28-8-2012
Như tựa đề bài viết "Nguyễn Tấn Dũng sẵn sàng thí chốt" đã
được đăng ghi nhận rõ bản chất thời sự về quan hệ Bầu Kiên - Ba
Dũng.
Hôm nay, blog RFA của tôi lại có thêm một tin mới nhận rằng phe của Tư
Sang đã nắm được bằng chứng là phe Ba Dũng đã chuyển bốn tỉ đô-la sang Đan Mạch.
(Cái này hơi giống vụ Bạc Cốc Khai Lai chuyển tiền ở bên Trung Quốc. Khác ở chỗ
Bạc Hy Lai tung hoành nhờ vợ nhà, Nguyễn Tấn Dũng nhờ vào con gái).
Trong trường
hợp này Bầu Kiên chính là doanh nhân người Anh Neil Heywood, đứng ra làm môi giới
quyền tiền cho nhà Ba Dũng. Tội cũng nặng nếu bị các phe truy kích tới bến.
Hai bên Ba Dũng và Tư Sang đấu đá nhau kịch liệt đến nước biến
Nguyễn Phú Trọng trở thành thực thể "thái thượng hoàng" đại diện cho
sự tồn vong của "chính thống" đảng tính. Lần này: "Đảng thắng
dân cũng khổ, mà Dũng thắng dân cũng khổ". Đảng vs. Dũng chính là sự chọn
lựa kiên quyết mà Tư Sang muốn dùng nhân tố này để phản đòn. Tuy nhiên, Ba Dũng
đã biến thành công thức "đồng loã chiến lược" là nếu Dũng đổ thì DCS
cũng mất mát không thể vãn hồi.
Nguyễn Tấn Dũng đã linh hoạt biến sự lợi ích phe nhóm trở
thành sự lợi ích về mặt tồn vong của DCS. Nếu lợi ích phe nhóm chết thì chẳng
khác nào như cảnh trời sập. Mà trời sập thì ở vị trí cao nhất trên vòm trời hiện
nay thì DCS Việt Nam bị mưa gió sấm sét đánh trúng trước.
Với các lý luận như thế song song với việc Nguyễn Tấn Dũng
đã phải nhượng bộ, chịu hy sinh ông bầu Nguyễn Đức Kiên rồi thì cũng coi như là
cử chỉ an dân rồi. Tiếc là Bầu Kiên phải hứng trọn như là một con dê tế thần vừa
cho Ba Dũng vừa cho DCS. Đây cũng chính là hình thức Tào Tháo phải chém quan
lương Vương Hậu trong chuyện Tam Quốc để thoát hiểm.
Chứng cớ chuyển ngân 4 tỉ đô-la có trong tay Tư Sang và thế
lực Tư Sabf đang loan truyền thông tin này để mong dư luận thúc đẩy. Tuy nhiên,
hiện nay thế của Tư Sang không đủ để xoay chuyển tình hình vì Nguyễn Phú Trọng
bảo thủ về mặt đảng tính.
Nguyễn Tấn Dũng có lực nhưng sẽ bị chút mất mát thế đứng. Đảng
cộng sản Việt Nam sẽ đi đến quyết định để đảng này sống bằng cách giải quyết nội
bộ chuyện này mà vẫn để cho cánh Tư Sang và Ba Dũng tiếp tục tranh chấp nhau
như một manh nha kích thích sự thoả mãn ngắn hạn trước mắt dân chúng.
Tuy nhiên, lần này Nguyễn Tấn Dũng trụ lại thì lợi ích phe
nhóm này càng thêm gắn chặt tính cộng mệnh với DCS.
Bằng chứng trong tay mà cũng không làm gì được thì người
thua là Trương Tấn Sang.
Trần Đông Đức
23-8-2012
NGUYỄN TẤN DŨNG SẴN SÀNG THÍ CHỐT
Mấy
hôm nay nhân vụ nhà bầu Kiên bị bắt, nhiều người đang nghi có lẽ nhà Nguyễn Tấn
Dũng rung rinh. Kỳ này mà không đỡ đòn khéo, chắc là dễ đi lắm. Nhiều người cứ
xem đây là kết quả của chiến dịch "phê và tự phê" do trưởng đảng cộng
sản Nguyễn Phú Trọng bày ra. Nhưng xét cho cùng đây có thể là một chiêu bài lừa
mị nhằm hạ hỏa dư luận vì lòng phẫn uất dân chúng càng ngày càng lên cao.
Phê trong khẩu ngữ dân gian cũng có nghĩa là sướng. Dân Việt
Nam vẫn gọi đùa đây là chiến dịch tự sướng với sự biếm chỉ khôi hài.
Thế là kế hoạch thâu tóm ngân hàng về một mối của tay chân
Nguyễn Tấn Cũng có phần bị đứt đoạn. Nguyễn Tấn Dũng cũng đang cố gắng lên gân
lên tiếng nhưng ai cũng thấy rõ là đang bức bối rối loạn.
Trước đây, Nguyễn Tấn Dũng còn ra một quy định "thâu tóm"
không cho lưu hành đồng đô la. Mọi giao dịch bằng tiền đô trên đường ngoài chợ
là là bất hợp pháp. Công an thuế vụ thấy người cầm tiền đô là ra tay tịch thu
ngay.
Người gởi Mỹ kim trong ngân hàng là phải quy chiếu qua hệ Việt
Nam đồng cồng kềnh. Muốn rút đồng Mỹ kim (đô-la) thì phải có lý do như con cái
xuất ngoại học hành hoặc đi du lịch. Lý do này không thông thường đối với đa số
tầng lớp nhân dân. Chỉ trong một đêm, ngoại tệ mạnh chuyển sang khu vực nhà nước
quản lý. Đúng là chính sách ăn cướp, ác không khác gì thời đổi tiền.
Nguyễn Tấn Dũng cũng bị các nhóm lợi ích thao túng khống chế
thị trường vàng với ý định chỉ thừa nhận giá trị vàng ghi trên giấy theo kiểu đầu
tư của Mỹ, còn vàng thật thì dời vào ngân khố. Ai cũng biết rằng ở hạ tầng kinh
tế đặc thù ở Việt Nam không thể làm được như vậy. Thời Lê Duẫn ngăn sông cấm chợ
bắt mọi người đi đăng ký vàng bạc mà còn không được nữa là thời kinh tế thị trường,
đang thông thương với các nước tư bản. Đây cũng lại là một chính sách ăn cướp
khác.
Rồi đến chính sách thâu tóm ngân hàng cũng rất lợi hại, vừa
dùng công thức mua bán và sát nhập theo kiểu Mergers and
Acquisitions của tư bản nhưng lại pha trộn quyền hạn chế tài khiến các cổ đông
nhỏ bé phải nhường phần. Tay chân của Nguyễn Tấn Dũng dùng những chiến thuật
thanh tra ngăn chặn dòng tiền lưu động rồi ập vào kiểm nợ, thế ngập đầu, doanh
nghiệp đi đong. Sự can thiệp của quyền lực khiến nhiều doanh nghiệp chết đứng
như Tăng Minh Phụng của mười mấy năm về trước. Thuật ngữ mua bán và sát nhập ở
Việt Nam trở thành nghĩa mới là "thâu tóm công ty". Cảnh các cổ phần
phải tìm cách tháo chạy cho an toàn để cho các "đại gia" tay chân
Nguyễn Tấn Dũng vào thâu tóm.
Vừa khống chế tiền đô, vừa khống chế vàng, vừa thâu tóm ngân
hàng. Phe cánh của Nguyễn Tấn Dũng thật quá tham lam.
Thực tế mà nói, đây là một hình thức tập trung tư bản để mọi
quyền lực tài chánh rơi vào tay con ông cháu cha kiểu thái tử đảng bên Trung Quốc.
Nhóm này sau này rủi có mất quyền thì cũng nắm được tiền. Có tiền thì lại huy động
được quyền lực.
Đây là một kịch bản tranh hùng có định hướng. Có điều là
cũng như các kịch bản khác, chế độ cộng sản không tạo ra cơ chế phân phối quyền
lực đồng đều cho nên mới có chuyện tham lam vô độ. Cha làm thủ trưởng, con nắm
tài chánh, xây dựng phát triển địa ốc thật làm thiên hạ xốn mắt.
Nếu có bắt người thả người chẳng qua là một một chương hồi
trong màn kịch lớn. Chừng nào mà đảng cầm quyền chưa dứt khoát giải quyết về mặt
cơ chế thì các màn này chỉ nên xem là đấu tranh nội bộ. Dân chúng chỉ nhìn cho
vui mắt chứ trong các hoạt động tranh quyền đoạt lợi không chuyện nào gọi là
chính nghĩa thắng gian tà. Tà hết, bên nào tà nhiều là bên ấy thắng.
Tuy nhiên, Nguyễn Tấn Dũng hình như đã có lo hậu sự. Nếu rủi
có bề gì thì con gái cũng lấy chồng Việt Kiều, thế nào cũng có chút thẻ xanh ở
Mỹ. Rủi có bề gì thì cũng tuồn được một mớ tài sản ra ngoài. Có khi sau này lại
qua Mỹ định cư trong chương trình đoàn tụ.
Nhưng ở một góc cạnh khác, sự nghiệp của Nguyễn Tấn Dũng được
xem là vấy máu bậc nhất Việt Nam kể từ vụ án Tăng Minh Phụng. Vụ án này do Nguyễn
Tấn Dũng chỉ đạo dẫn đến tử hình họ Tăng. Mặc dù tài sản của Tăng Minh Phụng
bán ra vẫn vượt quá số nợ. Nếu còn sống đến bây giờ, Tăng mới là đại gia thực
thụ.
Có lẽ vì có tính cách máu lạnh giết người đoạt của, Nguyễn Tấn
Dũng sẵn sàng bán đứng bầu Kiên.
http://rfavietnam.com/node/1306
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét