Đào Như.
-Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan trong gặp gỡ riêng với nhóm phóng viên đến từ các nước ASEAN đã trao đổi xung quanh “ván bài” COC giữa ASEAN và Trung Quốc hiện nay. Vị Tổng thư ký ‘cảnh tỉnh’ một thực tế: các cường quốc sẽ không nhảy vào cuộc xung đột này này nếu như trong nội bộ ASEAN thực sự có giải pháp cho chính các bất đồng của riêng mình.
Hai hội nghị quan trọng của ASEAN sẽ được tổ chức tại Phnom Penh từ ngày 6 đến ngày 13 tháng 7-2012:
- Thượng đỉnh các Ngoại Trưởng ASEAN lần thứ 45
- Diễn Đàn An ninh Khu vực ASEAN lần thứ 19
Theo bản tin đài VOA, hôm thứ năm vừa rồì 28/6/2012, ngoại trưởng Indonesia, Marty Netalgewa cho biết chủ đề tại buổi họp cấp Bộ Trưởng Ngoại giao lần thứ 45 tại Phnom Penh sẽ là cuộc thảo luận về bản dự thảo Tuyên Ngôn Nhân Quyền của ASEAN.
Hưởng ứng lời đề nghị của Indonesia, Chính quyền Phnom Penh phụ họa theo: Với tư cách là đương nhiệm Chủ-tịch luân-phiên của ASEAN, Chính phủ Cam bốt muốn thấy văn kiện dự thảo bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của ASEAN này phải được thông qua trong buổi họp Thương đỉnh ASEAN vào tháng 11 tới. Trong khi đó báo Jakarta Post nhấn mạnh Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của ASEAN là văn kiện quan trọng sau bản Hiến Chương ASEAN được thành lập vào năm 2007. Ngoại trưởng Indonesia, Marty Netalgewa, cũng cho hay là cuộc họp tháng 7 tại Phnom Penh cũng sẽ bàn về Bộ Qui Tắc Ứng xử ở Biện Đông-COC-Codes Of Conduct- (thay vì DOC-Tuyên Bố ứng xử tại Biển Đông), và những vấn đề khác như Miến Điện, Bắc Triều Tiên, bạo động leo thang ở Syria và những dữ kiện ở Trung Đông. Ngoài ra tại Phnom Penh tháng 7 này, các đại diện của ASEAN sẽ vạch ra một kế hoạch cho 10 năm tới.
Trong những ngày qua đã có những phản ứng tiêu cực về việc soạn thảo bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của ASEAN:
1-Nhiều ý kiến phản đối, vì bản tuyên ngôn nhân quyền này không có sự tham gia, đóng góp của quần chúng nhất là quần chúng của xã hội dân sự.
2-Tại sao ASEAN phải có riêng bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền? Bản tuyên nhân quyền của ASEAN có chi khác so với bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế mà toàn thế giới, các nước ASEAN và VN đã ký?
Có câu hỏi nghiêm túc ở đây: Tại sao Ngoại trưởng Indonesia, Marty Netalgewa, lại đề xuất chương trình làm việc cho những hội nghị tại Phnom Penh với những tiết mục như trình bày ở trên. Nhìn kỹ không có tiết mục nào nói đến ASEAN phải đối phó ra sao trước sự trỗi dậy mộng bá quyền của TQ trên Biển Đông trong những ngày gần đây: Sự xung đột của TQ với VN và Phi Luật Tân ở Trường sa cũng như ở bãi cạn Scorborugh Shoal. Nhất là việc TQ xua quân và tàu chiến vào Biển Đông. Tại sao Marty Netalgewa lại có quyền đưa ra những tiêu chí cho hội nghị tại Phnom Penh từ ngày 6-13 tháng 7-2012 để khỏa lấp, quay lưng lại với những sự mạo hiểm quân sư liều lĩnh và nguy hiểm của TQ tại Biển Đông trong những ngày qua, hâm dọa nghiêm trọng nền hòa bình và an ninh khu vực và thế giới.
Hơn thế nữa đề xuất của Ngoại trưởng Indonesia liền được chính quyền Cam bốt hỗ trợ ngay lập tức như chúng thấy ở trên. Có sư sắp xếp nào đó giữa Cam Bốt và Indonesia? Kẻ tung người hứng? Hơn lúc nào hết, lúc này phải áp dụng những cương lĩnh cũa bản Tuyên Bố Ứng Xử Biển Đông-DOC- mà TQ và các nước ASEAN đã ký và đã cam kết, để răn đe TQ. Trái lại theo đề nghị của Indonesia: Đem vấn đề Nguyên Tắc Ứng Xử -COC- đang còn là một dự thảo chưa thành hình mà đem ra bàn cãi.
Chúng ta thử tìm hiểu những động cơ đứng phía sau các động thái trên của Cam bốt và Indonesia. Có một nhận định phù hợp với thực tế: Các nước trong tổ chức ASEAN, vì những khác nhau về địa lý tương quan với Biển Đông, lợi ích của họ tại Biển Đông cũng khác, do đó tầm nhìn của họ về Biển Đông cũng khác. Như các quốc gia Indonesia, Thailand, Cam Bốt, Lào, Miến Điện không muốn đụng chạm với TQ trong vấn đề Biển Đông, sẽ mang lại tai hại đến quyền lợi và ân huệ họ được hưởng từ TQ với những khoản viện trợ dối dào của nước này cho họ và nhất là quan hệ mậu dich song phương. Chúng ta thử nhìn qua quan hệ mậu dịch song phương trao đổi giữa các quốc gia ASEAN với Trung Quốc trong những năm qua:
TQ và Singapore-2010: 95,3 tỷ USD
TQ và Malaysia -2011: 90 tỷ USD
TQ và Indonesia vào 2015: 80 tỷ USD
TQ và Thailand- 2010: 46 tỷ USD
TQ và Philippines-2007: 30,6 tỷ USD
TQ và VietNam- 2010: 25 tỷ USD
TQ và Myanmar-2007: 1,4 tỷ USD
Đó là chưa kể Thailand, Vương quốc này có truyền thống chống lại ViệtNam, âm mưu cùng những nước thư ba trong quá khứ cố kìm hãm Việt Nam trong cảnh chia cắt, nghèo đói và lạc hậu. Hôm nay Thailand cũng không ngần ngại bộc lô sư thiên vị của chính phủ ThaiLand với TQ. Thailand không ngừng tuyên bố đứng ngoài vụ tranh chấp Biển Đông đúng theo mong muốn và yêu cầu của TQ.
Trong lúc đó Cam Bốt, ngoài khỏan mậu dịch dịch song phương với TQ nhiều tỷ Đô la, Cam bốt còn bị TQ chi phối, mua chuộc bằng những khoản viện trợ dồi dào không điều kiện đính kèm như tôn trọng nhân quyền hay kiến tạo dân chủ. Cho nên không ai ngạc nhiên, trong kỳ họp Thượng đỉnh ASEAN hồi tháng tư vừa qua tại Phnom Penh, Cam Bốt lấy tư cách chủ tịch luân phiên ASEAN đã loại vấn đề Biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự của hội nghị này. Ai cũng biết ý kiến “không bàn đến vấn đề tranh chấp tại Biển Đông tại các hội nghị ASEAN” phát xuất từ Bắc Kinh. Hơn nữa, từ thời Khmer Rouge đến thời Hun Sen hiện nay, trong quan hệ với ViệtNam, Cam bốt luôn luôn là kẻ sớm đầu tối đánh”.
TQ và Singapore-2010: 95,3 tỷ USD
TQ và Malaysia -2011: 90 tỷ USD
TQ và Indonesia vào 2015: 80 tỷ USD
TQ và Thailand- 2010: 46 tỷ USD
TQ và Philippines-2007: 30,6 tỷ USD
TQ và VietNam- 2010: 25 tỷ USD
TQ và Myanmar-2007: 1,4 tỷ USD
Đó là chưa kể Thailand, Vương quốc này có truyền thống chống lại ViệtNam, âm mưu cùng những nước thư ba trong quá khứ cố kìm hãm Việt Nam trong cảnh chia cắt, nghèo đói và lạc hậu. Hôm nay Thailand cũng không ngần ngại bộc lô sư thiên vị của chính phủ ThaiLand với TQ. Thailand không ngừng tuyên bố đứng ngoài vụ tranh chấp Biển Đông đúng theo mong muốn và yêu cầu của TQ.
Trong lúc đó Cam Bốt, ngoài khỏan mậu dịch dịch song phương với TQ nhiều tỷ Đô la, Cam bốt còn bị TQ chi phối, mua chuộc bằng những khoản viện trợ dồi dào không điều kiện đính kèm như tôn trọng nhân quyền hay kiến tạo dân chủ. Cho nên không ai ngạc nhiên, trong kỳ họp Thượng đỉnh ASEAN hồi tháng tư vừa qua tại Phnom Penh, Cam Bốt lấy tư cách chủ tịch luân phiên ASEAN đã loại vấn đề Biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự của hội nghị này. Ai cũng biết ý kiến “không bàn đến vấn đề tranh chấp tại Biển Đông tại các hội nghị ASEAN” phát xuất từ Bắc Kinh. Hơn nữa, từ thời Khmer Rouge đến thời Hun Sen hiện nay, trong quan hệ với ViệtNam, Cam bốt luôn luôn là kẻ sớm đầu tối đánh”.
Thông tấn Tân Hoa Xã cho hay là Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton, sẽ tham dự Thượng đỉnh Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN tại Phnom Penh sau khi Bà ghé Hanội hai ngày 10-11 tháng 7-2012. Được biết buổi họp Diễn Đàn An Ninh Khu Vực ASEAN tại Phnom Penh được tổ chức tại Cung Hòa Bình-Peace Palace-doTrung Quốc xây tặng trị giá 20 triệu USD. Cách đây mấy năm, khi Cung Hòa Bình này được hoàn tất liền bị Thủ tướng Hun Sen chỉ trich và tố cáo TQ đặt máy ghi âm trong tường tại các phòng của Cung Hòa Bình để theo dõi mọi cuộc hội họp trong tương lai. Không hiếu đến nay, các thiết bị ghi âm này đã tháo hết chưa.
Đó là những chỉ dẫn cho chúng ta thấy TQ đã thao túng cộng đồng ASEAN, thâm sâu đến mức độ nào.
Chúng ta thử theo dõi và chờ xem những gì sẽ xẩy ra trong những ngày sắp tới tại Diễn Dàn An ninh khu vực ASEAN dưới sư hiện diện của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton. Đây là cơ hội tốt để cho ViệtNam đo lường ảnh hưởng của TQ và Mỹ trên tổ chức ASEAN, ai mạnh hơn ai? ./.
http://phamvietdao2.blogspot.com.es/2012/07/meo-nao-can-miu-nao-tai-hoi-nghi-ngoai.html
Thai tung sat canh voi VNCH chong cs thoi chien tranh.
Trả lờiXóaThai ko sat bien Dong nen co giu trung lap.
VN tranh chap voi Thai tk 18 19 o Kmer va Lao. Nhung ho ko coi ai la ke thu truyen kiep, Thai hien hoa khon ngoan hon VN hieu chien nhieu lam.