Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




VIỆT NAM CẦN THAY ĐỔI

Roger Mitton
LV chuyển ngữ
Dịch từ Phnompenh Post

Chiến lược gia tài chánh nổi tiếng người Mỹ Warren Buffet thường nói rằng: "Chỉ khi nào sóng triều rút ra thì ta mới biết được ai đang bơi trần truồng."

Đã vài năm qua, giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đã vui đùa dưới sóng, sự trần truồng trơ tráo của họ được che đậy bởi những làn bọt sóng của sự tăng trưởng hời hợt bằng tín dụng dễ dãi.
Nhưng giờ đây rõ ràng là tình trạng này đã có quá nhiều tiếng nhưng lại không có miếng.

Ngay sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhậm chức vào tháng Sáu 2006, rõ ràng là làn sóng triều đang rút ra, làm lộ những thân thể trần truồng xấu xí.

Đương nhiên, toàn bộ thực trạng trần truồng về sự bất lực của Dũng đã không bộc lộc ngay tức thì.
Tỉ lệ tăng trưởng trong hai năm đầu dưới quyền ông đã đều đều đi lên ở mức 7%, thấp hơn những nước khác cùng khu vực, nhưng cũng không đến nỗi tệ.

Cùng lúc, một chiến dịch chống tham nhũng, cơn đại dịch như gót chân A-Sin của quốc gia, đã được phát động - với chính Dũng trở thành tân Trưởng Ban Chỉ đạo Chống Tham nhũng.

Mọi việc diễn ra tốt đẹp và ai nấy đều hồ hởi.
Không may là không bao lâu sau, rõ ràng là những chỉ số kinh tế đã được xây trên cát và sắp bị cơn sóng triều cuốn đi.
Và cái uỷ ban chống tham nhũng ấy chỉ là một cơ quan độc lập không có thực quyền do Dũng lập ra để đánh lạc hướng chú ý của dư luận khỏi nạn chi tiêu ngân sách sai trái khủng khiếp của các doanh nghiệp nhà nước.

Nhưng không hiểu tại sao nhiều nhà báo, nhà ngoại giao và thậm chí nhưng bậc được cho là chuyên gia vẫn tiếp tục tường thuật rằng mọi việc đều êm xuôi.
Cứ nghe họ ba phải về Việt Nam "năng động" và nền kinh tế "bùng nổ" thì hoàn toàn không hiểu nổi - thậm chí cho đến hôm nay.

Nếu họ chỉ cần tra trên trang Google những cụm từ như "kinh tế Hà Nội mục nát" hoặc "những khó khăn tài chính của Việt Nam" hoặc những từ ngữ tương tự để xem hàng loạt những bài cáo phó tài chính.

Điều thật sự gây sốc là tệ trạng này hiện còn thảm hại hơn so với khi Dũng vừa lên nắm quyền.

Tổng cục Thống kê của chính Việt Nam báo cáo vào tháng trước: "Nền kinh tế đang đối diện với những thử thách nghiêm trọng." Một khi chính nhà nước nói thế, ta nên hiểu rằng tình hình thật là tuyệt vọng.

Và đúng như vậy. Theo Tổng cục Thống kê, 70% doanh nghiệp trong cả nước đã báo cáo thua lỗ trong 6 tháng đầu năm và gần 22 nghìn doanh nghiệp bị phá sản.

Chỉ số tồn kho của nhiều sản phẩm đã tăng vọt, trong khi sức tiêu dùng đand tiếp tục suy giảm - cơ bản là người dân có ít tiền hơn, và số tiền họ có thì đang bị mất giá, bởi thế họ không tiêu xài.
Đồng nội tệ của Việt Nam vẫn nằm trong tình trạng bị liên tục sụt giá - nó đã bị mất 10% giá trị so với năm ngoái và được dự tính sẽ giảm thêm 2% đến 3% trong năm nay.

Toàn bộ các ngân hàng nhà nước đang bị phá sản rõ rệt vì những món nợ xấu khổng lồ mà họ đang lưu giữ.
Giá cả bất động sản, vốn đã giảm từ 10% đến 20% trong năm ngoái, được cho là sẽ giảm thêm từ 5 - 10% năm nay.

Và tỉ lệ nhập siêu trong cán cân thương mại của Việt Nam không những là lớn mà còn tăng thêm - Chỉ riêng thâm thủng ngân sách nhà nước đã chiếm đến 2,87 tỉ Mỹ kim cho đến ngày 15 tháng Sáu, tương đương với 42,8% dự tính thâm thủng cả năm và gần gấp đôi so với năm trước.

Thị trường chứng khoán thuộc loại kém hiệu quả nhất trên toàn thế giới, và tỉ lệ tăng trưởng được quảng bá rầm rộ đang ở mức 4,4% và vẫn còn đi xuống.

Nói tóm lại, nền kinh tế kế hoạch do trung ương chỉ đạo của Việt Nam đang chết dần. Như Ngân hàng Thế giới cho biết vào tháng trước, cần có một nhu cầu cấp thiết về đổi mới cơ cấu trong các công ty nhà nước, ngân hàng và các quỹ đầu tư nhà nước.

Cũng may là cuối cùng đảng cũng nhận thấy được điều này và Dũng đang bị tấn công.

Sau khi chính thức thừa nhận rằng "tình hình tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng, phức tạp trên nhiều nơi", ông đã bị cách chức Trưởng ban Chỉ đạo chống Tham nhũng.
Làm như còn chưa đủ sỉ nhục, giờ đây ở các bộ lại có những thảo luận công khai, và thậm chí trong quân đội, rằng Dũng đơn giản là một kẻ bất tài.

Đương nhiên, chúng ta không thể chỉ đổ tội cho Dũng và những kẻ thân cận, mà còn với chính người dân vì đã ngồi yên trước lối làm việc thảm hại này.

Thay vì thế, họ nên lắng nghe thông điệp thay đổi chính thể từ Miến Điện đến Tunisia: Nếu bạn muốn thay đổi, điều đó có thể xảy ra.

http://danluan.org/node/13325

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét