Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




CHIẾN TRANH VIỆT NAM CỦA TRUNG QUỐC: CÁC ĐÒI HỎI CHIẾN LƯỢC CŨ VÀ MỚI

Ngô Bắc dịch
02/07/2012

Lời người dịch: Chiến dịch 1979, ít nhất đối với Quân Đội Giải Phóng của Nhân Dân Trung Quốc, là một sự thất bại. Trung Quốc đã phóng ra cuộc tấn công của nó trong một nỗ lực để buộc Việt Nam phải rút lui khỏi Căm Bốt. Trung Quốc đã rút lui khỏi Việt Nam hôm 16 Tháng Ba, 1979, nhưng Việt Nam đã không rời Căm Bốt mãi cho đến năm 1989.” ….

“Cuộc chiến tranh theo học thuyết họ Mao chưa dứt, nhưng phía Trung Quốc đã học được một bài học quan trọng.”


Trên đây là phần kết luận chắc nịch của Edward C. ODow’d, một tác giả hàng đầu về Chiến Tranh Biên Giới Trung Quốc – Việt Nam Năm 1979, chủ đề của loạt bài nghiên cứu dưới đây về biến cố quan trọng diễn ra 33 năm trước. Đối chiếu với bài học lịch sử lâu dài của đất nước, rõ ràng vấn đề sinh tử của dân tộc Việt Nam hiện nay là phải tìm mọi cách đê duy trì được sự độc lập và vẹn toàn lãnh thố, đồng thời thoát ra khỏi sự lệ thuộc ngoại giao và quân sự đáng tủi hổ đối với Trung Quốc.


***

‘Hành động giáo trừng’ của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc (CHNDTQ) chống lại Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) giữa 17 Tháng Hai và 16 Tháng Ba [1979] làm thế giới khá bất ngờ.  

Đúng thật rằng chủ nghĩa duy vật biện chứng sẽ dẫn dắt chúng ta đến việc trông chờ rằng cuộc chiến thắng của Cộng Sản 1975 tại Sàigòn, kết liễu ‘sự mâu thuẫn’ Chiến Tranh Lạnh, sẽ làm nảy sinh ra một ‘mâu thuẫn’ mới trong khuôn khổ liên minh chiến thắng – rằng các kẻ trộm sẽ cãi nhau trên các chiến lợi phẩm –, song việc lý luận duy vật biện chứng như thế lại sẽ chỉ tiên đoán đúng sự việc là nhờ may mắn hơn là do sự phán đoán.  

Mặc dù cuộc tấn công của Trung Quốc vào Việt Nam xảy ra như đỉnh điểm của việc đụng độ nhỏ tại biên cương kéo dài, đã được leo thang từ sự trục xuất của Hà Nội một số lượng đông đảo đến cả 1 triệu rưỡi các cư dân gốc Hoa, xuyên qua một giai đoạn của sự tranh chấp ngoại giao và sự triệu hồi ra khỏi Việt Nam tất cả các cố vấn kỹ thuật Trung Quốc, hành động sai lạc trực tiếp nhất cho cuộc tấn công xem ra có nghĩa để trừng trị đã là cuộc chinh phục của Việt Nam vào Căm Bốt Cộng Sản và sự thiết lập tại Nam Vang, hôm 7 Tháng Một, các đàn em của chính họ thay cho Pol Pot, vốn là đàn em của Trung Quốc.  Hơn nữa, vào lúc sắp sửa xâm lăng Căm Bốt, Việt Nam đã ký kết một Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác với Liên Bang Sô Viết (còn hoàn toàn ‘quá sớm’ [chữ in nghiêng là của tác giả] để giải thích như một liên minh quân sự) 1 và cũng đã gia nhập vào khối COMECON – hai hành vi của việc đứng vào hàng ngũ chống Trung Quốc trong sự phân hóa cộng sản quốc tế công khai, hai bên giao chiến đã tố cáo bên kia về ‘sự bành trướng và chủ nghĩa bá quyền’ như một tội lỗi trong bản chất, nhưng các nguyên do thực của sự tranh chấp của họ nằm sâu hơn những gì mà sự tuyên truyền bộc lộ.

Một tiểu Liên Bang Sô Viết (LBSV) tại Đông Nam Á?

       Tôi đã vạch ra trước dây rằng một chế độ độc tài cai trị trên một Việt Nam thông nhất thường bị thúc ép bởi một mệnh lệnh chiến lược để áp đặt sự kiểm soát của Việt Nam trên chính sách quốc phòng và ngoại giao của Lào và cũng như của Căm Bốt (2). 

Mặc dù Pol Pot trong năm qua đã nhận được từ Chính Quyền Hà Nội một sự từ bỏ chính thức chương trình từ lâu của đảng Cộng Sản Đông Dương cũ về một Liên Bang Đông Dương sau rốt sẽ thay thế cho Liên Hiệp Đông Dương do Pháp quản trị dưới thời thuộc địa, sự hứa hẹn của Việt Nam được đưa ra với các điều kiện dễ dàng để trốn chạy: điều được đề nghị là quan hệ giữa nhà nước với nhà nước, chứ không phải giữa đảng và đảng, và ‘mối quan hệ đặc biệt về tình hữu nghị và liên đới’ mơ hồ được cung cấp như một công thức cho tương lai của khu vực, như một phần của lời hứa hẹn, về mặt lý luận thì đã thân mật hơn ‘tình hữu nghị và hợp tác’ đơn giản với nước Nga xa xôi và không thể được nói là khác biệt về mặt hiệu ứng thực tế với những gì đã được từ bỏ.  

Ba hiệp ước (liên quan đến biên cương, hợp tác kinh tế, và hỗn hợp phòng thủ) trong đó tình hữu nghị và sự liên đới đặc biệt giữa Việt Nam và Cộng Hòa Nhân Dân Dân Chủ Lào đã được long trọng mừng đón trên đài phát thanh trong Tháng Tám 1977 vẫn chưa được công bố, hay các hiệp ước khác có tính chất chiếu lệ hơn nhiều được ký kết hôm 18 Tháng Hai 1979 (hay chỉ được loan báo bởi đài phát thanh Hà Nội) giữa Việt Nam và chế độ mới tại Căm Bốt – chế độ Căm Bốt mới này hiển nhiên tuân hành các điều khoản đầu hàng mà Pol Pot giờ đây bị đánh bại không hề đếm xỉa đến.  Tuy nhiên, có một dấu hiệu trực tiếp về chất chất trong các bản hiệp ước mà, không lâu sau các hiệp ước với Việt Nam, các thẩm quyền mới ở Căm Bốt đã ký kết trực tiếp với Lào (hôm 22 Tháng Ba), như một bộ phận của một chiến dịch tuyên truyền sâu rộng được thực hiện – được nghĩ nhằm trợ lực trong việc giải trừ tác động của cuộc xâm nhập của Trung Quốc vào Việt Nam – trên Đài Phát Thanh Vạn Tượng (Lào) và Đài Phát Thanh Tiếng Nối của Nhân Dân Căm Bốt (Việt Nam).

       Các Điều 1 và 2 của bản thỏa ước Lào-Căm Bốt dự liêu ‘sự hợp tác kỹ thuật và khoa học phù hợp với ước vọng và các thủ tục pháp lý của mỗi nước … trên nguyên tắc trợ giúp hỗ tương không hạn chế … trong mọi lãnh vực – kỹ nghệ, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, mậu dịch, truyền thông, bưu chính, thông tin, văn hóa, giáo dục, mỹ thuật, phát thanh, truyền hình, phim ảnh, thể thao, y tế công cộng, khoa học, kỹ thuật, và các lãnh vực khác’(3). 

Nói cách khác, hai quốc gia, mỗi nước bị ràng buộc với Việt Nam, bởi các hiệp ước liên đới ‘có cùng nội dung’ như bản thỏa ước này, 4 đang đồng phối hợp chính sách trong mọi khía cạnh của sự hiện đại hóa vốn thuộc phạm vi thẩm quyền, trong thời thuộc địa, không phải của các vị vua bản xứ ‘được bảo hộ’ mà thuộc quyền tối thượng của Liên Hiệp Đông Dương, và được hoạch định bởi nước Pháp để trở thành thẩm quyền của các định chế trung ương đã dự kiến – cho dù đang có trận đánh Điện Biên Phủ, và sự can thiệp của Hội Nghị Geneva đầu tiên  —  cho các Quốc Gia Độc Lập Lien Kết của Đông Dương; ngoài việc là thẩm quyền độc nhất trên lãnh thổ Việt Nam, các nhà lãnh đạo Hà Nội Sẽ đóng, tại Căm Bốt và Lào, vai trò mà các nhà hành chính Pháp đã sắm ở đó trước đây và vai trò mà người Nga đóng ngày nay tại ‘các cộng hòa tự trị’ hợp thành LBSV.  

Dĩ nhiên, không có sự đề cập gì về Đảng trong tài liệu này, nhưng cũng chẳng hề có hệ cấp  gì cả tại Lào hay Căm Bốt, và các cán bộ là các kẻ được bổ nhiệm của Hà Nội.  Hơn thế, ông Hoàng Souphanouvong, đại diện về phía Lào và trong khi chuẩn bị cho sự ký kết thỏa ước Phnom Penh, đã được ủy nhiệm để nói với phía Căm Bốt rằng sự xây dựng kinh tế trong nước ông đã được hoạch định với một quan điểm hướng đến ‘vai trò quân sự cấp miền của chúng ta’, ám chỉ rằng nguyên tắc đó cũng sẽ chi phối bản hiệp ước hiện đang được thảo lập. 5Bởi vì, sau tất cả cuộc tàn sát, Căm Bốt được tường thuật một cách rất đáng tin, đã thanh toán một tổng số 131 [sic trong nguyên bản] người có trình độ trung học, phía Việt Nam phải quản trị Căm Bốt – tới mức mà nó đã được quản trị — ngoại trừ việc Lào đang quản lý các khu vực bộ tộc cách xa Phnom Penh. 6 Chắc chắn tham vọng đã góp phần vào sự đô hộ của Việt Nam trên Lào và Căm Bốt, nhưng họ có lý do để quan ngại hơn khi cứu xét đến việc phòng thủ khi đó, nếu không phải cho lãnh địa của họ,  cho chế độ của họ.

Các Tiền Lệ Lịch Sử

       Về phía mình, Trung Quốc đối diện với một yêu cầu chiến lược đối nghịch nhằm phá hỏng mục đích của Việt Nam – một điều đã ảnh hưởng đến các quan hệ giữa hai nước trong hàng trăm năm và đã được nâng cao bởi sự kết thúc Cuộc Chiến Tranh Lạnh và sự loại trừ quyền lực Tây Phương ra khỏi vùng.  Trong các thời xa xưa, Việt Nam từng chập có tạo ra một sự đe dọa an ninh đối với Trung Quốc, hoặc theo sáng kiến của chính các ông vua Việt Nam hay theo sáng kiến của các quyền lực khác tạm thời chiếm cứ Việt Nam.  

Nguyên thủy là một phần của Trung Quốc, Việt Nam có được sự tách biệt của nó là nhờ sự tan rã của Đế Quốc nhà Đường vào khoảng 900 Sau Công Nguyên và sự không quan tâm đến Bắc Kỳ (Tonkin) của Triều Đại nhà Tống kế nhiệm (7). Từ đó trở đi, trong khi tự họ lệ thuộc vào Trung Hoa trong hệ thống triều cống dành cho các nước phụ thuộc, các nhà cai trị Việt Nam đã thi hành các quan hệ với các láng giềng nhỏ hơn của họ trên lý thuyết (không được tán thành bởi Trung Hoa) rằng họ là ‘triều đình phương nam’ của một nền văn minh trong đó nhà Tống (hay nhà Nguyên, nhà Minh, hay nhà Thanh) là ‘triều đình phương bắc’, khẳng định theo sáng kiến đơn phương của Việt Nam và xuyên qua một hệ Thống triều cống của riêng họ một quyền chủ tể chung Việt Nam – Trung Hoa trên các nước man rợ hơn.  Trên bất kỳ bình diện nào của hệ cấp phát sinh của các chủ quyền mà nó có thể có, đặc điểm của hệ thống triều cống đáng tìm kiếm nhất bởi các nước triều cống là sự ban cấp các ấn tín tước phong cho ông hoàng lệ thuộc bởi vị chúa tể — nước bá chủ (hegemon) –, không có chúng, các ông hoàng lân cận, và có lẽ cả các thần dân của chính ông hoàng, có thể không chấp nhận thẩm quyền của ông.  

Đã tái diễn nhiều lần, các vị vua Việt Nam đã bị lật đổ bởi quân nổi loạn trong số thần dân của chính họ, từng nhận được sự giúp đỡ quân sự từ triều đình phương bắc để chiến đấu tranh giành ngôi báu, và nhiều lần, đến phiên Việt Nam đi đến sự trợ giúp các ông hoàng Căm Bốt và Lào.  Thông thường sự can thiệp của Trung Hoa là vô hiệu quả, và quân nổi dậy Việt Nam thắng lợi tối hậu đã khiếu kiện, và đã nhận được, sự thừa nhận của Bắc Kinh như một triều đại mới; ngược lại, sự can thiệp của Việt Nam tại Lào và Căm Bốt thường thành công.

       Hơn một lần, các kẻ tiếm ngôi Việt Nam đã ấp ủ các tham vọng mở rộng lãnh thổ của họ làm phương hại đến triều đình phương bắc và gây ra các sự thất trận của các binh sĩ tỉnh Quảng Châu (Canton) được tiểu thuyết hóa trong văn chương lịch sử hiện đại – lần cuối cùng trong thập niên 1790 (8). 

Nhưng các đe dọa nghiêm trọng hơn đối với an ninh của Trung Hoa đã xảy đến, thứ nhất, từ các nước thứ ba sử dụng lãnh thổ Việt Nam (quân Mông Cổ thời trung cổ, người Pháp, người Nhật Bản và, một số người sẽ còn bao gồm cả người Mỹ); thứ nhì, từ nơi trú náu dành cho các nhà cai trị Trung Hoa bị lật đổ (nhà Tống, nhà Minh, Quốc Dân Đảng Trung Hoa (Koumingtang); và thứ ba, từ sự xâm nhập của các ý tưởng khuynh đảo.  

Các kẻ theo Mác-xit/Lê-nin-nít chưa sẵn sàng thú nhận là đã hiểu được điểm cuối cùng này, nhưng sự liên hệ của nó với các cuộc tranh cãi ngày nay được phô bày ra khi phát ngôn viên Việt Nam giải thích cho các ký giả Nam Tư đang thăm viếng rằng bức màn tre đặc biệt khép kin quanh Căm Bốt chính yếu là một bức bình phong an ninh chống lại các ý tưởng thù địch với chế độ của Việt Nam (9);  sự ưu tư chắc chắn được chia sẻ không chỉ bởi chính đảng Cộng Sản Việt Nam mà còn bởi Đảng Cộng Sản Trung Quốc. 

Như một ‘miếng băng vệ sinh’ (cordon sanitaire), Trung Quốc đã cố gắng trong quá khứ tạo dựng các hệ thống tương hợp của chính quyền ngang qua vùng biên cương của nó; sự thoái lui sai lạc bởi phía Việt Nam khỏi các lý tưởng Khổng học được tranh luận như một duyên cớ khi nhà Minh Trung Quốc tái chinh phục Việt Nam một cách ngắn ngủi vào năm 1407.  Nỗi lo sợ sự xâm nhập của các ý tưởng thù địch làm lo ngại các quan lại Trung Hoa trong thế kỷ thứ mười chín cũng nhiều như sự mất mát lãnh thổ vào tay các nước Âu Châu, và, trong sự nghiệp lâu dài của mình, Hồ Chí Minh đã chủ định tái cam đoan với cả Tưởng Giới Thạch và Mao Trạch Đông rằng ông ta hiến mình, trước tiên, cho chủ nghĩa của Tôn Dật Tiên (Sun Yat-senism) và sau đó, cho Chủ Nghĩa Mác-xít / Lêninnít – Tư Tưởng Mao Trạch Đông.

       Các nguy hiểm mà Trung Quốc có thể ước định từ một Việt Nam không chịu lệ thuộc trong quá khứ thì, nói chung, được giới hạn: lãnh thổ Việt Nam thời Trung Cổ, cũng như trong năm 1790 (một cách tạm thời), bị giới hạn vào Bắc Kỳ, vì thế các tài nguyên để gây chiến tranh thì khiêm tốn.  Mối nguy hiểm cho Trung Hoa về sự chinh phục xuyên qua (through) Việt Nam bị hạn chế tương tự khi kẻ xâm lăng tiềm năng sử dụng con đường đó đơn độc, như trong trường hợp nước Pháp; nhưng Trung Hoa đã hoàn toàn bị chiếm cứ trong thế kỷ thứ mười ba bởi một cuộc tấn công hai mũi của các đội quân Mông Cổ xuyên qua Trung Á và Bắc Kỳ [?] cùng một lúc.  

Từ đó trở đi, điều trở thành chính sách tại Trung Hoa là để luôn luôn né tránh sự xung đột đồng thời tại các biên cương tây bắc và tây nam, với bất cứ giá nào, Trung Quốc sẽ chấp nhận sự nhượng bộ mà quân xâm lược ở phương này hay phương kia có thể đòi hỏi.  Thí dụ, sự tái sáp nhập của nhà Minh miền Bắc Kỳ trong năm 1407 đã chấm dứt khi Trung Hoa bị xâm lăng một lần nữa từ Trung Á: Hoàng Đế Yung Lo (Vĩnh Lạc) đã di chuyển kinh đô của ông từ Nam Kinh (Nanking) trở lại Bắc Kinh (Peking) và bỏ rơi các lực lượng của ông ta tại Việt Nam, cùng với các quan lại bản xứ ủng hộ Trung Hoa, cho phe nổi dậy của Lê Lợi – mặc dù lần đó kẻ nổi dậy thỉnh cầu sự tha tội và một ấn tín phong vương nhưng không có kết quả.

Các Thực Tế Hiện Tại

       Các tình huống ngày nay đã làm trầm trọng thêm các đe dọa lịch sử đối với an ninh của Trung Quốc: cuộc tranh chấp Nga-Hoa, và sự xếp hàng trong đó của Đảng Cộng Sản Việt Nam với [Cộng Đảng] Sô Viết và của quốc gia Việt Nam với khối Comecon, khai mở khả tính mới về cuộc tấn công trong cùng một ngày vào hai mặt trận khả dĩ xâm kích của Trung Quốc dưới sự phối hợp chặt chẽ hơn, nếu không phải thực sự dưới một bộ chỉ huy quân sự duy nhất.  

Điều có thể gây thắc mắc là tại sao các sự phát triển này đã không được nhìn thấy, trước khi Bắc Kinh đóng góp các nỗ lực tốt nhất trong Cuộc Chiến Tranh Lạnh chống lại Hoa Kỳ để trợ giúp phe Cộng Sản Việt Nam chinh phục Nam Việt Nam: một số các nhà bình luận khi đó có ước định rằng chính phủ của Mao Trạch Đông sẽ khuyến khích sự xuất hiện của một chế độ cộng sản thứ nhì tại Nam Việt Nam, độc lập với Hà Nội.  

Tuy nhiên, một chính sách như thế sẽ bị nhìn trong các giới Cộng Sản quốc tế là sự phản bội chương trình cách mạng thế giới, vào lúc họ Mao đang ve vãn các đảng Cộng Sản bên ngoài khối Sô Viết cho sự nhìn nhận tư thế tối cao của đảng Cộng Sản Trung Quốc.  Đôi khi họ Mao sắc sảo trong chính sách ngoại giao và quốc phòng, như khi ông ta có vẻ đã ước tính trong năm 1963 rằng Hoa Kỳ, mặc dù đang có quyết tâm cực độ trong cuộc Chiến Tranh Lạnh, sẽ không bị lôi cuốn để xâm lăng Bắc Việt Nam và lật đổ Hồ Chí Minh, nói chi đến việc tấn công Trung Quốc, như thế không có nhu cầu để tìm cách sáp lại gần với đảng Cộng Sản Sô Viết và sự tái lập các sự tiếp tế đạn dược từ LBSV, như một số tướng lĩnh thúc dục ông; nhưng họ Mao xem ra đã không tiên đoán rằng cuộc tranh chấp Nga – Hoa sẽ đưa đến sự ‘mâu thuẫn’ của một cuộc Chiến Tranh Lạnh mới hoàn toàn giữa các khối quyền lực cộng sản, nhà nước này chống lại nhà nước kia: đối với ông, có vẻ thế giới của các nước Cộng Sản vẫn là một, và cuộc tranh cãi của ông với các nhà lãnh đạo Nga về sự kế thừa trong khối về quyền chủ tể tối cao vốn đã được tiếp truyền từ Lenin sang Stalin trước đây và, theo sau sự từ trần của Stalin, phải được trao cho chính ông ta.

       Ngày nay, với họ Mao đã chết, khía cạnh đó của sự tranh chấp hoàn toàn bị che khuất, và cùng với điều đó, Cuộc Luận Chiến Về Đường Lối Tổng Quát Của Phong Trào Cộng Sản Quốc Tế nặng tính chất lý thuyết.  Thay vào đó Hoa Quốc Phong và Đặng Tiểu Bình đang đối diện, như các nhà cai trị hơn là các nhà ý thức hệ, thực tại-quyền lực của một LBSV thù nghịch trong khi ngày càng tăng trưởng mạnh hơn về kỹ thuật khí giới của LBSV, trong mạng lưới của LBSV gồm các nước ủng hộ ngoại giao trong và ngoài thế giới Cộng Sản, trong sự liên minh của LBSV với Việt Nam, và trong sự bố trí hải quân của LBSV đến miền bắc và miền nam bờ biển Trung Quốc – điều cuối cùng càng là một sự kiện đáng quan ngại hơn hết cho một chế độ Trung Quốc thường trực hồi nhớ các khối lượng sỉ nhục lớn lao của nó trong các Cuộc Chiến Tranh Nha Phiến, vốn được giao chiến trên biển, và hiện đang cố gắng để chứng minh các độc quyền về dầu hỏa trên các hòn đảo và dưới đáy Biển Nam Hải.  

Sự bảo trợ của Bắc Kinh cho Pol Pot, bất kể tai tiếng ghê gớm mà kẻ hung ác đó đã mang vào mình trên thế giới nói chung, đã là một phương chước để ngăn cản hay trì hoãn sự củng cố quyền lực của Hà Nội tại biên cương phía nam của Trung Quốc, và khi ông ta bị áp đảo bởi các vũ khí của Việt Nam bất kể sự đỡ đầu của Trung Quốc, hành vi giáo trừng có thể thu hồi một số bộ phận trên trận địa, ngoài uy tín, đã bị đánh mất bởi Bắc Kinh.

Mở Rộng Các Chân Trời Chiến Lược

       Uy tín của ĐCSTQ đã được vãn hồi trong giới Hoa kiều hải ngoại, và ngay ở tại  Đài Loan (một cách miễn cưỡng), nhưng thật khó để nhìn thấy nhiều điều gì khác mà hành vi giáo trừng đã đạt được.  Với sự hủy hoại vật chất nặng nề vùng đất biên giới Việt Nam được thừa nhận tại Hà Nội, và người ta có thể tin tưởng, để chống lại Hà Nội, rằng nó đã tập trung trên một Tuyến Phòng Thủ Kiểu Maginot mới dọc biên cương (10). Nhưng Bắc Kinh đã thú nhận điều đó gây tổn hại nhiều nhân mạng cho Trung Quốc (11); 

Đảng Cộng Sản Việt Nam đã không thể bị buộc rời khỏi Căm Bốt, trong khi các bộ đội tiền phong của Trung Quốc vốn quản trị tỉnh Phong Saly tại Lào từ năm 1962 đã phải rút lui.  Ngay dù có một vài sự hư hỏng trong hạ tầng cơ sở kỹ nghệ của CHXHCHVN, các bài học của việc bỏ bom của Mỹ cho thấy rằng chính sách của Đảng Cộng Sản sẽ không thay đổi trừ khi bản thân chế độ có thể bị đập tan; nhưng nó không  bị đập tan, từ Bắc Kinh nhiều hơn so với Hoa Thịnh Đốn, bởi có sự lo sợ về sự sỉ nhục trên toàn thế giới,  về sự bất trắc trong sự thất bại để tạo dựng lên một chính phủ thay thế, và trên hết, về ‘hành vi trừng phạt’ của Sô Viết.  Đảng Cộng sản ở Hà Nội vì thế có thể thực hiện việc củng cố tiểu LBSV của mình, đặt Căm Bốt một lần nữa vào sự canh tác – nếu cần thiết sử dụng các nông dân Việt Nam bị xem là không đáng tin cậy về chính trị trong nước – thành một vựa lúa cả cho Lào lẫn cho một Việt Nam ngày càng quân sự hóa.  Bắc Kinh, về phần mình, bị buộc phải gắng sức đảo lộn tiến trình đó và tạo bất ổn trong nội bộ chế độ của Đảng Cộng Sản Việt Nam.  Nhưng bằng cách nào? Cộng Sản Lào trả lời: bằng việc chiếm cứ Phong Saly và từ đó cho xâm nhập quân du kích vào khắp nước Lào 12 – và chắc chắn bằng việc giữ các du kích quân của Pol Pot hoạt động tại Căm Bốt, có lẽ dưới sự lãnh đạo bề ngoài của Hoàng Thân Sihanouk tại Bắc Kinh.

       Tuy nhiên, bất kể tiếng tăm của quân du kích Cộng Sản nhờ tính bất khả khuất phục – chưa hề có một chính phủ Đông Nam Á nào đập tan được họ [sic, của người dịch, khi xét đến các phong trào du kích cộng sản tại Mã Lai và Phi Luật Tân] — các chiến thắng tích cực của họ đều giành thắng được tại các xã hội cởi mở chống lại các chính quyền với đôi tay bị trói lại bởi công luận ngoại quốc; chúng ta chưa nhìn thấy một cuộc ‘chiến tranh nhân dân’ nào thành công trong việc chống lại một chính quyền toàn trị: sự tiêu diệt dần dần bởi CHXHCNVN các quân du kích bên trong Đông Dương tương ứng với điều CHNDTQ chỉ có thể gọi là sự tàn nhẫn.  

Bất luận điều đó có xẩy ra hay không, cuộc xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc giành quyền kiểm soát các du kích quân Cộng sản đã sẵn lan tràn sang các nước láng giềng.  Ngay từ khi nắm được quyền hành, cả hai đảng cộng sản đều luôn luôn liên kết chính sách đối ngoại của chúng với công cuộc giải phóng dân tộc và cách mạng thế giới: trong năm 1976 Hà Nội đã tái xác nhận sự hiến thân của nó cho ‘sự hợp tác trong cách mạng tại Đông Nam Á’ và vẫn cáo tri rằng ‘bất kỳ lực lượng nào [ngày nay là Đảng Cộng Sản Việt Nam] chiếm đóng được bán đảo Đông Dương, với một căn cứ hậu phương trên Rặng An Nam (Trường Sơn) [Việt Nam] và Cánh Đồng Chum (Plain of Jars) [Lào], [sẽ] nắm được chìa khóa để kiểm soát toàn thể Đông Nam Á’ (13). 

Kể từ sau sự từ trần của họ Mao, Bắc Kinh đã tái khẳng định sự dâng hiến của nó cho ‘việc biến các nước tư sản thành các quốc gia vô sản bằng cách mạng bạo động’ trong một thế giới rộng lớn hơn (14). Trước khi các sự thù nghịch gần đây khởi sự, các nhà lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc đi vòng quanh Đông Nam Á phân phát các sự tái bảo đảm rằng họ không có các mục tiêu thù nghịch bên ngoài Đông Dương, nhưng lại tố cáo bên kia đang làm chính việc đó.  

Phạm Văn Đồng, nhân danh Việt Nam, đã hứa hẹn sẽ không ủng hộ các quân du kích tại Thái Lan – nhưng, dĩ nhiên, quân du kích Thái Lan thì trung thành với Trung Quốc (15). Đặng Tiểu Bình, nhân danh Trung Quốc, lập lại một lập luận được dùng từ lâu bởi Trung Quốc trong các cuộc thương thảo với các nước Đông Nam Á để ‘bình thường hóa’ các quan hệ ngoại giao, rằng sự khuyến khích của Trung Quốc dành cho quân du kích Công Sản bản xứ (như được phát thanh từ Vân Nam) đã đên, không phải từ Nhà Nước Trung Quốc, mà từ Đảng Cộng Sản, đến Đảng Cộng Sản anh em, các kẻ mà sự chống đối là một vấn đề nội bộ đối với nhiều chính phủ khác nhau đang bị tấn công; họ Đặng thêm rằng Phạm [Văn Đồng] , trong việc giả đò từ bỏ các mục tiêu cươp phá của Việt Nam tại Thái Lan, là một kẻ nói dối (16).

       Giống như tại Lào và Căm Bốt, các tham vọng của Việt Nam vượt quá Đông Dương trùng hợp với một mệnh lệnh từng có lần thốt ra bởi Bộ Trưởng Ngoại Giao thời Sa Hoàng (Tsarist), Gorchakov: sự sáp nhập một vương quốc Khan [(Khanate) ở Trung Á] ‘mọi rợ’ vào biên giới của nước Nga ‘vì các lợi ích giữ trật tự’ dẫn dắt đến việc xung đột với một nước khác xa hơn, ‘và chính vì thế, ranh giới của nền văn minh tất yếu được nới rộng’ (17). 

‘Sự chuyển hóa xã hội chủ nghĩa’ của Lào và Căm Bốt có thể phán quyết cho Hà Nội như một mệnh lệnh, hơn là xui khiến như một cơ hội, để chứng minh các sự tuyên xác của Đông Dương trên vùng đông bắc Thái Lan, chỉ bị cai trị bởi Bangkok từ năm 1827 (khi mà Việt Nam cũng sáp nhập Căm Bốt) và cư dân phần lớn là các nông dân Lào và Khmer cùng với một thiểu số nhỏ người Việt Nam.  

Sự thi hành một sự tuyên xác như thế, tiếp diễn hoặc bởi sự sáp nhập vào Đông Dương hay bởi hiến pháp của chính Bangkok như bộ phận đầu tiên trong một vòng đai vệ tinh theo mô hình Đông Âu, sẽ là công việc, không phải của các du kích quân lê từng bước chân khổ nhọc, mà là của trọng pháo của Việt Nam, ở tư thế sẵn sàng chỉ cách 120 dặm.  Trung Quốc vì thế phải giữ các du kích quân của nó trong tư thế sẵn sàng chiến đâu (dễ dàng hơn trên lãnh thổ không toàn trị) như một tác nhân gây bất ổn chống lại một đối thủ hay đi dọa dẫm như thế, đã liên minh với Liên Bang Sô Viết; chỉ khi mà các chính phủ của Đông Nam Á tiến tới các ràng buộc chặt chẽ hơn với Trung Quốc để chống lại Việt Nam và từ đó chống Nga, nhiều phần Trung Quốc khi đó sẽ vứt bỏ quân du kích.  

Về phần mình, các chính phủ Đông Nam Á không thể hoàn toàn đạt được một quan điểm chung rằng trong hai nước Cộng Sản, nước nào đại diện cho sự nguy hiểm lớn hơn đối với họ; họ không dám để bị lôi kéo vào một hiệp ước khiêu khích, càng ít nhất với một hiệp ước chống lại Sô Viết.  Các ràng buộc chặt chẽ hơn với Trung Quốc, bắt đầu với sự ‘bình thường hóa’ mà Nam Dương và Singapore đã biểu lộ sự miễn cưỡng đặc biệt để thông qua, sẽ mở cánh cửa cho sự tiếp xúc được tái tục giữa CHNDTQ và các cộng đồng Hoa kiều hải ngoại mà phần lớn các chính phủ — hãy nhớ lại, làm thí dụ một trong các trường hợp như thế, về cuộc đảo chính tại Jakarta năm 1965 – vẫn còn được xem như con ngựa Thành Troy, bất kể các sự phủ nhận của Bắc Kinh.  

Cho tới mức độ như một trong các sự khác biệt của nó đối với Trung Quốc là vấn đề về các lãnh sự quán Trung Quốc tại các thành phố Việt Nam nơi có một cộng đồng người Hoa, ý kiến của Đông Nam Á phô bày một thành tố của cảm nghĩ đồng hành với Hà Nội trong thời điểm hiện nay.  Sự tiếp đón các con tàu chất đầy các ‘thuyền nhân: boat people’ 18 còn được làm dịu bớt hơn nữa bởi sự kiện rằng phần lớn trong họ là người gốc Trung Hoa về mặt chủng tộc, và cái nhìn của Indonesia về Việt Nam trong bất kỳ trường hợp nào được làm mềm dẻo hơn bởi một tình cảm còn sót phát sinh từ hồi đầu thập niên 1950 giữa Hồ Chí Minh và các người ủng hộ Sukarno là các kẻ tự tin rằng họ Hồ đã tham dự vào cùng cuộc đấu tranh dân tộc chủ nghĩa [sic, của người dịch] như họ đã làm.  Có một sự lo sợ chung rằng sau rốt Bắc Kinh, không lôi kéo các chính phủ Đông Nam Á vào hệ thống nhà nước Trung Quốc – bởi là điều chưa hề có tiền lệ lịch sử — có thể cố gắng thay thế chúng bằng các chính phủ ‘triều cống’ dễ bảo sẵn lòng ưng thuận , thí dụ, các tuyên xác của Trung Quốc tại Biển Nam Hải.

       Không có kiệt tác nào trong bản dự thảo ở các cuộc hòa đàm Trung-Việt hiện thời có thể được kỳ vọng sẽ giải quyết các yêu cầu chiến lược.  Ngay cả một sự thỏa hiệp, nhất thiết là bí mật, để phân chia Đông Nam Á thành các khu vực của ‘bá quyền’, như được tiên đoán bởi ông Hoàng Sihanouk một thập niên trước đây một khi Mỹ triệt thoái ra khỏi vùng, sẽ chỉ đạt được nếu Việt Nam rút ra khỏi khối Comecon – một tiền lệ quá hung hiểm đối với Moscow để ưng thuận.  Các viễn ảnh thì mờ mịt cho ‘khu vực hòa bình’ của Đông Nam Á./- 


___
Ông Duncanson là Phó Giáo Sư (Reader) về Đông Nam Á Học tại Đại Học Kent và tác giả của quyển Government and Revolution in Vietnam (London: OUP for RIIA, 1968).  Ông đang ở Bắc Kinh khi Trung Quốc xâm lăng Việt Nam.  Bài viết này xuất hiện cùng lúc bằng tiếng Đức trên tờ Europa-Archiv (Bonn) và tiếng Hòa Lan trên tờ Internationale Spectator(The Hague).
__________


CHÚ THÍCH:
1. Phát ngôn viên Hà Nội, hôm 7 Tháng Mười Một 1978, trong Tóm Tắt Chương Trình Phát Thanh Thế Giới của Đài BBC (British Broadcasting Corporation Summary of World Broadcasts (từ giờ viết tắt là SWB), FE/5963).
2. The World Today, Tháng Bẩy 1978, các trang 260-7.
3. SWB/FE/6077.
4. Bộ Trưởng Thông Tin Lào, Sisana Sisane, một trong ‘các nhà thương thảo’ gửi Far Eastern Economic Review (FEER), 6 Tháng Tư 1979.
5. SWB/FE/6077.
6. FEER, 13 và 20 Tháng Tư 1979.  Các khu vực này cũng được quản trị bởi Lào trong thời khoảng sử dụng Đường Mòn Hồ Chí Minh (Thái Tử Sihanouk trong Agence Khmère de Presse, 1 Tháng Hai 1968 và 11 Tháng sáu 1969).
7. Việt (tiếng Trung Hoa mới viết là yueh) có nghĩa miền, vùng đất Quảng Châu (Canton),nam có nghĩa các vùng lệ thuộc phía nam của nó.
8. Văn Tân, ‘Quang-Trung và Na-pô-lê-ông’ (Quang Trung and Napoleon), Nghiên Cứu Lịch Sử (Historical Review), số 58, Hà Nội, 1964.  Bị đẩy lui bởi Trung Hoa, Quang Trung bắt đầu phô bày các kế hoạch nhằm chinh phục Căm Bốt và Thái Lan (xem Alastair Lamb, ‘British Missions to Cochinchina’, Journal of the Malayan Branch of the Royal Asiatic Society, Vol. 34, Singapore, 1961, trang 43); ông ta đã thực hiện bước tiến đầu tiên đến mục đích đó bằng việc xâm lăng Lào (Wei Yuan, Sheng-wu chi, 1842, phiên dịch bởi G. Devéria, Relations de la Chine avec l’Annam-Vietnam, Paris, 1880, trang 40).
9. Tanjug (Belgrade), 15 Tháng Tư 1978, được trích dẫn trong SWB/FE/5789.
10. New China News Agency (NCNA: Tân Hoa Xã), 1 Tháng Ba 1979.  
11. Daily Telegraph, 30 Tháng Tư 1979.
12. Xem cước chú số 4 ở trên.
13. Lời tuyên bố được tường thuật trong tờ FEER, 27 Tháng Hai 1976; Nhân Dân, 24 Tháng Ba 1979.
14. Phần Quan Điểm Ban Biên Tập, trong tờ People’s Daily (Nhân Dân Nhật Báo) (Bắc Kinh), 12 và 14 Tháng Sáu 1977.
15. Được vạch ra bởi Tan Sri Ghazali Shafie (Bộ Trưởng Nội Vụ Mã Lai), New Straits Times (Kuala Lumpur), 21 Tháng Tư 1979.
16. NCNA, 8 Tháng Mười Một.  Tuy nhiên, sự sử dụng lãnh thổ Trung Quốc để phát huy cách mạng được khuyến khích bởi điều 59 Hiến Pháp 1978 (trước đây là điều 29).  Muốn có một sự thảo luận đầy đủ hơn, xem Duncanson, Peacetime Strategy of the Chinese People’s Republic (London: Institute for the Study of Conflict, 1977), các trang 22-5.
17. H. Seton-Watson, The Russian Empire 1801-1917 (London: Clarendon Press, 1967), trang 442.
18. Từ ngữ này chứa đựng một sự mỉa mai buồn thảm và ít được hay biết: ‘boat people: thuyền nhân’ trong nhiều thế kỷ đã là một từ ngừ khinh miệt chỉ người Trung Hoa trong cách nói và ngay trong cả văn chương Việt Nam [người Tầu ?].
_____
Nguồn: Dennis Duncanson, China’s Vietnam War: new and old strategy imperatives, The World Today, 35, số 6 (1979), các trang 241-248.

http://www.gio-o.com/NgoBac/NgoBacDuncanson1979.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét