Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




INDONESIA GÓP PHẦN LÀM DỊU TÌNH HÌNH CĂNG THẲNG Ở BIỂN ĐÔNG

Quang Anh - Trí Nhân Media

Ngoại trưởng Indonesia
Hôm thứ Tư 18/7/2012, ông Marty Natalegavwa,  Ngoạị trưởng Indonesia đã tới Hà Nội trong chuyến công du các nước thuộc khối ASEAN nhằm góp phần gỡ ngòi nổ Biển Đông.

Tiếp xúc với giới báo chí chiều ngày 18/7, Ngoại trưởng Indonesia khẳng định ASEAN vẫn có tầm nhìn chung về Biển Đông. Ông cho rằng đây là lúc ASEAN  cần nhanh chóng tái hợp.

Trả lời câu hỏi "Những kiến nghị của Indonesia về việc duy trì vai trò của ASEAN trong vấn đề Biển Đông có ý nghĩa gì đối với các nước như Campuchia? "

Ngoại trưởng  Marty Natalegavwa nói : "Có chứ. Đó là thách thức và nhiệm vụ mà chúng ta đều phải làm, làm thế nào để duy trì sự đoàn kết của ASEAN. Thực ra sự đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN liên hệ chặt chẽ với nhau. Không đoàn kết thì sẽ không thể duy trì được vai trò trung tâm.


Cá nhân mỗi thành viên ASEAN không bày tỏ một quan điểm riêng mang tính dân tộc về các xung đột này, rằng ai đúng ai sai.

Cái chúng ta có là một quan điểm chung trong việc ủng hộ các cơ chế như DOC, Bản hướng dẫn thực thi DOC, Công ước Luật Biển, luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Đó là những nguyên tắc đã đoàn kết ASEAN trong quá khứ, và sẽ tiếp tục đoàn kết chúng ta trong tương lai. Nhất là trong thời điểm rất quan trọng này.

Những nguyên tắc này là hướng tới tương lai. Nhưng chính ông tuần trước ở Phnom Penh đã nhận định rằng ASEAN dường như ngại nói về quá khứ?

Tuần trước chúng ta đã có một cơ hội tốt để thảo luận về những diễn biến gần đây trên Biển Đông, cuộc thảo luận đã diễn ra rất thẳng thắn.

Nhưng tôi nghĩ, một mặt chúng ta không quên những gì đã xảy ra trong quá khứ, mặt khác cần nhanh chóng tái hợp, nhanh chóng củng cố lập trường chung để trong tương lai, khi có bất cứ sự cố gì lại xảy ra, chúng ta đã có cơ sở để phản ứng.

Tôi đã thống nhất với Ngoại trưởng Philippines Del Rosario và Ngoại trưởng Phạm Bình Minh rằng ASEAN cần tăng cường sự thống nhất về vấn đề này để có một nhận thức chung.

Ví dụ như hôm nay bản thân tôi đã thực hành ngoại giao con thoi, cũng như ngoại giao qua điện thoại, để chúng ta có thể phản ứng một cách kịp thời hơn với những diễn biển trên Biển Đông, thay vì chờ đợi đến những cuộc gặp chính thức. Hy vọng cách làm này sẽ đem lại kết quả."

Trả lời câu hỏi "Có nhiều ý kiến lo lắng về sự đoàn kết của ASEAN sau Hội nghị ở Campuchia. Vậy cần phải làm gì để những lo lắng đó giảm đi?"

Ngoại trưởng Indonesia nói :  "Tôi nghĩ quan trọng nhất là các nước ASEAN phải tham vấn và đối thoại với nhau, bởi vì không làm thế thì không hợp tác được. Trong nội bộ ASEAN không nên có sự hiểu nhầm hay nhận thức sai làm chệch hướng tiến trình.

Nói ASEAN đang mất đoàn kết là không đúng, ASEAN vẫn có tầm nhìn chung trong vấn đề Biển Đông, mà 6 nguyên tắc tôi nêu trên đã phản ánh đầy đủ. Tôi hy vọng trong các cuộc gặp tới, tôi sẽ đạt được sự ủng hộ đầy đủ của các thành viên ASEAN đối với các nguyên tắc này."

Nhà báo nêu câu hỏi "Ông có lo lắng cho tương lai của COC không?". Ngoại trưởng Indonesia trả lời : "Dù các diễn biến hiện nay có vẻ như đang làm phức tạp thêm quá trình xây dựng COC, thì đây cũng là lúc chúng ta ý thức được sự cần thiết của COC, giống như luật giao thông, ta phải có những quy tắc ứng xử trên Biển Đông để tránh những sự cố, hiểu nhầm, nhận thức sai và xung đột.

Lúc này chúng ta càng cần tiến lên, cần nhanh chóng đạt được tiến bộ. Năm ngoái chúng ta đã đạt được một tiến bộ quan trọng với Bản hướng dẫn thực thi DOC sau 8 năm dậm chân tại chỗ. Indonesia tin rằng, chúng ta có thể nhanh chóng đạt được tiến bộ với COC."

Trong câu hỏi "Ông có nghĩ là sau thất bại trong việc đạt được sự đồng thuận trong vấn đề Biển Đông ở Campuchia vừa rồi, các nước liên quan sẽ tìm kiếm đồng minh bên ngoài khối vì họ thấy không nhận được sự ủng hộ từ chính hiệp hội của mình?"

Ngoại trưởng Indonesia trả lời : "Tôi nghĩ không đến mức phải làm như vậy. Các nước trong ASEAN đều có tầm nhìn và đường lối đối ngoại riêng, nhưng cùng lúc, chúng ta cũng thuộc về gia đình ASEAN.

Các nước không nên bị nhìn nhận là đối đầu với nước nào, chúng ta có thể có lập trường riêng, lập trường song phương và lập trường khu vực. ASEAN từ trước đến nay cũng đều đón nhận, hướng ngoại và vươn xa, với tất cả các đối tác từ Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, ta có ASEAN +3, và nhiều quốc gia khác.

Tiếc là tuần trước chúng ta đã có những khó khăn, nhưng tôi tin rằng, Indonesia tin rằng những gì xảy ra ở Campuchia chỉ là một ngoại lệ, và nó sẽ là ngoại lệ duy nhất.

Đó chính là lý do tại sao Indonesia ở Hà Nội, ở Manila, ở Phnom Penh để khẳng định lại thông điệp rằng ASEAN vẫn đoàn kết và phải tiếp tục đoàn kết. Đó không chỉ là thực tiễn đang diễn ra mà còn là một lựa chọn mang tính chính sách, không chỉ hiện nay mà còn cả trong tương lai.

Indonesia rất tích cực trong việc gìn giữ sự đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN, vậy lý do là gì?

Vì ASEAN có lợi cho tất cả chúng ta. Nếu có xung đột, dù là ở Đông Nam Á hay ở Đông Thái Bình Dương, nền kinh tế của chúng ta đều sẽ bị ảnh hưởng, chúng ta đều sẽ không thể đạt được những tiến bộ trong phát triển thịnh vượng.

Vì vậy, hòa bình và ổn định ở ASEAN là rất quan trọng, để chúng ta có thể tập trung vào những vấn đề thực chất hơn như tăng cường an sinh cho người dân.

Nhiều nước ASEAN trong quá khứ đã từng nếm trải chiến tranh, xung đột…, chúng ta đều biết cái giá của việc không có hòa bình.

Chúng tôi không muốn sự hỗn loạn, trượt dốc, chúng tôi muốn tiến lên, duy trì hòa bình, ổn định và an ninh. Vì thế, ngồi yên không làm gì, nhìn mọi chuyện trở nên xấu đi không phải là lựa chọn của Indonesia, cho dù không thể đạt được thành công ngay lập tức".

Hãng tin AP dẫn lời ông Marty Natalegawa nói ông sẽ bay tới các nước Asean trong sứ mệnh hàn gắn bất đồng trong khối sau khi các ngoại trưởng không đưa ra được thông cáo chung khi họp ở Campuchia trong tuần trước.

Đó là lần đầu tiên ASEAN không thống nhất được về một tuyên bố sau hội họp trong lịch sử 45 năm và nó cho thấy sự bất đồng về cách thức giải quyết vấn đề Biển Đông liên quan tới bốn nước thành viên - Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Bốn thành viên này cùng Trung Quốc và Đài Loan đều có những đòi hỏi chủ quyền chồng lấn tại Biển Đông.

Nguồn tin của BBC cho rằng "Trong cuộc họp tuần trước, Campuchia đã đứng về lập trường của Trung Quốc mà theo đó các nước có tranh chấp cần đàm phán riêng rẽ thay vì đưa vấn đề ra các diễn đàn đa phương. Việt Nam và Philippines lại muốn thế giới chú ý tới vấn đề này và cảnh báo rằng hành động của Trung Quốc trong Biển Đông sẽ ảnh hưởng tới tự do hàng hải."


Hoa Kỳ đã lên tiếng nói rằng giải quyết hòa bình các tranh chấp và đảm bảo tự do hàng hải là lợi ích quốc gia của họ. Bắc Kinh trong khi đó cảnh báo Washington không can thiệp vào các tranh chấp ở biển họ gọi là Nam Hải.

Ngoại trưởng Natalegawa nói việc có được sự đồng thuận trong ASEAN về vấn đề Biển Đông là "vô cùng quan trọng" vì nó có thể ảnh hưởng tới uy tín và sự đoàn kết của khối.

Hãng AP dẫn lời Ngoại trưởng Indonesia  nói: "Nếu chúng ta không làm gì cả thì những tác hại sẽ lớn hơn."

Ông Natalegawa nói ông sẽ thúc giục các nước ASEAN đồng ý về sáu nguyên tắc trong tranh chấp trên Biển Đông bao gồm cả việc tranh sử dụng vũ lực và giải quyết vấn đề phù hợIndonesia cũng hy vọng các nước sẽ sớm ký bộ Quy tắc ứng xử có ràng buộc pháp lý để tránh xung đột vũ trang lớn trong các vùng lãnh thổ tranh chấp

Quang Anh (Tổng hợp).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét