Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




QUY TRÌNH, THỦ TỤC VÀ CÁI TÂM

Tâm Sáng
23/07/2012 
     
Tham nhũng, hối lộ là tệ nạn xảy ra ở tất cả các nước, tuy mức độ khác nhau rất nhiều. Điều đáng quan tâm là vì sao tệ nạn đó ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, bất chấp mọi chủ trương, biện pháp phòng chống được đưa ra ngày càng mạnh mẽ hơn. Với những gốc nhìn khác nhau, người ta sẽ có những cách lý giải khác nhau.

Nguyên nhân thường được các quan chức nêu ra là do kinh tế thị trường. Chấp nhận lý giải này đồng nghĩa với chấp nhận sống chung mãi mãi với các vấn nạn nói trên và chấp nhận sự bế tắt trong cuộc đấu tranh làm trong sạch xã hội. Câu hỏi đặt ra là: Vì sao các nước Bắc Âu được đánh giá có mức độ tham nhũng hối lộ thấp nhất, mặc dù đã theo nền kinh tế thị trường hàng trăm năm rồi?

 Người dân không quan liêu và có muốn cũng không thể ăn hối lộ, không thể tham nhũng hàng tỉ tiền từ ngân sách nhà nước. Chỉ những người trong bộ máy nhà nước mới có thể làm những việc đó.

Để được giữ những vị trí nhất định trong bộ máy nhà nước, các quan chức đều phải trải qua quá trình sàng lọc qua nhiều tầng nấc, theo những quy trình, thủ tục chặt chẽ với nhiều tiêu chí về đức, tài, lý lịch. Những người ở cấp cao hơn thì còn phải thuộc diện được quy hoạch để đào tạo, bồi dưỡng. Về hình thức, có vẻ rất chặt chẽ, nên mọi người được cất nhắc đáng ra phải là những người trong sạch, có đủ tài đức và không phát sinh tệ nạn bè phái, “ô dù”, nhóm lợi ích.

Thế nhưng thực tế lại không phải vậy. Gần đây một nhân vật nắm giữ vị trí quan trọng có “vấn đề” được cất nhắc sang giữ một chức vụ quan trọng khác, rồi kịp đào thoát chỉ một ngày trước khi bị khởi tố. Khi được chất vấn các vị lãnh đạo những cơ quan liên quan đến việc đề cử nhân vật kia đều mạnh miệng tuyên bố đã làm đúng quy trình, thủ tục đề cử! Họ vô can!

Hóa ra quy trình, thủ tục dù có chặt chẽ đến đâu thì vẫn còn thiếu điều gì đó. Vào thời phong kiến, tuy cũng có đầy đủ tiêu chí, quy trình thủ tục thăng quan, tiến chức, nhưng hiện tượng mua quan bán chức vẫn tràn lan. Phải chăng đó là do thiếu cái tâm trong sáng của người ứng dụng các tiêu chí, quy trình, thủ tục? Khi thiếu cái tâm trong sáng thì lúc tuyển chọn người ta nhìn đối tượng là người “hợp gu” và người không “hợp gu”, cho dù có đủ tài đức, qua các lăng kính khác nhau. Khổ nỗi cái tâm thì vô hình và không đo, đếm, cân đong được! Có câu chuyện “bịa gần với thực tế” ở không ít nơi về cách chọn người: “Hãy tìm trong cơ quan một nhân viên trẻ, thông minh, năng nổ và có thể đảm nhận công việc của tôi, và khi tìm được một người như thế, hãy sa thải anh ta ngay lập tức”!

Bản chất của người chân chính, có tâm, có tài, không mưu mô, nịnh hót, thể hiện qua hành vi và nhân cách, phải trải qua thời gian tiếp xúc, va chạm lâu dài mới có thế nhận ra. Vì vậy chính người dân, quần chúng, những người nhận được những cái tốt và hứng chịu những cái xấu xa từ những cấp trên trực tiếp mới là người đánh giá chính xác nhất bản chất của họ, thế nhưng ý kiến của họ đã không được chú trọng đúng mức.

http://tam-sang.com/?q=node/170


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét