Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




ẤN ĐỘ THIẾT LẬP "CỤM CĂN CỨ" CHỐT CHẶT LỐI RA VÀO BIỂN ĐÔNG

Việt Dũng
17/08/2012 

(GDVN) - Hải quân Ấn Độ đang tập trung xây dựng các căn cứ quân sự để có một “điểm tựa chiến lược” và “cứ điểm tiến công” có thể tiến nhanh tới biển Đông...

Ấn Độ tăng cường phong tỏa lối ra vào biển Đông

Những tàu chiến mới mua sắm trong vài năm tới của Ấn Độ sẽ chủ yếu triển khai ở các căn cứ trên những hòn đảo kề sát eo biển Malacca.

Tờ “Quang Minh” Trung Quốc cho rằng, trong thời gian gần đây, phương Tây sử dụng chủ đề biển Đông để “chia rẽ” quan hệ Trung-Ấn. Trên tạp chí trực tuyến “Yale Global” Mỹ có bài viết cho rằng, biển Đông sẽ trở thành “chiến trường mới đấu đá giữa Trung-Ấn”.



Hình bên: Cụm căn cứ quân sự của Quân đội Ấn Độ ở quần đảo Andaman-Nicobar, kề sát eo biển Malacca, nơi có tuyến đường biển nối liền với biển Đông.

Nhưng, ngày 8/8, Tư lệnh Hải quân Ấn Độ Verma nhấn mạnh, khu vực tập trung quan tâm của Hải quân Ấn Độ vẫn là Ấn Độ Dương, chứ không phải biển Đông, nơi “ngày càng quân sự hóa”.

Có phân tích cho rằng, Hải quân Ấn Độ hiện còn chưa có khả năng chia quân cho biển Đông, nhưng các động thái quân sự tại các nút chiến lược bao quanh biển Đông ngày dồn dập, trong tương lai không loại trừ khả năng dựa vào căn cứ trên các đảo để thâm nhập biển Đông.

Tăng tốc xây dựng hạm đội tầm xa

Mặc dù Mỹ gấp gáp kéo Hải quân Ấn Độ đến Tây Thái Bình Dương tăng thêm sự “oai phong” cho họ, nhưng trước khi hạm đội tầm xa chưa hình thành, Hải quân Ấn Độ vẫn chủ yếu tập trung cho kiểm soát Ấn Độ Dương.

Máy bay chiến đấu Su-33 Nga bay thử trên tàu sân bay Vikramaditya
Nga đã giúp Ấn Độ chạy thử tàu sân bay Vikramaditya. Trong hình là thử nghiệm máy bay chiến đấu MiG-29KUB hạ cánh xuống tàu sân bay Vikramaditya
Theo tờ “Business Standard”, ngày 8/8, tại New Delhi, trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, Tư lệnh Hải quân Ấn Độ Verma cho biết “mặc dù Mỹ đã thể hiện sự mong muốn mạnh mẽ về mặt chính sách, nhưng đối với Ấn Độ, khu vực tập trung nhất lợi ích của chúng tôi là vùng biển từ eo biển Malacca đến phía tây vịnh Ba Tư, kéo xuống phía nam tới mũi Hảo Vọng (Cape of Good Hope)… 

Thái Bình Dương và biển Đông thực sự cũng có liên quan tới chúng tôi, nhưng việc tích cực thể hiện ở những khu vực đó lại hoàn toàn không phải là những con bài mà chúng tôi phải đánh”.


Verma cũng đã giới thiệu về tình hình hợp tác với Hải quân Trung Quốc, đặc biệt đã đề cập tới hợp tác chống cướp biển ở vùng biển phụ cận Tây Á giữa tàu chiến Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản, cố gắng làm nhạt đi mối quan hệ với Hải quân Mỹ. 

Thái độ như vậy hầu như truyền đi một tín hiệu với bên ngoài rằng, Ấn Độ sẽ không phối hợp với quân Mỹ can thiệp vào vấn đề biển Đông - báo chí TQ tuyên tuyền.


Tuy nhiên, cùng với việc Hải quân Ấn Độ “bày tỏ thiện chí” với Trung Quốc, các bước xây dựng hiện đại hóa hải quân của họ, ngược lại, ngày càng nhanh. Ngày 28/7, tàu sân bay Vikramaditya đã tiến hành tập bay thử máy bay chiến đấu MiG-29K.

Theo tờ “The Times of India”, tàu ngầm hạt nhân Arihant trang bị tên lửa đạn đạo sẽ ra biển trong vài tháng tới, “đã biên chế” cùng với tên lửa đạn đạo phóng ngầm K-15.
Tư lệnh Hải quân Ấn Độ Verma còn giới thiệu chi tiết về phương án xây dựng hiện đại hóa của Hải quân Ấn Độ. 

Ông nói, trong 5 năm qua, 15 tàu nổi kiểu mới đã gia nhập Hải quân Ấn Độ, tàu ngầm hạt nhân tấn công Chakra-II thuê của Nga cũng đã vào vị trí, “trong 5 năm tới, chúng tôi sẽ mở rộng nhanh chóng lực lượng tàu nổi và tàu ngầm với việc mua sắm 5 chiếc/năm”.

Như vậy, việc xây dựng hiện đại hóa của Hải quân Ấn Độ đang được tăng tốc. Cùng với việc trang bị tàu sân bay do Nga chế tạo, việc biên chế tàu ngầm hạt nhân cùng với quy mô hạm đội từng bước mở rộng, phạm vi hoạt động của nó chắc chắn sẽ từ Ấn Độ Dương mở rộng ra bên ngoài.

Tên lửa đạn đạo phóng ngầm K-15 do Ấn Độ tự sản xuất, trang bị cho tàu ngầm hạt nhân Arihant
Xây dựng “cụm căn cứ” chốt giữ lối đi eo biển Malacca

Trên thực tế, từ lâu Ấn Độ đã rất quan tâm tới Tây Thái Bình Dương, đặc biệt là eo biển Malacca và biển Đông. 

Tờ “Business Standard” cho biết, trong mấy năm tới, tàu chiến kiểu mới sắm thêm của Hải quân Ấn Độ sẽ chủ yếu triển khai ở quần đảo Andaman-Nicobar, ở đây cách đất liền Ấn Độ khoảng 1.200 km, nhưng trấn giữ tuyến đường hàng hải quốc tế eo biển Malacca, là “nút quan trọng” từ Tây Á đến biển Đông.

Bài báo cho biết, gần đây, Tư lệnh Hải quân Ấn Độ Verma đã đến thăm căn cứ căn cứ hàng không Bazz của Hải quân Ấn Độ, khoảng cách từ căn cứ này đến eo biển Malacca thậm chí còn gần hơn đến Car Nicobar (căn cứ không quân, miền trung quần đảo Andaman-Nicobar).

Tuy nhiên, đường băng của căn cứ Bazz vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu cất/hạ cánh máy bay chiến đấu. Đối với vấn đề này, Quân đội Ấn Độ đã bắt đầu trưng dụng đất đai ở xung quanh căn cứ Bazz, có kế hoạch mở rộng đường băng lên 10.000 thước Anh (khoảng 3.000 m), để cho máy bay chiến đấu cất/hạ cánh. Verma tiết lộ, Hải quân Ấn Độ sẽ từng bước tăng số lượng tàu chiến triển khai ở cảng Blair, thủ phủ của quần đảo Andaman-Nicobar.

Có phân tích chỉ ra, một loạt động thái này của Hải quân Ấn Độ có thể là nhằm vào Trung Quốc. Ấn Độ tăng cường triển khai quân sự ở quần đảo Andaman-Nicobar không chỉ có thể tăng cường kiểm soát đối với vịnh Bengal, mà còn có thể giám sát và uy hiếp tuyến đường vận tải quốc tế trên biển.
Đúng như truyền thông Ấn Độ nói “Quân đội Trung Quốc sẽ coi eo biển Malacca quan trọng như eo biển Đài Loan”, bởi vì 80% dầu mỏ nhập khẩu từ Trung Đông và châu Phi của Trung Quốc phải đi qua eo biển Malacca.

Tàu hộ vệ INS Tabar của Hải quân Ấn Độ
Điều quan trọng hơn là, Hải quân Ấn Độ sẽ có một “điểm tựa chiến lược” và “cứ điểm tiến công/lô-cốt đầu cầu” có thể tiến nhanh tới biển Đông. Hải quân Ấn Độ tuyên bố không có hứng thú lắm với biển Đông, nhưng lực lượng hải, không quân của họ đã “chốt” cánh cửa từ biển Đông thông ra Ấn Độ Dương, rõ ràng là có ý đồ.

Cùng với việc biên chế tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân, tàu chiến mặt nước kiểu mới, quần đảo Andaman-Nicobar sẽ trở thành một “cụm căn cứ quân sự” khổng lồ, trong đó căn cứ hàng không Bazz của Hải quân Ấn Độ lân cận eo biển Malacca chính là “trận địa tiền duyên”. 

Một khi Hải quân Ấn Độ bày binh bố trận xong ở “lối ra vào biển Đông”, trên con đường vươn ra biển xa, Hải quân Trung Quốc có thể sẽ tăng thêm những biến số mới, thậm chí có những nguy cơ mới.

Ấn Độ theo sát các bước bành trướng trên biển của Trung Quốc

Tháng 6/2012, Hải quân Ấn Độ đã công bố “Kế hoạch hành động Ấn Độ Dương mở rộng”. Theo sự sắp đặt này, sau khi thăm cảng Victoria, Thủ đô của Seychelles, tàu tuần tra INS Savitri của Hải quân Ấn Độ còn tiến hành nhiệm vụ tuần tra dài 2 tháng ở vùng đặc quyền kinh tế của hai nước Seychelles và Mauritius.

Ngoài ra, Hải quân Ấn Độ sẽ còn điều máy bay tuần tra tới Seychelles và Maldives. Hải quân Ấn Độ thể hiện sức mạnh ở vùng biển lân cận các nước Mauritius, Maldives và Seychelles, có lẽ không phải không có liên quan tới Trung Quốc.

Tàu khu trục tên lửa Shivalik của Hải quân Ấn Độ
Cuối năm 2011, Seychelles đã chủ động mời Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự tại lãnh thổ của họ để gia tăng mức độ tấn công cướp biển. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân sau đó cho biết “căn cứ vào nhu cầu hộ tống và các nhiệm vụ khác ở biển xa, phía Trung Quốc sẽ xem xét tiến hành tiếp tế hoặc nghỉ ngơi ở các cảng biển thích hợp ở các nước như Seychelles”.

Báo Trung Quốc cho rằng, nhìn thấy Seychelles chìa cành ô-liu cho Quân đội Trung Quốc, Ấn Độ đương nhiên cảm thấy lo ngại, tích cực điều tàu chiến và máy bay tuần tra tới rõ ràng là để đề phòng sự xâm nhập của lực lượng quân sự Trung Quốc.

(nguồn báo Quang Minh)
http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/giaoduc.net.vn/An-Do-thiet-lap-cum-can-cu-chot-chat-loi-ra-vao-bien-Dong/9126086.epi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét