Nhà khách chính phủ Hà Nội – Việt Nam
10-07-2012
Người dịch: Dương Lệ Chi
Bộ
trưởng Ngoại giao Minh: (Nói tiếng Việt).
Ngoại trưởng Clinton: Cảm ơn ông rất nhiều, Bộ trưởng
Ngoại giao Minh, về sự đón tiếp nồng nhiệt của ông hôm nay. Thật là tuyệt vời
khi trở lại Việt Nam, và tôi đánh giá cao cơ hội này để tái khẳng định quan hệ
đối tác đang phát triển và đôi bên cùng có lợi, giữa hai nước chúng ta.
Tôi thích thú khi nhớ lại chuyến thăm đầu tiên của tôi đến
đây hồi năm 2000, và đặc biệt đây là chuyến thăm lần thứ ba của tôi trên cương
vị ngoại trưởng, để thấy tất cả các thay đổi và tiến bộ mà chúng ta cùng thực
hiện với nhau. Chúng ta đang làm tất cả mọi thứ, từ an ninh hàng hải và chống
phổ biến [hạt nhân], cho đến vấn đề y tế công cộng và cứu trợ thảm họa, thúc đẩy
thương mại và tăng trưởng kinh tế. Và dĩ nhiên, như Bộ trưởng và tôi đã thảo luận,
chúng tôi tiếp tục giải quyết các vấn đề quá khứ để lại, chẳng hạn như chất độc
da cam, bom mìn, cũng như tìm kiếm những người mất tích khi làm nhiệm vụ.
Việt Nam đã nổi lên như một lãnh đạo ở khu vực hạ lưu sông Mêkông và Đông Nam Á, Hoa Kỳ và Việt Nam chia sẻ lợi ích chiến lược quan trọng. Khi Bộ trưởng Ngoại giao và tôi đi đến Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Phnom Penh, chúng tôi sẽ có cơ hội tham gia với những người đồng nhiệm, [về các vấn đề] như hội nhập khu vực, vấn đề biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam), an ninh mạng, Bắc Triều Tiên, và tương lai của Miến Điện.
Hoa Kỳ đánh giá rất cao sự đóng góp của Việt Nam trong việc
giải quyết các tranh chấp bằng con đường hợp tác, ngoại giao, và giảm căng thẳng
ở biển Đông và chúng tôi mong ASEAN đẩy nhanh tiến độ với Trung Quốc về một quy
tắc ứng xử hữu hiệu để bảo đảm rằng, khi có những thách thức phát sinh, thì
chúng bị chế ngự và giải quyết một cách hòa bình, thông qua quá trình đồng thuận,
phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được thiết lập.
Bộ trưởng Ngoại giao và tôi đã thảo luận những vấn đề này và
nhiều vấn đề khác, bao gồm sự quan tâm của chúng tôi trong việc gia tăng các mối
quan hệ văn hóa, giáo dục, và kinh tế. Chúng tôi có một đoàn doanh nghiệp đi
cùng chúng tôi trong chuyến đi này, và tôi sẽ họp mặt với họ sau đó.
Tôi cũng sẽ giúp chào mừng kỷ niệm 20 sự trở lại của Chương
trình Fulbright ở Việt Nam. Gần 15.000 sinh viên Việt Nam du học ở Hoa Kỳ hàng
năm. Các sinh viên này đã trở về nước và góp phần phát triển đất nước Việt Nam,
và chúng tôi hy vọng rất nhiều trong việc tăng cường các mối quan hệ hơn nữa bằng
cách gửi các tình nguyện viên của Tổ chức Hoà bình (Peace Corps) đến Việt Nam
trong tương lai không xa.
Khi tôi viếng thăm cùng với Phòng Thương mại Hoa Kỳ và một số
lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ, chúng tôi sẽ tìm cách mở rộng thương mại
và đầu tư. Khi Bộ trưởng và tôi thảo luận, thương mại đã tăng từ thực tế là con
số 0 hồi năm 1995 lên tới con số hiện tại là hơn 22 tỉ đô la. Thật vậy, chỉ
trong hai năm, từ năm 2010 đến nay, thương mại đã gia tăng hơn 40%.
Cho nên chúng tôi đang làm việc để mở rộng thương mại, thông
qua thỏa thuận thương mại mới trong khu vực, có ảnh hưởng sâu rộng, được gọi là
Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương, trong đó sẽ hạ thấp các rào cản thương mại,
trong khi nâng cao tất cả các tiêu chuẩn, từ điều kiện lao động cho đến bảo vệ
môi trường, đến quyền sở hữu trí tuệ. Cả hai nước chúng ta sẽ được hưởng lợi.
Thật vậy, các kinh tế gia hy vọng rằng Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia
được hưởng lợi nhiều nhất khi tham gia Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương.
Và chúng tôi hy vọng sẽ hoàn tất thỏa thuận này vào cuối năm nay.
Nâng cao các tiêu chuẩn thì rất quan trọng, bởi vì nếu Việt
Nam tiếp tục phát triển và chuyển sang một nền kinh tế kinh doanh sáng tạo cho
thế kỷ 21, sẽ có nhiều không gian được tạo ra cho tự do trao đổi ý tưởng, tăng
cường pháp trị và tôn trọng các quyền phổ quát của tất cả các công nhân, gồm cả
quyền thành lập và tham gia công đoàn.
Tôi muốn nhấn mạnh điều mà hôm qua tôi đã nói ở Mông Cổ. Tôi
biết có một số người lập luận rằng, phát triển kinh tế cần phải đặt tăng trưởng
kinh tế lên hàng đầu, còn lo nghĩ về cải cách chính trị và dân chủ thì hãy để
sau, nhưng đó là một kiểu mặc cả thiển cận. Dân chủ và thịnh vượng đi đôi với
nhau, cải cách chính trị và tăng trưởng kinh tế liên quan với nhau, và Hoa Kỳ
mong muốn hỗ trợ sự phát triển trong cả hai lĩnh vực này.
Cho nên tôi cũng lo ngại về vấn đề nhân quyền, bao gồm việc
tiếp tục giam giữ các nhà hoạt động, các luật sư và các blogger phát biểu ý kiến
ôn hòa. Đặc biệt, chúng tôi quan tâm về các hạn chế tự do ngôn luận trên mạng,
và phiên tòa sắp diễn ra để xử những người sáng lập [nhóm] được gọi là Câu
Lạc bộ Nhà Tự do. Bộ trưởng Ngoại giao và tôi đã đồng ý tiếp tục nói chuyện thẳng
thắn và tiếp tục mở rộng quan hệ đối tác.
Cho nên, một lần nữa, Bộ trưởng Minh, cho tôi cảm ơn sự hiếu
khách của ông và cảm ơn ông đã từ Cambodia trở về để gặp tôi. Tôi đánh giá rất
cao nỗ lực đó của ông, và chúng tôi mong muốn tiếp tục hợp tác song phương và hợp
tác trong khu vực [với Việt Nam].
Người điều khiển: (Nói tiếng Việt).
Hỏi: (Bằng tiếng Việt).
Bộ trưởng Minh: (Nói tiếng Việt).
Người điều khiển: (Nói tiếng Việt).
Câu hỏi: Cám ơn bà rất nhiều. Bà Ngoại trưởng, tòa án tối
cao Ai Cập và các tướng lĩnh cao cấp ở đó đã bác bỏ lời kêu gọi tái triệu tập
quốc hội của Tổng thống Morsi, và điều đó sẽ đặt họ vào một cuộc xung đột trực
tiếp. Bà nghĩ, điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với sự ổn định chính trị ở
Ai Cập? Bà có xem đó như là một vấn đề thu tóm quyền lực hay là sự bảo vệ nền
dân chủ?
Ngoại trưởng Clinton: Vâng, trước tiên, tôi nghĩ những
gì đang xảy ra trong bối cảnh hiện nay thì rất quan trọng. Có một cuộc cách mạng
khá yên bình, một cuộc bầu cử cạnh tranh, và bây giờ có một cuộc bầu cử tổng thống,
rất lâu mới có cuộc bầu cử đầu tiên trong lịch sử ở Ai Cập, và Hoa Kỳ vẫn cam kết
làm việc với Ai Cập, với chính quyền và xã hội dân sự để hỗ trợ nước này trong
việc hoàn thành quá trình chuyển đổi qua dân chủ, đặc biệt, đối phó với rất nhiều
vấn đề khó khăn về an ninh và kinh tế mà chính phủ mới sẽ phải đối mặt. Nhưng
tôi nghĩ, điều quan trọng là nhấn mạnh rằng, dân chủ không phải chỉ là các cuộc
bầu cử, mà là việc tạo ra một cuộc đối thoại chính trị toàn diện, đầy hứng thú,
lắng nghe các xã hội dân sự, có quan hệ tốt đẹp giữa các quan chức dân sự và
các quan chức quân sự, nơi mà mỗi nhóm người làm việc để phục vụ cho lợi ích của
công dân, và dân chủ thực sự là việc trao quyền cho công dân của mình để xác định
hướng đi của đất nước.
Và tôi cũng nhận thấy rằng thay đổi thì khó khăn. Thay đổi sẽ
không xảy ra cách nhanh. Chúng tôi thấy, trong vài ngày qua có rất nhiều việc ở
Ai Cập đang đi về phía trước để giữ cho quá trình chuyển tiếp này đi đúng hướng,
và chúng tôi mong rằng có sự đối thoại chuyên sâu giữa tất cả các bên có liên
quan để bảo đảm rằng, có một con đường rõ ràng để họ đi theo và những người dân
Ai Cập được hưởng những gì mà họ mong đợi khi xuống đường và những gì họ đã bầu
chọn, là một chính phủ hoàn toàn được bầu, ra quyết định cho đất nước để đi về
phía trước. Và Hoa Kỳ là một đối tác với Ai Cập trong một thời gian dài. Chúng
tôi muốn tiếp tục làm việc với họ để thúc đẩy sự ổn định trong khu vực, ngăn ngừa
xung đột, cố gắng bảo vệ lợi ích chung trong khu vực. Mối quan hệ với Ai Cập
thì quan trọng đối với chúng tôi. Nó cũng quan trọng đối với các nước láng giềng
của Ai Cập.
Cho nên tôi mong được gặp và nói chuyện với Tổng thống Morsi
và các quan chức hàng đầu khác của Ai Cập, cùng với những người đại diện từ một
bộ phận rộng lớn của xã hội Ai Cập khi tôi tới Ai Cập cuối tuần này, để lắng
nghe các quan điểm của họ. Tuy nhiên, chúng tôi yêu cầu đối thoại và một nỗ lực
phối hợp tất cả các nhóm để cố gắng đối phó với những vấn đề có thể hiểu được,
nhưng phải được giải quyết để tránh bất kỳ trở ngại nào có thể làm hỏng quá
trình chuyển đổi đang diễn ra.
Người điều khiển: (Nói tiếng Việt).
Hỏi: (Bằng tiếng Việt).
Người điều khiển: Câu hỏi đó dành cho bà.
Ngoại trưởng Clinton: Dành cho tôi à? (Cười). Xin lỗi,
tôi đã không nhận ra. Như chúng tôi thảo luận, tôi đã làm việc rất nhiều để bảo
đảm rằng Hoa Kỳ đang giải quyết vấn đề chất độc da cam. Đó là một vấn đề quá khứ
để lại mà chúng tôi vẫn quan tâm, và chúng tôi đã gia tăng cam kết tài chính của
chúng tôi để giải quyết vấn đề đó. Bộ trưởng [Minh] và tôi đã thảo luận ý kiến
về một kế hoạch dài hạn để chúng tôi không chỉ xem xét mỗi năm, mà nhìn vào
tương lai để cố gắng xác định các bước mà cả hai nước có thể thực hiện. Bộ trưởng
cũng đã đề cập đến ý kiến đưa thành phần tư nhân tham gia vào nỗ lực khắc phục
hậu quả, và chúng tôi chắc chắn sẽ khảo sát ý kiến đó khi phần thảo luận này diễn
ra.
Liên quan đến vấn đề những người mất tích khi làm nhiệm vụ,
Hoa Kỳ rất cảm kích sự hợp tác của Việt Nam hơn hai thập kỷ qua, trong nỗ lực
giải quyết các quân nhân Hoa Kỳ mất tích. Thật ra, chúng tôi bắt đầu nỗ lực đó
trước khi chúng tôi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao hồi năm 1995. Khi
tôi cùng với chồng tôi đến thăm [Việt Nam] năm 2000, khi ông ấy còn làm tổng thống,
chúng tôi đã thấy công việc mà các đội Mỹ-Việt cùng thực hiện chung, và tôi vô
cùng xúc động về điều đó. Và chúng tôi muốn tiếp tục công việc đó. Đó là công
việc mà chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ. Thông qua những nỗ lực này, chúng tôi đã
xác định được và đưa về nước gần 700 người Mỹ. Nhưng vẫn còn gần 1.300 quân
nhân mất tích, và khi Bộ trưởng [Quốc phòng] Panetta đến đây, Việt Nam đã thông
báo sẽ mở các khu vực mà trước đây bị hạn chế, và chúng tôi rất cảm kích về điều
này. Chúng tôi cũng muốn làm nhiều hơn nữa để giúp Việt Nam lấy lại những
gì đã mất, có rất nhiều điều để chúng tôi làm, và chúng tôi muốn tập trung làm
tiếp những điều đang làm khi có thể được.
Người điều khiển: (Nói tiếng Việt).
Câu hỏi: Cảm ơn bà, thưa bà, tôi là Brad Klapper từ AP.
Bà cũng sẽ đi Israel tuần tới và trong một nỗ lực để thúc đẩy hòa bình. Cùng
lúc, Thủ tướng Palestine – Tổng thống Palestine đã chấp thuận khai quật cựu
lãnh đạo Yasser Arafat, trong lúc có các tuyên bố rằng ông ấy có thể đã bị
Israel đầu độc. Trong bầu không khí này, liệu có lợi cho bất kỳ tiến bộ hòa
bình nào không? Và nếu có tìm ra bất kỳ bằng chứng nào, hoặc thậm chí tạo thêm
nghi ngờ về cái chết của Arafat, sẽ có ý nghĩa gì cho những nỗ lực hòa bình? Cảm
ơn bà.
Ngoại trưởng Clinton: Vâng, Bradley, tôi sẽ không trả lời
câu hỏi nào liên quan đến các giả thuyết. Không ai có thể tiên đoán điều gì có
thể hoặc không thể xảy ra về hành động như thế. Tôi sẽ đi đến Israel để thảo luận
về một loạt các vấn đề mà Israel, Hoa Kỳ, và các nước trong khu vực quan tâm sắc,
và chắc chắn các nỗ lực liên tục để tạo ra một môi trường thuận lợi cho quá
trình hòa bình đó. Nhưng đó không phải là vấn đề quan trọng duy nhất trong
chương trình nghị sự của chúng tôi. Tôi nghĩ rằng, chúng tôi sẽ không trả lời
các tin đồn hoặc các giả thuyết mà những người khác đang thực hiện. Tôi sẽ chờ
bất cứ cuộc điều tra nào được thực hiện. Nhưng tôi cũng mong muốn tiếp tục đối
thoại với người Palestine. Như ông biết, tôi đã gặp Tổng thống Abbas ở Paris
vài ngày trước. Tôi cũng mong gặp các nhà lãnh đạo Palestine khác. Nên tôi nghĩ
rằng, có một cuộc thảo luận rộng rãi, quan trọng đối với chúng tôi, mà không có
cách nào để đoán trước kết quả của bất kỳ vấn đề cá nhân nào.
Người điều khiển: (Nói tiếng Việt).
Bộ trưởng Minh: Cám ơn bà.
Ngoại trưởng Clinton: Cảm ơn ông.
Nguồn: US
Department of State
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
http://anhbasam.wordpress.com/2012/07/11/hillary-clinton-phat-bieu-voi-pham-binh-minh-sau-buoi-hop/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét