của nhiều quốc gia.

Phát biểu trong lễ khai mạc, lãnh đạo tối cao Cộng hòa Hồi giáo Iran, giáo chủ Ali Khamenei tái khẳng định là nước này không bao giờ tìm cách chế tạo vũ khí nguyên tử và cũng « sẽ không bao giờ từ bỏ quyền của nhân dân Iran được sử dụng năng lượng hạt nhân vào các mục đích hòa bình».

Ý tưởng thành lập Phong trào Không Liên kết được hình thành trong Hội nghị Bandung, Indonesia, năm 1955, tập hợp đa số các quốc gia vừa mới độc lập, thoát ra khỏi ách thống trị thực dân, ở châu Á và châu Phi. Ý tưởng của phong trào là đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Các nước này, được gọi là thế giới thứ ba cần phải giữ khoảng cách với các nước thuộc hai phe đối đầu trong chiến tranh lạnh là Mỹ và Liên Xô.

Tuy nhiên, ngay từ thời đó, ý tưởng này đã tỏ ra thiếu hiện thực, nhiều nước thành viên Phong trào Không Liên kết đã có những quan hệ gần gũi với phe này hoặc phe kia.

Trong một thời gian dài, kể từ khi Liên Xô tan rã, chiến tranh lạnh Đông-Tây kết thúc, phong trào dường như đã mất đi lý do để tồn tại. Thế nhưng, giờ đây, một số nguyên tắc cơ bản của Phong trào Không Liên kết lại mang tính thời sự, như vị trí của các nước thế giới thứ ba trên sân khấu chính trị quốc tế, đấu tranh đòi thiết lập một trật tự kinh tế thế giới mới … Điều này được thể hiện qua vai trò ngày càng lớn của nhóm G20.

Theo nhận định của chuyên gia phân tích địa chính trị Pháp Yves Lacoste, nếu theo tinh thần nguyên thủy của phong trào là không liên kết, chống lại sự bá quyền của các siêu cường, thì có lẽ giờ đây, mục tiêu đấu tranh của Phong trào Không Liên kết sẽ phải là Trung Quốc, bởi vì trong tương lai, Trung Quốc sẽ là một siêu cường và Bắc Kinh không ngừng mở rộng ảnh hưởng tại châu Á, đặc biệt ở Biển Đông, thậm chí tới tận cực nam của vùng biển này.

http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20120830-hoi-nghi-thuong-dinh-phng-trao-khong-lien-ket-khai-mac-tai-teheran

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét