ĐỨC LÂM
Ngàn lẻ cách rửa tiền
Vụ án Bạc gia ngày càng được quan
tâm bởi tính chất nghiêm trọng và sự liên quan đến nhiều nhân vật cộm cán trong
chính trường Trung Quốc. Vụ án này được xem là bê bối chính trị nghiêm trọng nhất
tại quốc gia này kể từ năm 1989 đến nay.
Bạc Hy Lai có tài sản khổng lồ ở
Hồng Kông?
Bạc Hy Lai, một thành viên đã bị
thất sủng của Bộ Chính trị Trung Quốc, người đã từng ra sức chống tham nhũng và
tội phạm tại tỉnh Trùng Khánh nơi ông đã làm Bí thư tỉnh trước khi bị lật đổ
vào tháng 3 vừa qua.
Quá trình điều tra tội "vi
phạm nghiêm trọng kỷ luật" đang diễn ra và nguồn tin từ Đảng Cộng sản
Trung Quốc cho biết Bạc Hy Lai đã nhận ít nhất 159 triệu USD tiền hối lộ.
Trong khi chồng đang dính đến các
bê bối tham nhũng khổng lồ thì vợ Bạc Hy Lai cũng đang bị cảnh sát “sờ gáy” do
có nghi ngờ liên quan cái chết của một doanh nhân người Anh.
Sau khi vụ bê bối chính trị Bạc
Hy Lai bị vỡ lở, hàng loạt các báo cáo về sự giàu có của Bạc gia, những tài sản
của họ ở nước ngoài và hàng loạt các vấn đề có dính líu đến tham nhũng đã xuất
hiện trên mặt báo nước ngoài. Báo chí Trung Quốc gần như không nhắc tới chuyện
tài sản của Bạc Hy Lai.
Trên các trang báo chính thống của
Trung Quốc như Tân Hoa Xã, Nhân dân nhật báo, các bài viết về vụ Bạc Hy
Lai nói nhiều tới chuyện “vi phạm kỷ luật Đảng”, kèm theo đó là những lời kêu gọi
“xử lý nghiêm, không để lọt người, lọt tội”.
Vòng rửa tiền của quan tham |
Theo một nguồn tin ẩn danh được
báo South China Morning Post trích dẫn, chính phủ Trung Quốc đã cử một phái
đoàn sang Hồng Công để điều tra các vụ việc liên quan gia đình họ Bạc và ô dù của
ông là cựu Bộ trưởng công an Chu Vĩnh Khang.
Cũng từ nguồn tin này, chính quyền
Trung Quốc đang điều tra về tin đồn “gia đình ông Bạc Hy Lai có gia sản kếch sù
tại Hồng Kông”.
Theo một chuyên gia kinh tế Trung
Quốc “Bạc Hy Lai không phải là nhân vật cấp cao duy nhất trong Đảng Cộng sản có
chuyển tiền kiếm được từ tham nhũng ra nước ngoài”. Theo đó, vẫn còn rất nhiều
“Bạc Hy Lai khác” mà hiện nay pháp luật vẫn chưa với tay đến.
Tờ Yomiuri, trang báo trực
tuyến của Nhật Bản trích dẫn nguồn tin từ Đảng Cộng sản Trung Quốc nói, ông Bạc
đã nhận ít nhất 1 tỉ NDT tiền hối lộ. Trong khi đó tờ Daily Mail của
Anh thì đưa tin, bà Bạc có một căn nhà trị giá lên đến 2,4 triệu USD tại South
Kensington, London.
Daily Mail cũng tiết lộ
thông tin bà Bạc đồng ý ký thỏa thuận nhập khẩu các khinh khí cầu heli khổng lồ
vào Trung Quốc với các công ty nước ngoài. Hợp đồng này có một điều khoản đặc
biệt đó là các công ty sẽ phải chuyển hơn 300.000 USD vào tài khoản của quý tử
Bạc Qua Qua đang theo học ở Anh.
Doanh nghiệp “rửa tiền” giúp quan
tham
Trình Hiểu Nông, một chuyên gia
kinh tế Trung Quốc, người đã từng làm trợ lý cho cựu Tổng Bí thư Đảng cộng sản
Triệu Tử Dương phát biểu với kênh truyền hình New Tang Dynasty có trụ
sở tại New York (Mỹ) rằng “các quan chức tham nhũng có rất nhiều kênh và phương
pháp để đưa tiền bất chính ra nước ngoài”.
Ông Trình Hiểu Nông: Quan tham có nhiều kênh để "rửa tiền" |
“Ví dụ như Bạc Hy Lai, khi chấp
nhận các hợp đồng nhập khẩu sản phẩm nước ngoài, ông ta sẽ đề nghị được trích
hoa hồng và chuyển thẳng vào các tài khoản ở nước ngoài của mình. Từ đây tiền sẽ
được sử dụng có thể ở trong nước hay ngoài Trung Quốc nhưng không ai có thể
phát hiện ra là nó từ đâu mà có”, ông Trình nói.
Tuần trước, tờ Asahi Shimbun của
Nhật đưa tin bà Cốc Khai Lai (vợ ông Bạc Hy Lai) đã nhận tội giết Neil Heywood
vì không muốn anh ta công khai kế hoạch chuyển hơn 6 triệu USD ra nước ngoài.
Theo Asahi Shimbun, với hành
vi phạm tội như trên của bà Cốc Khai Lai, “khả năng án tử hình là thấp nhưng
không phải không có, vì vụ việc liên quan trực tiếp người nước ngoài.”
Chuyên gia kinh tế này cũng cho
biết các tham quan có thể dễ dàng che giấu các khoản tiền đen này dưới danh
nghĩa những hợp đồng hoàn toàn hợp pháp. Ví dụ như khi cần mua một số sản phẩm
có trị giá 1 triệu NDT, trên giấy tờ hợp đồng này sẽ có trị giá 10 triệu NDT.
Với một hợp đồng hợp pháp như vậy
sẽ chẳng có ai để ý đến là 9 triệu NDT dư kia sẽ được dùng cho các hành động hối
lộ theo từng cấp khác nhau của chính quyền để mọi chuyện sẽ êm xuôi.
Theo một nghiên cứu của Tổ chức
Tài chính toàn cầu có trụ sở tại Washington chuyên nghiên cứu và vận động cắt
giảm các hoạt động rửa tiền tại các quốc gia đang phát triển, Trung Quốc là
nước đứng đầu trong danh sách xếp hạng dòng chảy tài chính bất hợp pháp từ
năm 2000 - 2009. Trong khoảng 10 năm đó, các quan tham Trung Quốc bị cho
là đã chuyển hơn 2.740 tỉ USD tiền bất hợp pháp ra nước ngoài.
|
Ông Trình tiết lộ rằng có rất nhiều
doanh nghiệp ở Hồng Kông và Thâm Quyến tham gia vào hoạt động rửa tiền cho các
tham quan.
Ước tính tại khu vực Tsim Sha
Tsui của Hồng Kông, có khoảng 100 doanh nghiệp liên quan đến rửa tiền, ngoài
các doanh nghiệp đơn lẻ, một số tập đoàn lớn hay liên minh doanh nghiệp cũng
dính líu đến hoạt động này.
Sở dĩ có cả một hệ thống rửa tiền
như vậy bởi vì cung và cầu đều xuất hiện cùng lúc với nhau trong thời điểm hiện
nay.
Có rất nhiều doanh nhân tại Hồng
Kông và Đài Loan muốn đem tiền đầu tư và đại lục, đồng thời các quan tham ở đại
lục cũng có nhu cầu đem “tiền bẩn” của mình ra nước ngoài.
Những doanh nghiệp tham gia vào
đường dây này sẽ nhận tiền của các doanh nhân bên ngoài và chuyển thẳng vào tài
khoản ngân hàng ngoại quốc của các quan tham.
Đồng thời họ sẽ lấy tiền của các
quan tham kiếm được trong đại lục đầu tư vào những vấn đề mà các doanh nhân
đang quan tâm.
“Trong thời buổi hiện nay, những
giao dịch như thế này có thể thực hiện trong vòng chưa đến 30 phút”, chuyên gia
kinh tế Trình Hiểu Nông cho biết.
http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/24/96932/Quan-tham-Trung-Quoc-giau-tien-nhu-the-nao.aspx
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét