Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




HÀ TĨNH: TIẾNG KÊU VÔ VỌNG CỦA MỘT GÓA PHỤ BỊ CƯỚP ĐẤT

Anthony Thiên Ân
(TNCG)
19-8-2012

Cũng như một số các địa phương khác trên cả nước, việc chính quyền lợi dụng quyền hành và sự thiếu hiểu biết của người dân để làm những việc mờ ám, trái đạo lí và trái với luật pháp đang diễn ra khắp nơi, từ nông thôn cho đến thành thị. Nhất là việc chính quyền cấu kết với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư để chiếm cướp đất của dân với mục đích trục lợi, bán để ăn chênh lệch.

Nhiều nơi chính quyền đã dồn dân đến bước đường cùng, thậm chí còn tìm cách bỏ tù họ. Trường hợp mẹ con bà Liên và một số hộ dân thuộc khối 9 thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh cũng là một trong những nạn nhân như thế.



Đơn xin cấp đất và giấy nhận tiền đền bù của gia đình
bà Liên do UBND thị trấn Nghèn cấp


Thời gian gần đây, người dân thuộc thị trấn Nghèn và huyện Can Lộc đang bàn tán xôn xao về dự án “khu du lịch sinh thái” và việc đền bù giải tỏa khuất tất của chính quyền. Chúng tôi cũng đã có mặt nơi đây để tìm hiểu sự việc sau khi chính quyền huyện Can Lộc và Thị trấn Nghèn đã huy động công an đến phá sập ngôi nhà của bà Trần Thị Liên làm cho vợ chồng con trai vào chiều 13 tháng 8 năm 2012. 

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, vợ chồng ông Trần Kính và bà Trần Thị Liên xây dựng gia đình từ năm 1979, được cha mẹ đẻ làm cho một ngôi nhà ở riêng trên vùng đất gần lò gạch HTX Đại Hưng. Đến năm 1991 được ông chủ nhiệm HTX Tân Vịnh, xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc – Hà Tĩnh chia cho một vùng đất hoang hoá để cải tạo sản xuất và làm nhà ở. Với diện tích được cấp là, chiều dài 73 và chiều rộng 34m (có giấy tờ kèm theo). Và kể từ đó, gia đình bà sinh sống và làm ăn tại mảnh đất này mà không có bất kì một sự tranh chấp hay vi phạm điều gì. 

Suốt mười mấy năm qua, vợ chồng đã cùng con cái đã không quản ngại khó khăn, vất vả, bỏ ra biết bao công sức dùng thuyền để chở đất từ khắp nơi về đắp bờ ngăn mặn, chống ngập úng cũng như đem hết các đồng tiền dành dụm được thuê xe ngựa chở đất đi theo đường bộ để về lấp sình lầy, hố bom…lấp cả những hố sâu trước đây Hợp tác xã đã lấy đất để nung gạch. Phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc, gia đình bà mới san lấp được một bờ đất dài hơn 60m, rộng chừng 35m, chiều cao tới 1,2m, lối đi lại có độ rộng hơn 2m, chiều sâu tới 1,5m, tạo thành mặt bằng để thâm canh trồng lúa, trồng khoai. 

Nhưng do vùng đất này bị nước mặn xâm nhập, không phù hợp với việc trồng lúa nên gia đình bà lại phải chuyển sang nuôi cá. Đến năm 2001, gia đình làm thêm một ngôi nhà trên bờ ao để vừa để ở vừa để bảo vệ tài sản. Nhưng cuộc sống nghèo khổ, lam lũ vẫn mãi đeo bám họ. Và để có thể nuôi sống gia đình, nên chồng bà Liên (ông Trần Kính) đã phải lao động cật lực, dẫn đến suy sụp sức khỏe, lâm trọng bệnh và qua đời năm 2002, để lại cho bà 5 đứa con đang độ tuổi ăn học. Tất cả mọi chi tiêu sinh sống chỉ trông chờ vào 2 sào ruộng. Nhưng sự vất vả lam lũ chưa dừng lại ở đó. Khi mới được tách ra từ xã Thiên Lộc để nhập vào công dân Thị trấn Nghèn, niềm vui chưa thấy nhưng ngay lập tức đã bị chính quyền thu hồi mất một sào ruộng (500m2 ) để đem bán cho nhà máy thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc vào năm 2003. Với giá đền bù là 900.000 đồng/500m2.



Khó khăn lại chồng chất khó khăn. Năm 2008, chính quyền thị trấn Nghèn tiếp tục lấy hơn 2.282m2 ao hồ nuôi cá của gia đình bà mà không có bất cứ giấy tờ, quyết định nào. 


Tháng 6/1993, vùng đất này thuộc xã Thiên Lộc được sát nhập vào thị trấn Nghèn. Để được cấp trên phê duyệt, UBND thị trấn Nghèn đã cố tình lập lờ số liệu, báo cáo sai sự thật lên cấp trên về vùng đất này có tới 132.535m2 chưa sử dụng. Căn cứ vào số liệu báo cáo này, ngày 24/12/2008, UBND huyện Can Lộc đã ra QĐ số 3722, thông báo về việc thu hồi đất để bồi thường giải phóng mặt bằng tái định cư tạo điều kiện cho “Dự án khu du lịch sinh thái Bắc Nghèn” khởi công xây dựng.

Ngày 04/8/2010, ông Trần Minh Kỳ, phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục ký QĐ số 2236 giao 39.812.5m2 đất cho Cty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Bình Mỹ –Sài Gòn xây dựng khu du lịch sinh thái với thời hạn là 48 năm. Như vậy với số diện tích 143.235m2 đất đã bị thu hồi, UBND thị trấn Nghèn mới chỉ bàn giao cho Cty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Bình Mỹ- Sài Gòn là 39.812m2 có thu tiền, sô còn lại là 103.423m2 chưa được chính quyền thị trấn Nghèn đề cập tới. 

Điều tệ hại hơn, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của những người dân hiền lành, thật thà, các ông quan xã này (lúc đó trực tiếp là ông Sơn, nay ông Sơn đang là chủ tịch thị trấn Nghèn) đã bắt bắt bà Liên ký vào một bản giấy khống (kí phía dưới tờ giấy trắng) để lấy 32 triệu đồng, sau đó còn hăm doạ : “lo mà làm cho tốt, nếu không hôm sau lên xin giấy tờ gì ở xã, chính quyền sẽ không đóng dấu cho đâu”. Như thế, với cái gọi là đền bù, chính quyền đã trả chi trả cho gia đình bà với mức giá 14.022 đồng /1m2. Bao gồm: công sức, tiền bạc, mồ hôi nước mắt, hoa màu, công bốc mồ mả, thậm chí cả mạng sống mà vợ chồng, con cái gia đình bà đã phải bỏ ra trong 17 năm qua. 

Vì thấy quá bất công, bà đã tìm đến các cơ quan của chính quyền như UBND huyện Can Lộc; UBND tỉnh Hà Tĩnh; Bộ Công an (có giấy hứa hẹn làm việc kèm theo) để kêu cứu trong suốt 3 năm qua nhưng vẫn chưa có một cơ quan nào đứng ra trả lời thỏa đáng cho bà về những oan ức này. Mãi đến ngày 23/12/2011, ông chủ tịch huyện Can Lộc Bùi Huy Tam, mới chịu ký QĐ số 2067 “về việc trả lời khiếu nại, tố cáo của bà và cho rằng: Giấy cấp đất của HTX Tân Vịnh ngày 10/4/1991 không có giá trị pháp lý… 


Giấy hẹn giải quyết của ông đại tá Nguyễn Ngọc Thế, cục trưởng cục an ninh nông nghiệp, nông thôn Bộ công an. Nhưng mãi đến nay vẫn bặt vô âm tín 


Được biết, không chỉ mỗi gia đình bà Liên mà còn hơn 22 hộ dân khác cũng đang rơi vào tình cảnh tương tự. Qua những việc làm khuất tất của chính quyền thị trấn Nghèn cũng như chính quyền huyện Can Lộc, các hộ dân này đang tìm cách kêu cứu và tố cáo đến các cấp cao hơn và mong nhận được sự công bằng từ pháp luật cũng như đạo lí. 


Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp các diễn biến liên quan đến sự việc này.


Bà Liên và ngôi nhà dựng nhà cho con trai.
Bà Liên và ngôi nhà dựng cho vợ chồng người con trai

Chính quyền huyện Can Lộc và thị trấn Nghèn đã huy động
công an đến đập phá ngôi nhà của bà chiều 13/8/2012

http://thanhnienconggiao.blogspot.sk/2012/08/ha-tinh-tieng-keu-vo-vong-cua-mot-goa.html


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét