Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




LỘ RÕ BỘ MẶT THẬT TRUNG NAM HẢI

Đại tá Bùi Văn Bồng 
27-7-2012

Trung Nam Hải là khu tòa nhà trụ sở làm việc và tiếp khách của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Trung Nam Hải nằm ở phía tây của khuôn viên Tử Cấm Thành có 3 hồ lớn là: Trung Hải, Nam Hải, và Bắc Hải tại công viên, vườn thượng uyển của các vương triều xưa. Trong thời kỳ phong kiến, Trung Nam Hải được các hoàng gia làm nơi vui chơi giải trí với các vườn quanh hồ, đền đài, khuê các được xây dựng ven hồ.

Thuật ngữ "Trung Nam Hải" đồng nghĩa với giới chóp bu đầu não lãnh đạo Trung Quốc. Hiện nay, đây là nơi làm việc của Đảng, Nhà nước, và Chính phủ (Quốc vụ viện) Trung Quốc, đây cũng là nơi thường đón tiếp các lãnh đạo cấp cao, các yếu nhân thuộc hàng lãnh tụ nước ngoài tại quần thể này...

Định nghĩa theo tiếng Hoa, Trung Quốc tự coi nước mình nằm ở vị thế trung tâm toàn cầu, là quốc gia ở giữa thế giới. CờTrung Quốc có ngôi sao lớn, 4 ngôi sao nhỏ như "hầu chầu" viền quanh. Theo lý giải của Trung Quốc thì đó là dân tộc lớn nhất là người Hán(ngôi sao lớn), còn 4 dân tộc khác là Mãn, Hội, Mông, Tạng (là những ngôi sao nhỏ). Theo nhiều nhà nghiên cứu Đông Phương, hàm ý bên trong của Mao Trạch Đông khi cho ra đời lá cờ này là Trung Quốc phải là nước lớn ở giữa, nằm ở góc trên cao, trong thế võ Thiếu Lâm gọi là “Thượng phong thế”, còn các nước khác cả 4 phương trên thế giới chầu chung quanh.

Riêng tên gọi Trung Nam Hải là nước ở giữa biển Nam Hải (Trung Quốc ghi trên bản đồ là biển Nam Trung Hoa). Các hồ trong công viên tại Trung Nam Hải cũng đặt tên là Trung Hải (biển ở giữa, gồm cả vịnh Bác Bộ của Việt Nam, Nam Hải – kéo xuống tận châu Úc, Bắc Hải, vươn lên phía Bắc – vùng biển Nga, Nhật…). Từ mưu đồ bao chiếm cả vùng biển lớn, trong đó có biển Đông về mình, Trung Quốc đã và đang gây ra nhiều cuộc tranh chấp với vùng biển của Nga, tranh chấp đảo Senkaku của Nhật (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư), tranh chấp bãi ngầm Scarborough với Philippines, chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa, một phần Trường Sa và liên tục xâm phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam, tranh chấp chủ quyền vùng Aksai Chin, vùng Arunachai Pradesh với Ấn Độ, tranh chấp lãnh hải với Malaysia, Brunei, vẽ “đường Lưỡi bò” đến tận vùng nội thủy của Indonesia…chiếm 80% biển Đông.

Trung Nam Hải phản ánh mộng bá vương, bành trướng, bá quyền của Trung Quốc xuống toàn bộ vùng Đông Nam Á, đó không những đơn thuần là tư tưởng nước lớn, mà còn là chiến lược đầy tham vọng của nhà cầm quyền Trung nguyên phong kiến. Ngay sau khi thành lập nước CHNDTH (1949), thì tháng 9-1950, tại Hội nghị Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Mao Trạch Đông nói: “Chúng ta phải chinh phục trái đất, đó là mục tiêu của chúng ta”.

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho biết: Trong cuộc hội đàm với đại biểu Đảng Lao động Việt Nam ở Vũ Hán năm 1963, ông Mao nói : “Tôi sẽ làm Chủ tịch 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông Nam châu Á”. Trong cuộc họp BCH TƯ Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 8-1965, Chủ tịch Mao Trạch Đông khẳng định: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore… một vùng như Đông Nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản… xứng đáng với sựtốn kém cần thiết để chiếm lấy…”.

Kissinger-Mao Trạch Đông
Tại cuộc họp giữa 4 đảng cộng sản Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Lào tại Quảng Đông tháng 4-1963, Thủ tướng Chu Ân Lai khẩn khoản: “Nước chúng tôi lớn, nhưng không có đường ra, nên rất mong Đảng Lao động Việt Nam mở cho con đường xuống Đông Nam châu Á”.

Thực chất từ trong mưu đồ, các thế hệ trong giới cầm quyền Trung Nam Hải không đơn thuần “mong VN mở cho con đường xuống Đông Nam Á”, mà chính họ muốn đánh chiếm Việt Nam để “Nam tiến” giành toàn khu vực Đông Nam Á. Nói khác đi, Việt Nam là cái gai mà Trung Quốc muốn đốn nhổ để rộng đường tiến chiếm biểnĐông và các nước Đông Nam Á.

Do vậy, trong công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam, Trung Quốc đã có chủ trương rõ rệt: “Thống soái về chính trị, thuộc lụy về kinh tế,khống chế về quân sự, chiếm cứ bất vũ trang”. Sách lược của Trung Quốc là nhất định phải làm mọi cách để Việt Nam sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc, chiếm trọn Việt Nam, cả bán đảo Đông Dương, làm bàn đạp bành trướng về phía Thái Lan, Mianma, Malaysia rồi bao chiếm toàn bộ Đông Nam Á phải thuộc về Trung Quốc- được như thế mới xứng tầm Trung Nam Hải.

Từ chủ đích mang tính chiến lược ấy, Trung Quốc đặt địa danh các tỉnh giáp Việt Nam cũng thể hiện rõ mưu đồ. Có Bắc Kinh, Hà Bắc, tỉnh Quảng Đông, tỉnh Quảng Tây, nhưng riêng tỉnh Quảng Nam thì “để dành”. Khi nào chiếm được Việt Nam, thậm chí cả Đông Dương thì đặt tên là tỉnh Quảng Nam chăng (?!).

Kissinger - Chu Ân Lai
          Trước sự xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ vào Việt Nam và Đông Dương, Trung Quốc thấy thế mạnh của đối phương như vậy, cho nên đã liên tục “chơi” trò hai mặt. Một mặt giúp Việt Nam để đất nước nhỏ bé phía Nam này thành bia đỡ đạn, giúp giữ yên cho Trung Quốc. Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ lo đối phó với Việt Nam, sa lầy nghiêm trọng ở Việt Nam vì vậy Việt Nam trở thành bức “bình phong” che chắn hiệu quả cho Trung Quốc. Mặt khác, Trung Quốc ngầm bắt tay với Pháp và sau này với Mỹ để “chia phần”, cắt Việt Nam thành 2 đoạn, miền Bắc thuộc Trung Quốc, miền Nam thuộc Pháp hoặc Mỹ. Vì thế, cả hai Hiệp định (Giơ-ne-vơ 1955 và Pa –ri 1973), Trung Quốc đều nhúng tay vào, cả trong việc bày kế, thỏa hiệp và xúi giục). Điều đó càng thể hiện đường lối theo Chủ nghĩa Cộng sản của Trung Quốc chỉ là vỏ bọc bề ngoài, bản chất là đế quốc Đại hán tham lam và bành trướng xưa nay vẫn không hề thay đổi!.

Sự bất đồng với Liên Xô trước đây là do Trung Quốc từ lâu đã muốn tìm cơ hội bắt tay với Mỹ để dẹp bỏ, làm suy yếu Liên Xô, không muốn có một nước Đông Âu lớn bên cạnh mình, đồng thời cũng có chủ trương bành trướng cương thổ lên phía Bác. Mối bất đồng Trung-Xô bùng nổ kể từ khi Khrushop bắt đầu thương thảo với Mỹ, TQ lo sợ bị bao vây cô lập nên vội phê phán Chủ nghĩa xét lại đối với LX, bên trong thì thực hiện cách mạng văn hóa, hô hào "tự lực cách sinh", chủ trương "đại nhảy vọt" để qua mặt LX, chia rẽ khối đông âu và lôi kéo VN...Trong khi đó, một tay của Trung Quốc cũng lén giấu phía sau bắt quan hệ nhằm thỏa hiệp với Mỹ để “ăn chia” nước Việt, không muốn Liên Xô nhúng tay vào.

Khi nhận thấy Việt Nam có khả năng thực hiện giải phóng, thống nhất đất nước, Trung Quốc lại ngấm ngầm bắt tay thỏa hiệp với Mỹ, đánh cướp quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974, sau đó Trung Quốc dựng lên chế độ Khmer Đỏ độc tài, phát xít, tự diệt chủng cho hết cả hơn 7 triệu dân Campuchia hòng thay người Trung Quốc vào chiếm cứ nước này. Trung Quốc dùng chính sách “Miên tự diệt Miên”, “Diệt Hắc hầu thay người Taù sang” (Hắc hầu là loài khỉ đen, ám chỉ người Campuchia đen như khỉ).

Chỉ trong hơn 3 năm,bọn phát xít Khmer Đỏ đã tàn sát hết hơn 3 triệu người dân Campuchia. Trung Quốc tuyền chọn bè lũ chóp bu của chế độ diệt chủng Polpot, Iêngxary, Khieuxamphon, cả ông Hoàng Xihanúc, gọi là “Trung ương 3 phái” đưa sang Trung Quốc nhồi sọ, đào tạo, huấn luyện, bày ra kế hoạch lật đỏ Lon non, trang bị cho quân đội Khmer Đỏ mọi thứ đến tận răng. Cùng thời điểm Việt Nam vừa giải phóng miền Nam, Trung Quốc còn lừa nước Lào, mở đường xuyên qua biên giới Trung-Lào, chạy dọc xương sống Việt Nam phía Tây giáp Lào để nối thông với Campuchia. Đường diệt chủng mới đi được một nửa, Trung Quốc còn cho giúp cho Polpot chiếm đảo Thổ Chu, để rồi chiếm Phú Quốc, từ đó đánh tập hậu Việt Nam từphía Tây Nam.

Nếu cắm chân được vững chắc tại Campuchia, Trung Quốc sẽ tạo ra thế ép Việt Nam từ bốn phía: Tây Nam, phía Lào, phía Bắc và phía Biển Đông. Trung Quốc toan tính, khi diệt hết người Campuchia, ít nhất ban đầu sẽ đưa được 20 triệu người Trung Quốc vào thay thế người Khmer,đứng chân coi như lãnh thổ Trung Quốc trên toàn bộ diện tích Campuchia. Âm mưuđó cũng nằm trong sách lược của Trung Quốc mở vùng định cư mới, “giãn dân”xuống Đông Nam Á. Chiếm được Việt Nam thì Trung Quốc “bóp nghẹt” Lào, chiếm cả Đông Dương, khống chế Thái Lan, Mianma, Malaysia…


Bản đồ quân sự TQ tấn công xâm lược 
Việt Nam 1979 (lưu ở Hạm đội Nam Hải)
Quân Tình nguyện Việt Nam đã giúp Mặt trận Dân tộc thống nhất Cứu quốc Campuchia(CCP)tiêu diệt Khmer Đỏ giải phóng đất nước, cứu hơn 4 triệu dân còn lại của Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng vào ngày 7-1-1979.Trước thất bại này,Trung Quốc tức lồng lộn lên như chó sói điên, bởi Trung Quốc cũng đâu có ngờ một mưu đồ chiến lược đã tưởng như đã nằm trong tầm tay, nay bị sụp đổ chóng vánh. Vì thế, chỉ hơn 1 tháng sau, ngày 17-2-1979, Trung Quốc hùng hổ xua quân xâm lược trên toàn tuyến 6 tỉnh biên giới phia Bắc của Việt Nam, Đặng Tiểu Bình tuyên bố“Dạy cho Việt nam bài học”. Bài học gì, đó là bài học làm mất miếng mồi ngon của Trung Quốc, phá vỡ cả chiến lược “Hậu chiến Việt Nam, thay chân Mỹ chiếm Đông Dương”.

Từ năm 1980 đến nay, Trung Quốc liên tục xâm lấn, quấy rối biển Đông, trực tiếp nhất là với hai “nước láng giềng gần gũi” là Việt Nam và Philippines. Sau khi Việt –Trung “bình thường hóa” quan hệ trở lại năm 1990, nhà cầm quyền Trung Nam Hải (Bắc Kinh) đưa ra chiêu bài đạo đức giả hiệu, lừa phỉnh với cái gọi là “16 chữ và 4 tốt” nhưng vẫn rất hung hăng leo thang gây hấn ở biển Đông, cắt cáp 2 tàu khảo sát dầu khí của chúng ta, liên tiếp bắn giết ngư dân , bắt tàu cá của ta để đòi tiền chuộc, luôn to mồm tuyên bố một cách vô lý chủ quyền "không thể tranh cãi" chiếm gần hết biển Đông và các quần đảo của Việt Nam và các nước Đông Nam Á, nhiều lần dọa đánh Việt Nam và Philippines… Những hành động của nhà cầm quyền Trung Nam Hải cố tình gây hấn, tạo ra các điểm nóng tranh chấp đang gây những bất bình trong dư luận quốc tếvà sục sôi tâm huyết của toàn dân Việt Nam vốn có truyền thống quật cường chống giặc ngoại xâm bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Trung Quốc tập trận trên biển Đông
Với việc mời thầu 9 lô mỏ dầu và ngay sau đó Tuyên bốthành lập thành phố Tam Sa, tổ chức bầu cử và lập ra chính quyền gồm 75 thành viên và Bộ chỉ huy quân đồn trú thành phố Tam Sa, đưa tàu chiến thưởng trực và tổ chức diễn tập ở Trường Sa, mục đích Trung Nam Hải của Trung Quốc đã quá rõ, cả thế giới đều biết mưu đồ bành trướng xuống Đông Nam Á đang được Trung Quốc ráo riết thực hiện. Diễn tập bắn đạn thật của 27 tàu chiến tại Trường Sa, ngay trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam đã trở thành hành động xâm lược trắng trợn. Bộ mặt thật của Trung Nam Hải đã phơi bày ra hết, coi như mọi sự đã “hai năm rõ mười”.

Đến nước này thì không thể vì bất cứ lý do gì mà còn có thể tin vào cái miệng lưỡi lúc nào cũng "hề hề hảo hảo" ngọt xớt của Trung Quốc, còn cố bám riết lấy "16 chữ vàng", "4 tốt" một cách đơn phương để rồi khi nước mất nhà tan dù có trăm lần hối hận cũng không thể nào bù đắp được gì (?!). Cần nhận diện cho rõ bản chất và diễn biến cả nghìn năm lịch sử, gần nhất là những sự kiện từ nửa đầu thế kỷ 20 đến nay, để có đối sách phù hợp, nhạy bén và cao tay. Cần phân biệt rõ đâu là đối ngoại, đối trọng, đối tác, đối tượng và cả đối đầu. Nếu vẫn giữ mãi sự cả tin, mất cảnh giác, thiếu kiên quyết dứt khoát thì sẽ rất nguy hại và xảy ra hậu họa không lường hết được. Nếu như không có bản lĩnh, thiếu quyết đoán, kém quyết sách, chủ quan duy ý chí là có tội với dân tộc và với lịch sử.

http://buivanbong.blogspot.sk/2012/07/lo-ro-bo-mat-that-trung-nam-hai.html 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét