30-4-2005
Ba nguyên lý đó là: chưa bao giờ có một chính quyền không cộng sản hợp pháp tại Sài Gòn; Hoa Kỳ không có lý do hợp pháp để can dự vào việc của người Việt Nam; và Hoa Kỳ đã không thể thắng được cuộc chiến trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Tháng Giêng năm 1972, khoảng sáu tháng sau khi từ chiến trường Việt Nam trở về và được phục viên, tôi bắt đầu học thạc sĩ tại Ðại học Michigan, chuyên ngành sử Việt Nam. Cuộc chiến lúc đó thì quá bao la để tôi có thể ép nó vào khung hàn lâm, vì thế tôi chú trọng vào những thời kỳ cổ sử, là một sự vượt thoát êm ả khỏi những bối rối từ trải nghiệm bản thân về cuộc chiến Việt Nam.
Tháng Giêng năm 1972, khoảng sáu tháng sau khi từ chiến trường Việt Nam trở về và được phục viên, tôi bắt đầu học thạc sĩ tại Ðại học Michigan, chuyên ngành sử Việt Nam. Cuộc chiến lúc đó thì quá bao la để tôi có thể ép nó vào khung hàn lâm, vì thế tôi chú trọng vào những thời kỳ cổ sử, là một sự vượt thoát êm ả khỏi những bối rối từ trải nghiệm bản thân về cuộc chiến Việt Nam.
Những năm sau, khi dạy môn sử Việt, tôi không tránh khỏi việc
phải dành vài tiết nói về cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, nhưng tôi luôn cảm
thấy lo sợ khi làm thế, vì bàn luận công khai về cuộc chiến thường khiến tôi có
cảm giác buồn nôn. Phải mất 25 năm tôi mới bắt đầu hiểu được cảm giác buồn nôn đó
đến từ sự trái nghịch giữa những mẫu diễn giải mà tôi đã ghi nhận được về cuộc
chiến và những gì tôi cảm nhận trong lòng mình.
Bài viết này giải thích sự việc tôi đã bắt đầu giảng dạy về
chiến tranh Việt Nam như thế nào và những tư duy về cuộc chiến đã thay đổi ra
sao để trở thành những tư duy của chính mình.
Có ba nguyên lý trong các lý giải nổi bật nhất về chiến
tranh Mỹ-Việt đã được những phong trào phản chiến đưa ra vào cuối thập kỷ 1960
và rồi được đa số giáo sư đại học coi đó là nền tảng để giải thích về cuộc chiến
này.
Ba nguyên lý đó là: chưa bao giờ có một chính quyền không cộng
sản hợp pháp tại Sài Gòn; Hoa Kỳ không có lý do hợp pháp để can dự vào việc của
người Việt Nam; và Hoa Kỳ đã không thể thắng được cuộc chiến trong bất cứ hoàn
cảnh nào.
Phải mất nhiều năm tôi mới thoát ra khỏi những luận điểm này
và nhìn chúng như những mảnh vụn giáo điều của phong trào phản chiến hơn là những
lập luận có nền tảng vững chắc được xác minh với bằng chứng và lý luận. Tôi có
thể nói như thế, vì rút cuộc tôi cũng đã đồng thuận với những trải nghiệm của bản
thân.
Nhận bằng cử nhân vào tháng 5. 1968, hai tuần lễ sau tôi nhận
giấy động viên, yêu cầu trình diện tại trung tâm quân vụ gần nhất để khám sức
khoẻ. Sau cái gọi là Tổng công kích Mậu Thân mùa xuân năm đó, chỉ số trưng binh
cao hẳn lên khiến nhiều người trong chúng tôi, do học vấn, vốn mong được hoãn
nghĩa vụ cho đến qua thời hạn trưng binh, thì từng người giờ đang phải giáp mặt
với chiến tranh.
Tôi nhớ lúc đó có năm chọn lựa.
Một là tìm cách để rớt khám sức khoẻ tổng quát và có nhiều cách
để làm thế. Tôi loại bỏ cách này ngay vì nó làm mất danh dự bản thân.
Một cách khác là làm đơn xin được một ngoại lệ như “người phản
đối vì lương tâm” mà sẽ đòi hỏi tôi phải lý luận rằng, vì niềm tin tôn giáo nên
tôi không thể vào lính. Tôi gạt cách đó, vì tôn giáo của tôi không nằm trong loại
này.
Cách thứ ba là vào tù, nhưng tôi không thấy có lý do gì để làm
chuyện này, vì không tin là cuộc chiến có một giá trị đạo đức thấp đến độ tôi
phải phản kháng dân sự. Cuộc chiến, như tôi hiểu vào lúc đó, tự nó không phải là
xấu; nếu có gì xấu, thì tôi nghĩ là do không được chỉ đạo đúng và những hệ quả
của sự dốt nát này. 7 tuổi, tôi đã chứng kiến cảnh anh rể trở về trong quan tài,
tôi có ý thức về bổn phận công dân đối với đất nước, điều không hề bị cản trở
do những thăng trầm chiến tranh vì lãnh đạo kém. Soi rọi vào chính mình, tôi biết
tôi có thể trung thành với luật danh dự cá nhân gắn liền với những gì tôi hiểu,
như những lý tưởng tiềm ẩn trong cách tổ chức chính phủ tại nước tôi, đã vươn
cao hơn cả sự thất bại của giới lãnh đạo chính trị và quân sự. Ðiều này trở nên
rõ hơn khi tôi được một sĩ quan phỏng vấn trong tiến trình cấp cho tôi đặc quyền
được biết những tin mật về an ninh. Ông ta hỏi ý kiến về cuộc chiến, tôi trả lời
rằng, thật là vô lý nếu chúng ta tìm cách bảo vệ miền Nam khi vùng biên giới với
Lào và Cam Bốt lại để cho địch quân kiểm soát. Tôi đã không tranh luận về việc
chống lại sự bành trướng của những chính quyền cộng sản. Nhưng tôi không nhìn
thấy một chiến lược nào được áp dụng khả dĩ có triển vọng thành công. Tuy nhiên
tôi nói với viên sĩ quan rằng lòng yêu nước của tôi cao hơn những bất mãn về sự
lãnh đạo tồi. Tôi không thể vào tù chỉ vì bất đồng với việc điều hành chiến
tranh, đặc biệt là tôi đã không tranh cãi về mục tiêu toàn diện của cuộc chiến.
Cách thứ tư là trốn qua Canada, một việc đang được chính phủ
ở đó khuyến khích. Ðây là điều mà bạn thân của tôi đã làm năm 1967. Tôi suy nghĩ
kỹ về chọn lựa này, đã đến sứ quán Canada hỏi một nhân viên và được khuyên hãy
di dân qua đó. Nhưng vì những lý do đã trình bày, tôi không thấy chọn lựa này hấp
dẫn. Hình dung ra những thuận lợi cho mình khi làm chuyện này, nhưng làm như thế,
bỏ ra một bên sự cương quyết của mình, sẽ làm cho cha mẹ tôi xấu hổ, đau buồn là
điều tôi không sẵn lòng.
Lựa chọn thứ năm là phục vụ tổ quốc, làm tròn bổn phận công
dân như tôi đã được dạy. Ðó là điều tôi đã chọn.
Nhưng, có lẽ từ niềm tự cao với một trình độ giáo dục vững
chắc và hãnh diện về tính độc lập phát sinh ra niềm tự cao đó, tôi quyết tâm
gìn giữ và kiểm soát cuộc đời mình bằng mọi cách có thể được. Tôi không ưa cái
cảm giác của sự bất lực đến từ một viễn vọng giản đơn là bị trưng binh, bị gửi đến
bất cứ nơi nào để làm bất cứ việc gì.
Vì thế khi người tuyển binh giải thích thay vì bị trưng
binh, tôi có thể tình nguyện đăng ký và như thế tôi có thể chọn việc cho mình
trong quân đội. Tôi quyết định nắm lấy bất kỳ dấu tích tự kiểm soát nào mà tôi
có thể đặt vào đời mình trong lúc này. Tôi đăng ký vào ngành quân báo.
Hai năm kế tiếp là những khoá huấn luyện: từ căn bản chiến đấu, tình báo đến học tiếng Việt. Tôi đã ấp ủ hi vọng không phải can dự vào cuộc chiến. Những đồng đội thân quen được gửi đi Alaska, Triều Tiên hay Ðức quốc, Panama. Nhưng một khi tôi được đi học tiếng Việt, điều duy nhất tôi hy vọng là lúc mãn khóa thì cuộc chiến cũng chấm dứt. Nhưng không, cuối cùng tôi đến Việt Nam vào năm 1970 với chức vụ trung sĩ chủ lực.
Ðiều tôi tiếp cận ở Việt Nam là một quân đội đang trong tình
trạng suy đồi tinh thần chiến đấu. Sau khi dư luận quần chúng trở nên chống đối
cuộc chiến vào năm 1968, phong trào phản chiến đã thâm nhập vào hàng ngũ quân đội
tại Việt Nam. Những vấn đề quy ước như ma túy, xung khắc màu da, giết người, dùng
lựu đạn tấn công cấp chỉ huy và bất tuân lệnh thì hiển hiện và ảnh hưởng đến
tinh thần chiến đấu. Những vấn đề này như tôi hiểu, liên quan đến một sự thực,
là hệ quả của lãnh đạo yếu kém, nên đất nước không còn ủng hộ cuộc chiến. Nhưng
chúng tôi vẫn phải chiến đấu.
Lãnh đạo quân đội, giới nhà binh cũng như dân sự, nhận ra sự
cần thiết để tái phối trí binh lính ra khỏi Việt Nam càng mau càng tốt để tránh
cho sự bất mãn lân lan đến những bộ chỉ huy khác trên thế giới. Trong khi đó chúng
tôi lại được yêu cầu hãy nắm lấy cơ hội chót “làm người cuối cùng hy sinh ở Việt
Nam”.
Dù đã thi hành nhiệm vụ của mình một cách chuyên nghiệp và hết
lòng, tôi cũng bị ảnh hưởng bởi sự bất mãn này. Ðối với tôi, chúng ta đang thua
trận và chúng tôi đơn giản chỉ là những đoàn hậu binh bị bỏ rơi tùy tiện.
Tôi không thích điều đó và trở nên nghi ngờ cấp chỉ huy của
mình, tôi cảm nhận được rằng sự sụp đổ mà chúng tôi đang tham dự ít nhất cũng
cho họ cơ hội để thăng quan tiến chức, trong khi đó phần chúng tôi chỉ còn lại
một câu hỏi đơn giản, sống hay chết.
Tôi được tản thương về Hoa Kỳ năm 1971 trong ngơ ngác và mất
hướng. Tại Ðại học Michigan chung quanh tôi là những sinh viên, giáo sư, những
người đã ôm chặt lấy ba nguyên lý về chiến tranh Việt Nam mà tôi đã nêu ra ở phần
đầu và coi đó là những sự thực hiển nhiên.
Tôi tức giận vì đã hy sinh tuổi trẻ của mình cho sự thiếu khả
năng lãnh đạo của những ông già, và rộng ra khi nghĩ đến chiến tranh tôi đơn giản
chấp nhận những giáo điều trong những khẩu hiệu phản chiến lúc đó rất thịnh hành
ở Ann Arbor.
Trong nhiều năm, những trải nghiệm chiến tranh của tôi như một
cục u không tan trong óc. Tôi không biết phải làm gì với nó. Tôi bắt đầu dạy và
viết về lịch sử Việt Nam, nghĩa là về thời điểm trước thế kỷ XX, và tôi hình
dung ra rằng bằng một cách nào đó tôi đang chuyển đổi những trải nghiệm đời lính
không đẹp thành một điều tích cực, bằng cách dạy người khác về một đất nước chứ
không phải chỉ có cuộc chiến.
Sống ở Việt Nam đầu thập kỷ 1990 tôi đã gặp nhiều người Việt,
mà khi họ thấy một người từng là lính Mỹ chiến đấu ở Việt Nam và có thể nói được
ngôn ngữ của họ, họ thường tỏ ra tức giận và đau khổ, là điều tôi dễ thông cảm.
Ở miền Bắc là những năm chịu đựng bom. Ở miền Nam là sự phản bội. Dù thế nào thì
di sản người Mỹ để lại Việt Nam là một ký ức đau buồn cho họ, cho tôi. Nhưng có
một điều tôi học được sau vài năm sống và làm việc ở đó là đất nước này phải chịu
đựng một cơ cấu chính phủ tàn bạo, áp bức, thối nát và nghèo nàn, và tôi dần hiểu
được những gì mà nhiều người Việt tị nạn đã nói với tôi: Nếu người Mỹ đã giữ lời
hứa, miền Nam giờ đây có lẽ cũng được phồn thịnh, dân chủ như những quốc gia láng
giềng Ðài Loan, Nam Triều Tiên, Thái Lan.
Ðiều đó trở nên rõ ràng với tôi, vì tôi không là một trong số
những người Mỹ tự ghét mình khi thấy những dân tộc khác trông vào chúng ta ở
vai trò lãnh đạo thì cho đó không có gì khác hơn là chủ nghĩa thực dân mới và đế
quốc; còn tôi thì đồng ý với tiền đề là Hoa Kỳ ngày nay có một vai trò chính đáng,
có thể nói là không tránh được, trên thế giới.
Nếu chấp nhận nguyên lý những chính quyền ở Sài Gòn từ năm
1954 đến 1975 là không hợp pháp, không thể tồn tại thì cũng như lập luận rằng từ
năm 1945 chỉ có một chính quyền Việt Nam hợp pháp và tồn tại do Hồ Chí Minh lãnh
đạo, mà điều này giản đơn là giáo điều nền tảng trong cách nhìn của người cộng
sản về lịch sử dân tộc.
Thật hết sức dễ dãi khi để lý giải này của người cộng sản được
phổ biến, chấp nhận bởi những nhà nghiên cứu Mỹ mà không bị chỉ trích. Ngay cả
Kruschev cũng không hành động theo sự cao ngạo tuyệt vời này của cộng sản. Người
ta thường quên rằng vào năm 1957 Liên Xô đã đề nghị cả hai chính phủ Việt Nam được
nhận vào Liên hiệp quốc, chưa kể việc Trung Quốc cũng tán đồng sự hiện hữu của
hai nước Việt Nam. Rõ ràng là, bỏ hai phiá Việt Nam ra, những người tham dự Hội
nghị Geneve 1954 đều ủng hộ giải pháp hai quốc gia để làm giảm đi những đối đầu
nghiêm trọng toàn cầu. Sự xác định về một nước Việt Nam thống nhất trên lý thuyết,
trong bản tuyên bố sau cùng của những người tham dự hội nghị đưa ra, đã loại bỏ
ra ngoài câu hỏi về chính quyền hợp pháp của một nước Việt Nam thống nhất và để
nó đổi thay theo những biến chuyển mơ hồ của một cuộc tổng tuyển cử được tổ chức
hai năm sau, mà đó chỉ là tô vẽ lên một cách ngoại giao sự nhiệt tình dân tộc
trong thực thế của một cuộc chiến tranh lạnh.
Quan điểm thường có về chính phủ Ngô Ðình Diệm là một chính
phủ thiếu khả năng và làm tay sai cho Hoa Kỳ ngày càng trở nên khó biện minh hơn.
Ít nhất Ngô Ðình Diệm đã hai lần dẹp được những nổi loạn ở nông thôn vào năm
1956 và 1958. Vì những thành công này mà năm 1959 Hà Nội quyết định khởi động
chiến tranh, chứ không phải họ xem Ngô Ðình Diệm là yếu kém, mà ngược lại bởi vì
Hà Nội không thể chờ đợi lâu hơn nếu không muốn mất cơ hội ngăn chặn sự ổn định
của một chính phủ không cộng sản tại miền Nam.
Việc Hoa Kỳ quyết định lật đổ Ngô Ðình Diệm hiển nhiên cho
thấy ông ta không phải là tay sai, mà đang chống lại những ảnh hưởng của Hoa Kỳ
vào chính quyền của ông. Ông ta bị làm dê tế thần cho những sự bực bội của người
Mỹ và bị phản bội bởi chính quyền Mỹ; số phận của Ngô Ðình Diệm đã mô tả trước
chân dung tất cả những người Việt không chấp nhận chế độ cộng sản. Chỉ gần đây
mới có những đánh giá nghiêm túc về Ngô Ðình Diệm với nhận thức rằng ông là người
đã hiểu được điều gì cần làm cho một quốc gia non trẻ hơn là lòng hăng hái bị
chỉ đạo sai bởi những cố vấn Mỹ.
Sau khi Ngô Ðình Diệm bị giết, phải mất gần bốn năm mới có một
chính phủ ổn định, một chính phủ vì nhu cầu, lệ thuộc vào Hoa Kỳ nhiều hơn chính
phủ Diệm. Nhưng nền “Ðệ nhị Cộng hòa” cũng ổn định qua những thăng trầm của chiến
tranh và đã ở vào vị trí có thể tồn tại, khi mà vì những khủng hoảng chính trị
và chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ vào đầu thập kỉ bảy mươi đã phản bội lại một
nước Việt Nam không cộng sản để đưa nó vào tay quân thù.
Chắc chắn tính hợp pháp và khả năng tồn tại của chính phủ Sài
Gòn không ít hơn (với sự trợ giúp của Hoa Kỳ) những chính phủ Nam Hàn, Ðài Loan
hay Hà Nội (với những trợ giúp của đàn anh họ). Nhưng đó là nỗi bất hạnh của chính
phủ Sài Gòn để trở thành nạn nhân của đàn anh Hoa Kỳ hay thay đổi. Ðể xóa đi
trong tâm thức chuyện nhục nhã này, nhiều người Mỹ tìm thấy sự hài lòng khi dựa
vào những mơ màng lãng mạn của Hồ Chí Minh và những sáo ngữ lịch sử ngớ ngẩn về
một dân tộc Việt Nam anh hùng đánh bại những đoàn quân xâm lược mà tên tuổI Hồ
Chí Minh đã được kết đan vào đó.
Tôi thì lại muốn bàn đến những mô thức về sự quan trọng của
việc bảo vệ và xây dựng những nền dân chủ non trẻ trên thế giới mới vừa nổi lên
từ bạo tàn. Tự do mà chúng ta thừa hưởng trên đất nước này không tự nhiên mà có,
mà do những phấn đấu của người dân và không có gì đảm bảo tự do sẽ tiếp tục hiện
hữu. Sự tuyệt vời của hệ thống chính trị này, mà chúng ta hay xem thường, là kết
quả của những hy sinh từ thế hệ này qua thế hệ khác, những hy sinh thường không
được những người thừa hưởng trân quý. Ðó là lý do tại sao tôi không chấp nhận
nguyên lý cho rằng Hoa Kỳ không có lý do hợp pháp nào để can dự vào Việt Nam. Tôi
cho rằng quyền lực toàn cầu trong tay Hoa Kỳ phải được nắm lấy như là một trách
nhiệm, không phải là điều mà chúng ta cần tỏ ra hối hận. Nếu Hoa Kỳ thất bại
trong việc dùng quyền lực để đem lại những tốt đẹp cho nhân loại thì nó sẽ mất đi
không chỉ sức mạnh, mà cả những gì mà đất nước này đã đạt được; những tự do vươn
lên dưới bóng sức mạnh của Hoa Kỳ sẽ bị lâm nguy.
Tôi không là một người Mỹ tự ám thị, chối bỏ trách nhiệm, đào
sâu vào những tội lỗi và lỗi lầm đã phạm hơn là dám đứng ra chống lại sự thiếu
vắng thông tin về những đau khổ và rối loạn toàn cầu. Giờ tôi không còn nghi ngờ
nữa, Hoa Kỳ hoàn toàn có lý do để dùng sức mạnh hầu ngăn chặn sự hủy diệt những
hy vọng một tương lai dân chủ cho ít nhất là một số người Việt Nam. Tiếc thay lãnh
đạo Mỹ cuối thập kỷ 1960 đã có những quyết định chính trị và quân sự sai lầm
khiến nhân dân Mỹ chống đối lại những cam kết với Việt Nam. Theo tôi, thảm kịch
Việt nam không phải là việc Hoa Kỳ can thiệp khi cần, mà là sự can thiệp được
tiến hành một cách tệ hại và sự phản bội những người Việt đã tin tưởng vào chúng
ta.
Nguyên lý thứ ba là những nỗ lực của Hoa Kỳ ở Việt Nam không
sao tránh khỏi thất bại vì sự thiếu quyết tâm và nhất trí trong mục đích chung
giữa người Mỹ và dân miền Nam, khi so sánh với miền Bắc và những đồng minh
Trung Quốc và Liên Xô của họ. Ðúng là những chính phủ chống lại một nước Việt
Nam không cộng sản đã có thể vận động quần chúng và không quan tâm gì đến những
ý kiến bất đồng, trong khi một trong những mục tiêu căn bản và lâu dài của Hoa
Kỳ là phát triển quyền bất đồng chính kiến, một quyền rõ ràng làm suy giảm sự
nhất trí và đồng thuận về mục đích chính sách quốc gia. Hơn thế nữa, miền Bắc
Việt Nam có lợi điểm là những tổ chức cộng sản ở miền Nam do họ chỉ đạo, còn người
miền Nam không có lợi thế đó để chống lại miền Bắc. Sau cùng, từ cái nhìn của
người Mỹ, Việt Nam là một đất nước xa xôi, ít được biết đến, không có một liên
hệ gần nào ngoại trừ luận điểm về cuộc đối đầu trong tổng thể của một chiến
tranh lạnh.
Mọi hoàn cảnh là những thách đố cho nỗ lực tạo dựng một chính
quyền không cộng sản ở Sài Gòn. Tuy nhiên những quan tâm này không phải dẫn đến
một tranh luận là chính sách của Hoa Kỳ ở Việt Nam trước sau cũng thất bại.
Chính sách của Mỹ tại Việt Nam đã được sự tán đồng của quần
chúng Mỹ cho đến năm 1968, và những nguồn tài nguyên quân sự, kinh tế mà Hoa Kỳ
dành ra, bất kể tính toán cách nào, thì chắc chắn tương đồng với những nỗ lực bảo
vệ chính phủ miền Nam. Ngay cả khi chúng ta thừa nhận rằng những người cộng sản
được bảo đảm hơn với cơ cấu tổ chức chỉ huy có thể tạo ra được sự nhất trí hành
động hơn là giữa người Mỹ và đồng minh Nam Việt Nam. Thật khó tưởng tượng, làm
cách nào mà việc đó làm mất đi khả năng quân sự của Hoa Kỳ nếu được vận dụng một
cách tài tình. Chỉ cần xem lại việc Pháp chinh phục Việt Nam vào cuối thế kỷ
XIX để thấy những sai lầm của cuộc tranh luận về điều gọi là thất bại không thể
tránh được. Nguyên nhân dẫn đến sự bại trận của Hoa Kỳ và Nam Việt Nam không phải
là thiếu nhất trí và quyết tâm, mà là do một chuỗi những quyết định sai lầm mà
chính quyền Kennedy và Johnson đã phạm để đưa cuộc chiến vào bế tắc, làm mất đi
lòng kiên nhẫn của nhân dân Mỹ.
Trong những năm từ 1961 đến 1967, Hoa Kỳ đánh mất sức mạnh
quân sự bởi những tư tưởng chiến lược nghèo nàn và bởi thiếu những quyết tâm chính
trị. Dĩ nhiên thật là dễ giải thích những sai lầm đã có như là chúng đã tuần tự
diễn ra theo một chuỗi sự việc mà tổng thống Kennedy và Johnson, cùng với những
cố vấn cao cấp, đã hiểu. Tuy nhiên, những bất đồng trong từng giai đoạn đã được
đưa ra, những chọn lựa được chấp thuận không phải vì bị dọa nạt mà vì dựa vào một
tiền đề sai và thiếu sự quan tâm.
Nổi bật trong những quyết định sai lầm là:
Quyết định của Kennedy vào năm 1961 khi thương thảo về điều
gọi là nền trung lập của Lào, nhượng bộ cho địch khu vực biên giới và đường liên
lạc bên trong nội địa, tức như đã chấp nhận rủi ro chiến lược cho những gì còn
lại của cuộc chiến.
Kennedy quyết định tăng số nhân viên quân sự ở Việt Nam
trong khi tìm cách ngăn cản những tường thuật của báo chí về việc người Mỹ tham
chiến và không có một tư duy chiến lược rõ hơn ngoài vai trò “cố vấn”, và như
thế đã đưa ra một tiền lệ nguy hại là can thiệp không có mục đích minh bạch cũng
như không tỏ ra thành thật với quần chúng.
Kennedy quyết định thúc đẩy một cuộc đảo chánh quân sự lật đổ
Ngô Ðình Diệm, vì thế đã loại bỏ một nhà lãnh đạo Việt duy nhất có tài, đã tạo
ra những rối loạn chính trị buộc Hoa Kỳ phải chọn giữa thất bại hoặc can dự sâu
hơn vào Việt Nam.
Quyết định của Johnson đưa lục quân và không quân tham chiến
trong một chiến thuật gây hao mòn, cho tướng Westmoreland quyền ngăn cấm những
phương thức chống phiến quân mà những người lính Thủy quân Lục chiến rất ưa chuộng
(những phương cách đó thật ra lính Pháp đã áp dụng thành công trong thập kỷ
1880 và 1890).
Quyết định của Johnson nhằm thuyết phục đối phương từ bỏ ý định
chiến thắng hơn là sử dụng mọi phương tiện cần thiết để đạt chiến thắng cho Hoa
Kỳ: Johnson tránh động viên quần chúng và kinh tế vào cuộc chiến; từ chối trưng
binh lực lượng trừ bị, lệ thuộc hoàn toàn vào việc tuyển binh và vay mượn ngân
sách trong cuộc khủng hoảng tài chánh đầu năm 1968, vì thế can dự của Hoa Kỳ vào
cuộc chiến chỉ giới hạn; Johnson cho phép sách lược chiến tranh bị ngăn cản dựa
vào diễn giải sai lầm là Trung Quốc có thể can dự, vì thế đã loại bỏ ra những
chọn lựa rất mấu chốt. Sự tự mãn của Johnson đã để cho cuộc chiến tiếp tục tháng
này qua tháng khác mà không có những lượng giá nghiêm túc về mục tiêu và thành
quả, đưa đến thất bại trong quyết tâm chính trị ở Hoa Kỳ.
Tất cả những sai lầm đó qui về một mối vào đầu năm 1968, khi
sự hậu thuẫn của quần chúng dành cho cuộc chiến đang diễn ra không còn nữa.
Hệ quả là chính quyền Nixon tiến hành chiến tranh với những
giới hạn của việc rút quân khỏi cuộc chiến, nhưng cũng đã tìm cách giúp cho việc
ổn định một chính quyền và củng cố quân đội Nam Việt Nam mà vào năm 1972 đã có
thể, với viện trợ của Hoa Kỳ, đánh bại một cuộc xâm lăng toàn bộ từ miền Bắc.
Nhưng những thành quả này đã bị lâm nguy với bản Hiệp định Ba Lê 1973, và cuối
cùng với vụ Watergate dẫn đến việc từ chức của Nixon thì quân đội đó coi như
suy thoái. Nam Việt Nam đã bị bỏ rơi để đương đầu với kẻ thù mà không có bạn giúp.
Tôi tin là đã có những cơ hội để bảo vệ một chính quyền không
cộng sản ở Sài Gòn ngay cả sau năm 1968, nhưng khả năng đó bị buộc chặt với sự
lãnh đạo của Nixon, mà khi không còn Nixon thì không ai can đảm để thấy một lời
hứa cũ được tôn trọng.
Tôi tin rằng Kennedy đã có những quyết định sai lầm về Việt
Nam vì ông không quan tâm đến vấn đề nhiều lắm và Johnson cũng sai lầm vì không
xem đó là những ưu tiên cao. Kennedy hầu như chỉ định việc làm chính sách Việt
Nam cho cấp dưới, những người có những mục đích trái ngược nhau hay đơn thuần
chỉ là những ngườI không có suy nghĩ sâu xa. Johnson đã dành nhiều thời giờ cho
chính sách đối nội và đã có những quyết định về Việt Nam với cung cách như ông đã
thực hiện tốt khi làm việc với quốc hội: nịnh hót và dẹp qua những dị biệt. Cả
hai đã không dành thời giờ để lượng định chính sách ở Việt Nam với những quan tâm
cần có, vì những hao tốn xương máu và tài chánh do chính sách tạo nên. Thiếu lãnh
đạo sáng suốt và quan tâm, nên những quyết định sai lầm đã chồng chất. Không có
chuyện quan trọng hay không để tránh né những chính sách này, trừ khi chúng ta
muốn tranh luận rằng màn sương tư duy nên được xem là một thành tố quan trọng của
chính phủ Kennedy và Johnson. Một số người tranh luận là loại sương mù tư duy này,
đơn giản chính là những dấu chỉ Việt Nam không thật quan trọng để lãnh đạo Hoa
Kỳ dành mọi quan tâm và điều này cũng nói lên một điều là chính sách nào rồi cũng
thất bại. Ðể trả lời cho luận điểm này, có thể nói, thứ nhất là Việt Nam quả là
quan trọng để nhiều tổng thống phải gửi hàng ngàn thanh niên Mỹ vào cõi chết ở
những chiến trường xa xôi với sự ủng hộ nhiệt tình của dư luận quần chúng và quốc
hội; thứ nhì, việc chính sách đó được thực hiện kém rõ ràng là một sự phán xét
dựa trên phẩm chất lãnh đạo chứ không phải nhắm vào chính sách.
Tôi bắt đầu dạy một lớp ở đại học về cuộc chiến Mỹ-Việt từ
cuối thập kỷ 1990, bởi ý thức trách nhiệm công dân còn vương vấn (giới trẻ nên
có hiểu biết về cuộc chiến này) và từ một tư duy vị kỷ cần làm để cho tâm hồn được
yên ổn. Buộc mình nói về cuộc chiến là một trải nghiệm vượt khỏi những giới hạn
khi tôi bắt đầu tìm thấy tiếng nói của chính mình trong những đống sách vở chất
chồng viết về cuộc chiến. Nhiều cuốn kể lể theo một tiêu chuẩn sáo ngữ, dựa trên
những nguyên lý tôi đã dẫn ở phần đầu bài này, mà tôi cảm thấy không được thỏa
mãn.
Nhiều đề mục quan trọng bị gạt ra, đặc biệt là những khát vọng,
những kế hoạch, hành động của người Việt đã chiến đấu với hy vọng xây dựng một
nền dân chủ trên đất nước họ.
Tại một hội nghị vào khoảng thời gian đó, tôi gặp một người
Việt, ông phục vụ trong nhiều chính phủ Sài Gòn từ cuối thập kỷ 1950 đến đầu thập
kỷ 1970, sau đó bị bỏ tù nhiều năm, trước khi di cư đến Hoa Kỳ. Tôi muốn hỏi ông
nhiều điều, nhưng ông nhìn tôi đầy ngờ vực và xin phép cho được hỏi tôi một câu
hỏi trước. Ông hỏi: “Ông có nghĩ là trong cuộc chiến đó, chúng ta có chính nghĩa?”
Tôi ngạc nhiên với câu hỏi bất ngờ đó, nhưng từ đáy lòng phát ra câu trả lời làm
ngạc nhiên cả chính tôi: “Ðúng, tôi nghĩ thế”. Nghe tôi trả lời, thái độ của ông
thay đổi hẳn và trở nên tin tưởng, cởi mở hơn. Ông giải thích rằng bằng trải
nghiệm bản thân, hầu hết những nhà nghiên cứu Mỹ không trân trọng ông bởi vì họ
cho rằng ông đã chọn đứng về phiá sai lầm của cuộc chiến. Thực ra tội của ông ấy
chỉ là kỳ vọng vào một nền dân chủ cho đất nước và đã tin vào Hoa Kỳ.
Trong hai thập kỷ, tôi không muốn xem mình là một cựu chiến binh Việt Nam. Tôi muốn dòng đời tiếp tục trôi và không muốn bị gắn liền với chuyện buồn đó. Tôi không thích đài tưởng niệm chiến binh của cuộc chiến Việt Nam ở thủ đô Washington với tên của những người đã chết khắc trên tường đá. Ðó là đài tưởng niệm những cái chết, mà tôi là một người sống sót và bức tường đó không can hệ gì đến tôi.
Rồi một buổi chiều hoàng hôn gần tắt, trong một nghi thức đơn
giản ở xa thủ đô Washington, tôi co ro trong một căn lều để tránh gió lạnh
trong khi mấy bạn trẻ đang cùng xướng tên người chết bên những ngọn nến lấp lánh
tỏa sáng lên mặt và lều vải. Lắng nghe những giọng đọc từng tên người quyện vào
nhau, theo dòng chảy của âm thanh, tôi không khóc, nhưng một cái gì đó chuyển động
trong tôi và tôi cảm thấy một sự thoát ra và tôi biết là tôi đang ở chỗ của chính
mình, tôi đang đem lại danh dự cho những người đã chết.
Ðó là một đổi thay trong cách nhìn tri thức và cũng là một
trải nghiệm đầy thỏa mãn xúc cảm để rồi tôi vất bỏ đi những ảo tưởng tội lỗi về
cuộc chiến mà tôi đã mang trong mình từ một phần tư thế kỷ qua. Làm thế đã cho
tôi học lại bài học về những giá trị từ ngày còn trẻ, để trân quý những hy sinh
của người Việt, những người đã trở thành đồng bào của mình, và để dạy về cuộc
chiến với những hăng say mới.
Hiện đang có một mốt thời thượng trong giới đồng nghiệp hàn
lâm là dán nhãn cho Hoa Kỳ như một quyền lực phát-xít và đế quốc. Giờ tôi không
sợ bị nguy hiểm doạ nạt bởi những lập luận vô cớ như thế. Các bạn hãy nhìn
quanh thế giới xem, có sự lựa chọn nào khác hơn cho những thực hành dân chủ được
đề cao, tuy chưa hoàn hảo, bởi Hoa Kỳ ngày nay. Tôi không thấy có những chọn lựa
khác.
Sự thực, việc Hoa Kỳ sử dụng quyền lực toàn cầu quá nhiều không
phải là chỉ dấu của một điều sai trái, trừ khi người ta chọn đứng về phiá của
những quyền lực trên thề giới đang phô trương sự chuyên chế tàn bạo đằng sau bộ
mặt bên ngoài của những sự trù dập.
Tôi đã nhận thức được rằng, bây giờ là lúc phải lên tiếng.
Tuổi trẻ của đất nước này đáng được dạy những điều tốt đẹp hơn lòng hoài nghi và
thù hận trước những gì đang còn là hi vọng tốt nhất cho nhân loại.
___
Keith W. Taylor là Giáo sư Ðại học Cornell, Hoa Kỳ
Nguồn: “How I Began to Teach about the Vietnam War”. Keith
W. Taylor. Cornell University. Michigan Quarterly Review. Ann Arbor: Fall
2004
© 2005 Buivanphu
http://buivanphu.wordpress.com/2005/04/30/toi-da-b%E1%BA%AFt-d%E1%BA%A7u-gi%E1%BA%A3ng-d%E1%BA%A1y-v%E1%BB%81-chi%E1%BA%BFn-tranh-vi%E1%BB%87t-nam-nh%C6%B0-th%E1%BA%BF-nao/
- Bảo Đại và các chính phủ kế tiếp của Quốcgia đã được cả trăm nước công nhận, chính nghĩa phải bắt đầu từ đấy. CS chỉ là nhóm phiến loạn, ai bầu cho họ ?
Trả lờiXóa-Lũ phản chiến Mỹ, do KGB hỗ trợ, hầu hết là bọn DoThái CS Mỹ như Jane Fonda, Horowitz...bóp méo lịch sử VN. Sao ông K.Taylor kô nêu ra ?
-Chính dântộc VN sẽ minh định chính nghĩa của mình, tổ CS NgaXô đã tan rã, cái đuôi CS VN,TC,Triều Tiên lấy đâu ra chính nghĩa ?