Xuân Việt Nam
31-7-2012
Nhiều vị chính quyền, an ninh khi tiếp xúc với dân đều gọi
các ông trong uỷ viên Bộ Chính Trị là lãnh đạo.
Từ lâu trong lòng người dân thường dấy một mối băn khoăn. Đó
là tại sao biết cấp trên cao nhất là tham nhũng, tham ô, là ích kỷ vun vén lợi
ích cho con cái mình. Tài sản của các vị ấy nhiều không sao kể xiết, đó là sự
thật rành rành không ai chối cãi được. Thế nhưng những người cấp dưới vẫn tuân
lệnh làm theo một cách mù quáng. Thậm chí là nghe theo cả những mệnh lệnh vô đạo,
vô tình, vô luật.
Có vị lãnh đạo cao cấp nào của Đảng mà nghèo không.?
Thưa không, vì nếu có thì cái ĐCSVN này tan tành từ lâu rồi.
Quan niệm mỗi thời một khác, thời mới thành lập chính quyền, còn chưa tập trung
sức mạnh quyền lực vào tay, ĐCSVN tồn tại bằng chí công vô tư, những nhà lãnh đạo
cao cấp về hưu với mức lương đủ sống an nhàn chỉ với bản thân họ, còn con cháu
phải tự lực mưu sinh cho mình. Xuống dưới cấp cao một tí thì cuộc sống thật vất
vả, phải bon chen, vật lộn với đời thường. Đó là thời mà '' đầu đường đại tá
bơm xe, cuối đường trung tá bán chè đỗ đen'' Hay thời nuôi chó bằng nhau thai
mà nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã miêu tả qua truyện ngắn ' Tướng Về Hưu".
Thời nay đã khác xưa, ĐCSVN tồn tại được bởi vào Đảng là cơ
hội để kiếm chác, vị trí trong Đảng càng cao thì kiếm chác càng cao. Không ai
phủ nhận được sự thật đang diễn ra hiển nhiên này. Những kẻ đang kiếm chác những
mối lợi khổng lồ rất tỉnh táo khi biết chia sẻ cho những thế hệ trước đã không
kiếm chác được như họ ngày nay. Để xoa dịu họ và trông cậy vào sự ủng hộ của họ,
qua những đồng tiền nhận được dưới hình thức mới mẻ như truy lĩnh huân huy
chương, năm hoạt động, tiền kháng chiến, độc hại chiến trường....
Chúng ta quay lại với những người cán bộ cấp thấp đang phục
vụ chế độ, phục vụ ý chí của các vị lãnh đạo cao cấp một cách mù quáng. Một
lòng trung thành đến mức khó hiểu ở những con người này. Phải chăng trong họ
còn lý tưởng, phải chăng họ mới vào quan trường nên chưa thấu hết được cái bẩn
thỉu,hèn hạ của nó. Hay họ chưa nhận ra cái bản chất xâu xa, tham nhũng,
đục khoét của cấp lãnh đạo, họ tin rằng lãnh đạo họ là người có lương tâm
chăng.?
Chúng ta với niềm tin tưởng cố hữu của con người rằng trong
họ (những người cán bộ cấp thấp) còn những cái tốt ẩn sâu như ông cha đúc
kết ''Nhân Chi Sơ Tính Bản Thiện''. Niềm tin ấy trong mỗi con người hướng thiện
nào đều có, như chúng ta tin ông Bụt trong chuyện mẹ kể năm nào, trong ánh mắt
từ bi của Phật khi chúng ta lên chùa vào ngày rằm, hoặc trong niềm an ủi dưới
bóng Đức Mẹ bao dung khi chúng ta đến nhà thờ vào ngày chúa nhật.
Bởi vậy chúng ta thường vị tha, thường châm chước cho
những hành động có lúc tàn nhẫn, bỉ ổi của những cán bộ cấp thấp này với những
lý do như ''họ chưa hiểu, họ chưa nhận ra, việc của họ cấp trên bảo phải
làm.....''
Và tuy chúng ta khi tha thứ cho họ, trong lòng chúng ta vẫn
dứt day câu hỏi. Tại sao họ biết cấp trên như vậy mà họ vẫn nghe. Chúng ta với
niềm tin thánh thiện đều mong rằng có ngày họ sẽ nhận ra điều ấy ở lãnh đạo họ.
Có bao giờ bạn suy ngẫm, tại sao băng cướp là một băng đảng
xấu xa. Băng cướp chuyên làm điều ác mà vẫn có người theo, vẫn có những kẻ đệ tử,
đàn em sùng tín đại ca, thủ lĩnh dù biết mười mươi đại ca, thủ lĩnh của mình là
tên xấu xa, tàn bạo nhất có thể giết dân lành và cũng giết đàn em, đệ tử để trừng
phạt khi không vừa ý hắn. Tên thủ lĩnh có tất cả những cái xấu xa như tham lam,
ích kỷ, độc tài, háo sắc, cuồng dâm, hưởng thụ trên thành quả của cả băng cướp
như thế những vẫn có những tên tiểu yêu sẵn sàng thí mạng để bảo vệ thủ lĩnh
mình. Băng cướp sở dĩ được gọi là băng cướp vì có những tên tay sai, đệ tử như
thế, có tên thủ lĩnh như thế. Nếu những tên đệ tử, tay sai mà hiểu được điều
nhân nghĩa thì đâu có băng cướp mà chỉ có một tên cướp duy nhất là thủ lĩnh.
Chúng vào băng cướp chỉ vì mục đích muốn sống trên mồ hôi, nước mắt của người
khác. Cung phụng, nghe lời thủ lĩnh để mong được thăng thêm cấp bậc, ngày nào
đó sẽ trở thành thủ lĩnh cướp sống cuộc đời phè phỡn trong của ngon, vật lạ,
gái đẹp, đồ quý hiếm. Còn khi chúng già mà cấp bậc trong băng cướp không đạt
như mong muốn, không còn sức để cưỡi ngựa, cầm dao đi cướp. Chúng về hưu với một
số của cải tích cóp được và ước mơ sống làm người lương thiện. Chúng cày cấy,
trồng rau thậm chí là nghiên cứu kinh kệ nhà Phật, theo học đạo... để cho đời
khối kẻ tung hô, viết sách ca ngợi tay lục lâm, thảo khấu hoàn lương.
Nếu chúng ta vị tha cho những hành động mù quáng của những
cán bộ bậc thấp trong chính quyền này. Bởi vì họ chưa hiểu được, hay họ bị buộc
làm theo, hay họ không muốn thế nhưng vì cuộc sống...
Thì chúng ta cũng nên tha thứ cho cả những tên tay sai, đệ tử
của những băng cướp với lòng nhân ái như vậy.
Có điều đừng để họ gọi những từ như lãnh đạo chúng tôi. Hãy
nói với họ rằng.
http://danoan2012.blogspot.dk/2012/07/hay-goi-ong-ta-la-thu-linh.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét