Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




"HÌNH NHƯ ĐÃ LÀ MỘT TRUNG QUỐC KHÁC"

Thanh Niên

TS Vũ Cao Phan
Ngày 7.7, Đài truyền hình Phượng Hoàng (Hồng Kông, Trung Quốc) đã cho phát sóng chương trình “Nhất Hổ nhất tịch đàm” có nội dung liên quan đến những diễn biến gần đây tại biển Đông. Trong chương trình này Đài Phượng Hoàng đã mời tiến sĩ (TS) Vũ Cao Phan, Phó chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Trung tham gia trả lời phỏng vấn. Được sự cho phép của TS Vũ Cao Phan, Thanh Niên đăng tải lại nội dung cuộc phỏng vấn này.

1. Cách nhìn nhận của Việt Nam đối với việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa?

Về cách nhìn của Việt Nam với tư cách là một quốc gia thì người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trả lời và dư luận Việt Nam cũng đã lên tiếng rộng rãi. Chắc các bạn cũng biết là tất nhiên Việt Nam phản đối hành động như vậy của Trung Quốc.
Còn cá nhân tôi thì thấy việc này chỉ trên mức bình thường một chút, không quá quan trọng. Vì sao ư? Vì vấn đề chỉ là cái tên, Trung Quốc đã nhận là của mình rồi thì muốn đặt tên như thế nào chẳng xong. Hôm nay là thành phố Tam Sa, mai đổi thành tỉnh Nhị Sa chẳng hạn thì tôi vẫn ngồi uống trà Ô Long, chẳng đánh rơi giọt nào ra ngoài. Có một điều thú vị là tôi mới được tin người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi vừa trả lời các nhà báo về việc Thị trưởng Tokyo (Nhật Bản) ra tuyên bố sẽ đặt tên tiếng Nhật là Senkaku cho hai con gấu trúc trong vườn bách thú Tokyo trước khi gửi lại Trung Quốc. Ông Hồng Lỗi nói: “Bất kể ông Ishihara muốn đặt tên gì đều không quan trọng. Điều quan trọng, điều không thay đổi được một thực tế là gấu trúc là của Trung Quốc. Cũng như bất kể Nhật Bản đặt tên gì cho đảo Điếu Ngư (Senkaku) thì cũng không thay đổi được sự thực khách quan Điếu Ngư là của Trung Quốc”. Hay thật, có vẻ như tôi và ông Hồng Lỗi có cùng quan điểm, đúng không?

2. Việc thành lập thành phố Tam Sa của Trung Quốc có làm xấu thêm cục diện Nam Hải (tức biển Đông, theo cách gọi của Trung Quốc - TN) không?



Ông Vũ Cao Phan, 68 tuổi, là TS Lịch sử nghệ thuật quân sự, từng có thời gian học tập tại Trung Quốc. Ông là nguyên là cán bộ giảng dạy khoa Lịch sử chiến tranh (Học viện Quốc phòng), trợ lý Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo. Ông hiện là thành viên Hội đồng khoa học Trường đại học Bình Dương.

Tôi thấy không, hoặc một chút thôi, nếu chỉ tính riêng việc này. Còn nếu cộng thêm những sự kiện khác diễn ra đồng thời, như tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines  ở bãi đá Hoàng Nham (Scarborough), như việc Công ty dầu khí hải dương - CNOOC (Trung Quốc) gọi thầu ngay vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam... thì quả thật tình hình Nam Hải có nóng lên, cục diện biển Đông có xấu đi. Trong buổi hôm nay chúng ta không có nhiều thời gian nên tôi cũng không thể phân tích sâu thêm những nguyên nhân và giải pháp.

Tôi chỉ muốn nói hai điều:

Một, nếu nhìn lên tấm bản đồ có tỷ lệ xích nhỏ, như những bản đồ cỡ bàn tay thường đăng trên các báo, ta sẽ thấy 9 lô mà Công ty CNOOC vừa gọi thầu nằm dính ngay vào bờ biển miền Trung Việt Nam và cách Trung Quốc thì rất xa. Phía Trung Quốc gọi thầu trên cơ sở các lô này nằm trong đường đứt khúc 9 đoạn mà các cơ cấu quyền lực và ngôn luận của Trung Quốc (chưa thấy tiếng nói chính thức của nhà nước Trung Quốc) chỉ dựa vào một lập luận không có tính pháp lý chặt chẽ là tính lịch sử để khẳng định là nó thuộc về Trung Quốc. Thì cứ thử chấp nhận lập luận này và tôi xin đưa ra một câu chuyện để chúng ta cùng nhau suy nghĩ. Những năm chiến tranh Việt Nam, tàu chiến Mỹ có lần đi gần eo biển Đài Loan đã bị Trung Quốc kịch liệt lên án, thế mà hằng ngày chính các tàu chiến này, kể cả tàu sân bay vẫn hành quân qua lại khu vực bây giờ được gọi là “đường đứt đoạn 9 khúc”, máy bay Mỹ vẫn từ đó bay vào Việt Nam bắn phá mà có thấy Trung Quốc lên tiếng phản đối gì đâu, trong khi Trung Quốc còn là đồng minh thân thiết của Việt Nam nữa? Hay là lúc đó Trung Quốc chưa kịp nhớ đến “di sản” mà chính quyền Quốc dân đảng để lại? Tính lịch sử là một dòng thời gian liên tục hay cũng cần “đứt đoạn”?

Hai, các nhà lãnh đạo hai nước Việt Nam và Trung Quốc cần tích cực xắn tay giải quyết những vấn đề tồn tại không hề nhỏ giữa hai nước anh em (tôi vẫn muốn dùng cụm từ này), chứ không chỉ nói mãi về những “tầm cao mới”, những “bốn tốt” với “mười sáu chữ” (có khi còn thêm tính từ “vàng” vào nữa) như một sự giễu cợt.

Cần thẳng thắn ngồi lại với nhau, điều gì chưa rõ, chưa hiểu thì làm rõ, điều gì có tính nguyên tắc thì giữ nguyên tắc, điều gì có thể thương lượng, nhân nhượng thì nhân nhượng trên cơ sở có tình có lý, hai bên cùng thắng. Không có cách nào khác.

3. Giữa hai nước có khả năng xảy ra đụng độ kiểu “lau súng cướp cò” (bất cẩn) không?

Không, đó là quan điểm của tôi. Tôi cũng loại trừ luôn cả khả năng “nhân tạo” cho những tình huống ấy. Tất cả mọi hành động của Trung Quốc hiện nay, tôi nhìn nhận chỉ là nhằm gây áp lực để giành lấy mục đích của họ. Còn mục đích đó là gì thì phải hỏi chính Trung Quốc. Trung Quốc luôn tuyên bố không có tư tưởng nước lớn trong hành xử quốc tế. Có thể như vậy, nhưng Trung Quốc chắc chắn có tư tưởng nước khỏe, càng ngày càng thích khoe cơ bắp. Thực tế ấy cả thế giới đều rõ. Nhân dân Việt Nam đã từng vui sướng và tự hào như thành quả của chính mình khi Trung Quốc thử thành công quả bom nguyên tử đầu tiên. Còn bây giờ… Hình như đã là một Trung Quốc khác. Thật đáng tiếc!

Tàu công xưởng Hải Nam Bảo Sa 001 của Trung Quốc ra biển Đông là vi phạm luật quốc tế -  Ảnh: Chinanews

TS có thể cho biết cuộc phỏng vấn đã được thực hiện như thế nào không?
Đây vẫn là chương trình talk show “Nhất Hổ nhất tịch đàm” của Truyền hình Phượng Hoàng được thực hiện nhân các sự kiện nóng mà năm ngoái tôi được mời tham gia, khi xảy ra “vụ cắt cáp” ở biển Đông. Cách thức họ làm vẫn là ghi âm, ghi hình trước, phát sóng sau. Những người được mời nhưng ở xa như tôi, camera không thể nào vươn tới thì liên tuyến bằng điện thoại. Câu hỏi được gửi sang trước một ngày. Điều khác biệt là chương trình lần này được thực hiện ở một studio tại Bắc Kinh, không phải Hồng Kông.


TS có thể cho biết thành phần tham dự?
Tôi không được biết nhưng nghe họ nói chuyện với nhau, có nghe thấy tên một, hai vị tướng hay xuất hiện trên mạng. Không hiểu có đầu cầu nước ngoài nào khác như lần trước không? Trên thực tế là từ năm ngoái đến nay họ đã mấy lần mời tôi tham gia chương trình, nhưng lần này mới có điều kiện nhận lời.


Mọi việc tiến hành thuận lợi chứ?
Biết nói thế nào nhỉ? Khi tôi nói có lúc thì nghe thấy tiếng vỗ tay, có lúc hoàn toàn im lặng. Sau buổi phỏng vấn, họ cảm ơn và bảo rằng họ đánh giá cao những ý kiến của tôi. Tuy nhiên...

Tuy nhiên?
Vâng, tuy nhiên... (cười) Cũng giống như lần trước, cuộc phỏng vấn chỉ thực hiện được một phần, mặc dù đã có sự thỏa thuận trước là sẽ đảm bảo đủ thời gian cho tôi vì họ cũng muốn lắng nghe các quan điểm khác nhau, nếu có. Tôi trả lời hoàn chỉnh câu 1 còn câu 2 và câu 3 chỉ trả lời được một phần. Tất nhiên ngay sau đó tôi đã gửi qua đường email cho họ toàn văn phần trả lời của tôi, bằng cả tiếng Việt và tiếng Hán.
Xin cảm ơn TS!

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120709/hinh-nhu-da-la-mot-trung-quoc-khac.aspx


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét