Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




VIỆT NAM BIỂU TÌNH "TRUNG QUỐC XÂM LĂNG"

Esmer Golluoglu, The Guardian
Bảo Anh chuyển ngữ
22/07/2012

Biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà
 Nội ngày 22 tháng Bảy, 2012.
Ảnh: Reuters
 
"Họ không thể ngăn cản chúng tôi, mặc dù họ có ra sức đến đâu đi nữa”

Những người biểu tình cũng được thúc đẩy bởi sự thất vọng ngày càng tăng đối với chính quyền một đảng của Hà Nội trong các vấn đề vi phạm nhân quyền.

Lần thứ ba trong tháng này, hàng trăm người biểu tình đã tuần hành qua các đường phố tại Hà Nội để phản đối, chống lại các tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông.

Trong lúc tiến tới gần đại sứ quán Trung Quốc qua tuyến phố cổ rợp bóng cây xanh của thủ đô, đoàn biểu tình đã bị công an, an ninh chặn lại và phong tỏa khu vực. Các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc hồi năm ngoái cũng đã bị công an chặn đứng tương tự.

Cuộc biểu tình ngày chủ nhật diễn ra sau các vụ tranh chấp ngày càng căng thẳng hơn đối với khu vực mà Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa và Việt Nam đề cập đến là Biển Đông. Đây là nơi ước tính có lượng dầu và khí đốt đáng kể, đồng thời cũng là tuyến đường vận chuyển quốc tế và ngư trường quan trọng, trong đó một số nước Đông Nam Á đang tuyên bố có chủ quyền.

Bắc Kinh, nơi đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết diện tích ở Biển Đông, gần đây đã làm Hà Nội giận dữ sau khi chính phủ này hỗ trợ tổng công ty China National Offshore Oil Corporation (CNOOC) để tìm kiếm hồ sơ dự thầu thăm dò dầu khí trong vùng biển mà Hà Nội cho rằng thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Mặt khác, Hà Nội cũng gây thêm căng thẳng hồi tháng trước bởi việc thông qua Luật Biển Đông tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa.

Các cuộc tranh luận đã làm hỏng buổi đàm phán về vấn đề của khu vực hồi tuần qua ở Phnom Penh, mặc dù cả Trung Quốc và Việt Nam là thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), đều đã đồng ý một “quy tắc ứng xử” và lên kế hoạch sẽ đàm phán vào tháng Chín tới đây.

Những người biểu tình cũng phản đối hành động vi phạm nhân quyền ngày càng gia tăng tại Việt Nam. Vấn đề chiếm đoạt đất đai và công an sử dụng bạo lực là những điều ngày càng gây nhiều tức giận trong nước 90 triệu dân số này, một nhà phân tích cho biết điều này đang gây nhiều lo ngại đối với chính quyền một đảng của Hà Nội.

“Điều cuối cùng mà chính phủ muốn thấy là các cuộc biểu tình vượt ra ngoài tầm kiểm soát”, giáo sư Carlyle Thayer – một chuyên gia về Việt Nam tại Đại học New South Wales cho biết. “Những người biểu tình ôn hòa … [nhưng] họ sẽ hoàn toàn và tuyệt đối bị đàn áp”.

Trong khi công an tháp tùng cùng những người biểu tình qua các đường phố và đã không có vụ bắt giữ nào xảy ra, tuy nhiên vài tuần vừa qua công an đã đàn áp những người bất đồng chính kiến và một số nhà hoạt động có ảnh hưởng cũng như các blogger đã bị sách nhiễu và giam giữ.

Công an đã đến nhà tôi đêm hôm qua và nói rằng nếu tôi tham dự [cuộc biểu tình] thì tôi sẽ bị bắt giữ”, một người hoạt động nhân quyền nói với báo The Guardian qua điện thoại vào ngày chủ nhật. “Hồi sáng này khi tôi đã cố gắng ra khỏi nhà thì một nhóm người trong số họ đã ngăn chặn và buộc tôi vào lại trong nhà, và cho đến giờ này họ vẫn còn ở bên ngoài”.

Các cán bộ công an và an ninh mặc thường phục thường len lỏi tự do vào đám đông người biểu tình hôm chủ nhật, chụp ảnh người tham gia biểu tình và nghe trộm các cuộc hội thoại. Những nhà hoạt động tham gia biểu tình bị các nhân viên an ninh bí mật dõi các cuộc gọi điện thoại, email và nơi ở của họ.

Bất cứ nơi nào tôi đi thì họ có mặt”, một trong những nhà hoạt động đã nhiều lần bị cầm tù vì các nỗ lực vận động dân chủ của ông nói với báo The Guardian. “Tôi có một chút sợ hãi nhưng tôi phải tiếp tục, tôi không thể cho phép họ làm tôi ngừng lại những gì tôi cần phải làm.

Trong khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra trong khoảng ba tháng liên tục hồi năm ngoái, nhưng sau đó chính quyền đã đàn áp và bắt giữ hàng chục người biểu tình sau khi các cuộc thảo luận diễn ra giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Một bài báo của The Guardian hồi năm ngoái cho biết chi tiết rằng chính phủ ngày càng gia tăng đàn áp các nhà hoạt động dẫn đến việc bắt các giam phóng viên và buộc hai người trong số người được phỏng vấn phải chạy trốn khỏi Việt Nam.

Nhưng những người biểu tình ngày càng ngày càng am hiểu hơn về công nghệ thông tin, và các đoạn phim được quay hoặc hình ảnh nhanh chóng được đưa lên mạng sau khi các buổi tuần hành ôn hoà kết thúc.

“Chúng tôi có internet, bây giờ thì chúng tôi có thể giao tiếp với nhau”, một sinh viên  25 tuổi tham gia biểu tình cho biết. “Họ không thể ngăn cản chúng tôi, mặc dù họ có ra sức đến đâu đi nữa”.

© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012
http://phiatruoc.info/?p=8646

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét