Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




30-8-2012: NÔNG DÂN VĂN GIANG LẠI KÉO ĐẾN BỘ TNMT

Nóng 

Xuân Việt Nam loan tin - Sáng nay, 30-8-2012 bà con nông dân Văn Giang lại kéo đến Bộ tài nguyên môi trường tại phố Nguyễn Chí Thanh để tiếp tục yêu cầu Bộ trả lời bằng văn bản các nội dung đã đối thoại tuần trước.

Trong buổi  đối thoại tuần trước, ông thứ trưởng của bộ và các cán bộ của nhiều ban ngành hầu như chỉ trả lời là sẽ trả lời bà con là gửi qua văn bản, còn trả lời như thế nào thì chưa rõ.

Phóng viên đang có mặt tại hiện trường để tác nghiệp, chúng tôi sẽ đăng tải chi tiết về nội dung buổi làm việc hôm nay của bà con tại Bộ tài nguyên môi trường.


======================
21-8-2012: TƯỜNG THUẬT VỤ ĐỐI THOẠI 
GIỮA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VỚI NGƯỜI DÂN VĂN GIANG

Ba Sàm
21/08/2012
Sáng ngày 21/08/2012 đã diễn ra cuộc đối thoại giữa đại diện những người nông dân bị thu hồi đất liên quan đến dự án Ecopark – Văn Giang – Hưng Yên với Bộ Tài Nguyên và Môi trường (Bộ TN-MT)  tại trụ sở của Bộ TN-MT số 83 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.
Từ 8h, hàng nghìn bà con Văn Giang – Hưng Yên đã có mặt tại trụ sở Bộ TN-MT. Tuy nhiên, chỉ có 100 người dân đại diện cho các hộ được vào hội trường tham gia buổi đối thoại. 


8h15’, luật sư Trần Vũ Hải, luật sư Hà Huy Sơn và 03 trợ lý thuộc VPLS Trần Vũ Hải – được các hộ dân ủy quyền, đã có mặt để tham dự buổi đối thoại.
Buổi đối thoại còn có sự chứng kiến của hàng chục nhà báo.
Đúng 8h30’, buổi đối thoại được bắt đầu, một cán bộ của Bộ TNMT lên khai mạc và thông báo thành phần buổi đối thoại. Thành phần tham gia buổi đối thoại gồm có: Ông Chu Phạm Ngọc Hiển – Thứ trưởng Bộ TN-MT ( được Bộ trưởng Bộ TN-MT ủy quyền chủ trì buổi đối thoại); Ông Đặng Minh Ngọc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên; Ông Nguyễn Duy Lượng – Phó Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam; và nhiều cán bộ của Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, các bộ phận của Bộ TN-MT, các sở ban ngành của tỉnh Hưng Yên và huyện Văn Giang.
Ông Hiển, Thứ trưởng phát biểu khai mạc, đề nghị bà con chọn cách thức đối thoại, cho biết đã nhận được thông báo đại diện các hộ dân Văn Giang ủy quyền cho luật sư Trần Vũ Hải.
Luật sư Hải phát biểu, yêu cầu Bộ TN-MT cung cấp bằng văn bản  trả lời 12 nội dung trong Kiến nghị số 02 vì VPLS Trần Vũ Hải và các hộ dân chưa nhận được văn bản trả lời này.
 Ông Hiển cho biết, trong buổi đối thoại ngày 21/08/2012 sẽ trả lời ngay những vấn đề có thể trả lời được, còn những vấn đề chưa thể trả lời, Bộ TN-MT sẽ có văn bản trả lời luật sư sau.
Luật sư Hải cho rằng, những vấn đề nêu trong Bản kiến nghị rất quan trọng, nếu Bộ không trả lời được thì sự việc sẽ còn kéo dài và phức tạp. Vậy nên buổi đối thoại ngày hôm nay sẽ đi vào từng nội dung từ 1 đến 12 như đã nêu trong bản Kiến nghị số 02, nếu những vấn đề nào Bộ trả lời ngay được thì yêu cầu trả lời, còn nếu chưa trả lời được thì có thể trả lời sau bằng văn bản. Ông Hiển cho biết ông hoàn toàn nhất trí với những nội dung mà luật sư nêu. Sau đây là 12 nội dung được đối thoại:
1. Bộ TN-MT cần cung cấp Toàn văn Tờ trình số 14/TTr-BTMMT ngày 12/3/2004 và Tờ trình số 99/TTr-BTNMT ngày 29/06/2004  gửi Thủ tướng Chính phủ (liên quan đến các Quyết định 303/QĐ – TTg  ngày 30/03/2004 và Quyết định số 742/QĐ – TTg ngày 30/06/2004 của Thủ tướng Chính phủ)
Ông Hiển cho biết, về nguyên tắc, Bộ TN-MT không có trách nhiệm phải cung cấp 2 tờ trình trên, Bộ chỉ có trách nhiệm tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ để Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản. Tuy nhiên,sau khi ông Sơn – một đại diện hộ dân Văn Giang trích dẫn Luật phòng chống tham nhũng về nghĩa vụ cung cấp thông tin của cơ quan Nhà nước, ông Hiển đã đồng ý cung cấp bản sao 02 tờ trình này (sau buổi đối thoại này).
2. Tại sao Bộ TN–MT trình Thủ tướng Chính phủ Tờ trình số 99/TTr-BTNMT ngày 29/06/2004 ngay trước khi Luật Đất đai 1993 (được sửa đổi, bổ sung những năm 1998, 2001)  hết hiệu lực? Việc trình này có theo đúng thủ tục hành chính hay được rút  ngắn công đoạn để có lợi cho chủ đầu tư (đề nghị Quý Bộ kiểm tra văn thư việc đi đến của công văn  liên quan từ UBND tỉnh Hưng Yên đến Quý Bộ và tờ trình  của Quý Bộ đến Thủ tướng Chính phủ)?
Ông Hiển trả lời rằng Dự án đổi đất lấy hạ tầng xây dựng Khu đô thị Văn Giang là đúng quy định pháp luật hiện hành theo đúng thủ tục hành chính. Trình tự được rút ngắn, UBND tỉnh Hưng Yên  trình Bộ TNMT vào ngày 28/6, Bộ trình Thủ tướng Chính phủ vào 29/6 về mặt thời gian không có vấn đề gì, và vẫn theo đúng trình tự thủ tục của pháp luật. Thực ra dự án này được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về mặt chủ trương từ năm 2003. Từ 2003 đến 6/2004, các Bộ ngành có liên quan đã phối hợp với UBND tỉnh Hưng Yên để tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án này theo đúng quy định của pháp luật. Như vậy đã có một thời gian rất dài để các bộ ngành liên quan tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ. Việc đẩy nhanh các thủ tục hành chính và rút ngắn thời gian là chủ trương của Chính phủ, đáng được biểu dương.
          Ý kiến củaLuật sư Trần Vũ Hải: Ngày 30/6 là ngày cuối cùng của luật Đất đai năm 1993 (được sửa đổi, bổ sung những năm 1998, 2001) còn hiệu lực. Theo luật Đất đai mới không có việc đổi đất lấy hạ tầng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nghi ngờ về khả năng tài chính của Chủ đầu tư, Bộ Giao thông vận tải chưa có ý kiến về dự án đường giao thông. Về vấn đề này chúng tôi sẽ có ý kiến có buổi làm việc riêng với VPCP và Bộ GTVT. Như vậy chưa thể nói đã tham khảo ý kiến đầy đủ các bộ ngành liên quan. Chúng tôi và ngươi dân rất hoan nghênh việc đẩy nhanh thủ tục hành chính, nhưng đề nghị cơ quan Nhà nước cũng cần giải quyết nhanh gọn các yêu cầu của bà  con nông dân Văn Giang, đối xử công bằng như đối với Chủ đầu tư, không nên giải quyết chậm trễ như hiện nay, khiến người dân nghi kỵ về động cơ làm nhanh của những cơ quan này cho Chủ đầu tư.
3.  Tại sao Bộ TN–MT không đệ trình và tham mưu Chính phủ thông qua những vấn đề nêu tại Quyết định 303/QĐ – TTg  ngày 30/03/2004 và Quyết định số 742/QĐ – TTg ngày 30/06/2004? Vì theo quy định của Luật Đất đai 1993 (được sửa đổi, bổ sung những năm 1998, 2001), những nội dung này thuộc thẩm quyền của Chính phủ, không thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ?
Ông Hiển khẳng định đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ dựa trên cơ sở Điều 23 Nghị định số 04/2000/NĐ-CP của Chính phủ. Luật sư Hải cho rằng ông Hiển đã viện dẫn một văn bản cũ đã được sửa đổi, không phù hợp với quy định của pháp luật. Do vậy đề nghị ông Hiển sẽ trả lời nội dung này bằng văn bản,phía luật sư sẽ có kiến nghị và đề nghị vị đại diện Văn phòng Chính phủ trả lời về nội dung này.
Tuy nhiên, ông Hiển nói Bộ TN-MT mời các vị đại biểu đến tham dự buổi đối thoại hôm nay chứ không có trách nhiệm trả lời những câu hỏi của luật sư cũng như người dân.
 Luật sư Hải đã viện dẫn Nghị định 66/2001/NĐ-CP là văn bản sửa đổi, bổ sung Nghị định số 04/2000/NĐ-CP nêu trên, đã xác định thẩm quyền trên thuộc Chính phủ (không thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ như Nghị định 04/2000/NĐ-CP) và đề nghị Ông Hiển đính chính, xin lỗi bà con về việc trích dẫn không đúng văn bản.
Ông Hiển cho rằng thẩm quyền giám sát các văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền của Quốc hội nên nếu có thắc mắc, đề nghị luật sư và bà con gửi kiến nghị lên Quốc hội.
Về phía luật sư và người dân cho rằng, họ đã nhiều lần gửi kiến nghị lên Quốc hội nhưng không hề nhận được câu trả lời, nên Bộ TN-MT cần tham mưu cho Chính phủ trả lời cho bà con được rõ về vấn đề này, nếu Ông không trả lời được cần mời ông Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT, một chuyên gia hàng đầu về đất đai trả lời vấn đề này.
Cuối cùng, ông Hiển đưa ra ý kiến là sẽ trả lời vấn đề này bằng văn bản.
4. Dựa vào quy hoạch nào và được cơ quan có thẩm quyền nào phê duyệt, Bộ TN–MT tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành 02 quyết định nêu trên? Nếu có quy hoạch đó, đề nghị Bộ TN–MT cung cấp. Nếu không có quy hoạch nào, đề nghị Quý Bộ giải thích.
          Ông Hiển cho biết căn cứ vào Quyết định của UBND tỉnh Hưng Yên ngày 25/03/2004 việc phê duyệt quy hoạch xây dựng dự án KĐT Văn Giang, Bộ đã tham mưu cho TTCP ban hành 2 quyết định 303/QĐ-TTg và 742/QĐ-TTg của Thủ tướng.
          Luật sư Hải cho biết đã nghiên cứu quy hoạch về xây dựng dự án KĐT Văn Giang, nhưng không thể coi quy hoạch này là quy hoạch sử dụng đất đai, Thủ tướng cũng không thể căn cứ vào quy hoạch của UBND tỉnh để quyết định.
 Ông Hiển lại dẫn chiếu quy hoạch sử dụng đất đai được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 06/04/2002.
Luật sư Hải đề nghị ông Hiển cung cấp cho luật sư và người dân Văn Giang  quy hoạch sử dụng đất đai năm 2002?
          Ông Hiển nêu: Chúng tôi ko chỉ căn cứ vào quy hoạch đất đai mà còn căn cứ vào quy hoạch xây dựng đô thị. Việc điều chỉnh KH sử dụng đất để thực hiện dự án là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất tại Quyết định số 438/2002 ngày 06/04/2002.
          Ông Trương Công Kính (Nông dân Văn Giang): khẳng định không có quy hoạch trên và đề nghị Phó chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên trả lời rõ.
          Ông Hiển một lần nữa khẳng định, các đại biểu được mời đến đây để tham dự chứ không có trách nhiệm trả lời và đồng ý sẽ trả lời vấn đề này bằng văn bản sau.
5. Đề nghị Quý Bộ cho biết 02 Quyết định này của Thủ tướng là quyết định hành chính hay văn bản quy phạm pháp luật?  Nếu là quyết định hành chính có giá trị buộc thi hành đối với các hộ dân tại sao không được giao trực tiếp cho họ ngay sau khi ban hành? Nếu là văn bản quy phạm pháp luật tại sao lại không đăng tải trên công báo theo quy định của pháp luật? (Nếu Quý Bộ không trả lời được nội dung này, đề nghị tham khảo ý kiến của Văn phòng Chính phủ và/hoặc ý kiến của Bộ Tư pháp).
- Ý kiến trả lời của ông Hiển: Chúng tôi đối thoại với dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của Bộ. Vấn đề này không thuộc trách nhiệm của Bộ, nên đề nghị bà con hỏi Văn phòng Chính phủ hoặc Bộ Tư pháp.
- Luật sư Hải cho rằng: Bộ nói không có trách nhiệm là không đúng vì 2 văn bản này Bộ có trách nhiệm tham mưu, Văn phòng Chính phủ và Bộ tư pháp chúng tôi đã hỏi nhưng chưa được trả lời, cho đến nay Bộ cũng không dám khẳng định đây là văn bản pháp quy hay Quyết định hành chính (QĐHC)?
- Ông Hiển cho biết: chức năng của Bộ không phải là trả lời các văn bản quy phạm pháp luật là văn bản gì? Xét trên góc độ cá nhân, tôi trả lời với luật sư văn bản này là QĐHC.
- Ông Đàm Văn Đồng (xã Xuân Quan): tôi đã được tiếp xúc với ông 01 buổi vào buổi tiếp dân, hoàn toàn nhất trí với ý kiến của luật sư, phải trả lời công khai minh bạch cho dân biết.
- Luật sư Hải: cá nhân ông khẳng định rằng QĐHC, vậy tại sao không giao trực tiếp cho các hộ dân sau khi ban hành mà lại giao cho chủ đầu tư vào ngày 05/7/2004, còn các hộ dân nói họ không nhận được văn bản này? Nếu không giao họ không có trách nhiệm thi hành.
Ông Hiển: Đây là QĐ của Thủ tướng Chính phủ, đã ghi rõ tổ chức, cá nhân nào thực hiện QĐ của Thủ tướng, trách nhiệm này không thuộc trách nhiệm của Bộ TN-MT.
Ông Sơn (dân VG): Nói như vậy, người dân chúng tôi không có trách nhiệm thi hành vì trong QĐ không ghi tên chúng tôi.
Ông Hiển nói: UBND có trách nhiệm thi hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nên UBND tỉnh phải có trách nhiệm triển khai với nhân dân thi hành QĐ này
Luật sư Hải: Theo luật Hành chính,các QĐHC giao cho đối tượng nào thì đối tượng ấy phải thi hành, nhưng QĐ trên không giao cho các hộ dân, nhưng lại giao cho UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ) cho chủ đầu tư. Chúng tôi đề nghị ông trả lời bằng văn bản về vấn đề này.
6. Tại sao Bộ TN–MT tham mưu cho quyết định 303/QĐ – TTg  xác định quỹ đất để tạo vốn xây dựng công trình cơ sở hạ tầng (1.650 ha, trong đó có 500 ha đất sau này được coi là đất của dự án Ecopark) là đất chuyên dùng, trong khi thực tế theo chủ đầu tư dự án Ecopark 30% của 500 ha đất này được dùng làm đất ở (tức không phải đất chuyên dùng)?
Ông Hiển có trích dẫn Nghị định 04/2000 Ngày 11/2/2000 của CP về dự án xây dựng nhà ở để bán.  Theo QĐ 303/QĐ-TTg đã xác định 500 ha là quỹ đất để tạo vốn xây dựng hạ tầng, còn việc xác định cụ thể các loại đất thì phải thực hiện theo quyết định phê duyệt do UBND tỉnh Hưng Yên là cơ quan phê duyệt.
- Bà Đỗ Thị Dơi (Phụng Công): Hỏi Bộ TN-MT có tư vấn cho Thủ tướng bán đất của dân trước 02 năm mà chúng tôi không biết?, năm 2002 tỉnh có quy hoạch cho nông dân chúng tôi dồn thửa đổi ruộng, vườn cây, ao cá. Vậy ông cho chúng tôi biết, dự án KĐT Văn Giang áp dụng luật đất đai mới hay cũ?
- Luật sư Hải khẳng định đất chuyên dùng không phải là đất ở, nếu giao cho Chủ đầu tư đất chuyên dùng, chủ đầu tư không được sử dụng làm đất ở, tức không được xây biệt thự, chung cư như hiện nay. Đề nghị ông Hiển trả lời bằng văn bản.

http://anhbasam.wordpress.com/2012/08/21/1217-tuong-thuat-vu-doi-thoai-giua-bo-tai-nguyen-va-moi-truong-voi-nguoi-dan-van-giang/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét